Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

     - Kiến thức: Biết được vai trò dinh dưỡng của các chất đạm, béo, đường bột, vitamin đối với cơ thể.

     - Kỹ năng: Biết nên ăn những loại thực phẩm nào để có chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động và phát triển.

     - Nguồn thực phẩm và nước trong thiên nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.

     - Thái độ: Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.

II. Chuẩn bị:

        - Thầy:  Tranh ảnh từ hình 3.1 à 3.7

                              Vật thật: cá, thịt, rau, củ (nếu có).

       - Trò: Tìm hiểu bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Giới thiệu: (5’)

Cơ thể chúng ta sở dỉ hoạt động và phát triển được là do các chất dinh  dưỡng từ nguồn thức ăn cung cấp. Vì thế chúng ta rất cần đến chất dinh dưỡng.

doc 5 trang Khánh Hội 18/05/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn: 17/12/2018
Tuần: 20
Tiết: 39
Chương III. 
NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 15: 
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (T1)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Biết được vai trò dinh dưỡng của các chất đạm, béo, đường bột, vitamin đối với cơ thể.
 - Kỹ năng: Biết nên ăn những loại thực phẩm nào để có chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động và phát triển.
 - Nguồn thực phẩm và nước trong thiên nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
 - Thái độ: Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Tranh ảnh từ hình 3.1 à 3.7
	 Vật thật: cá, thịt, rau, củ (nếu có).
 - Trò: Tìm hiểu bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu: (5’)
Cơ thể chúng ta sở dỉ hoạt động và phát triển được là do các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn cung cấp. Vì thế chúng ta rất cần đến chất dinh dưỡng.
* Trình bày:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (32’) Tìm hiểu vai trò, nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng
? Qua sự hiểu biết, em hãy cho biết có những chất dinh dưỡng nào?
- Treo hình 3.2
? Cho biết chất đạm có từ những loại thực phẩm nào?
? Cho biết chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
- Treo hình 3.4
- Quan sát hình và cho biết chất đường bột có trong những thực phẩm nào?
? Thực phẩm nào chứa tinh bột là phần chính?
? Thực phẩm nào chứa đường là thành phần chính?
? Nêu chức năng dinh dưỡng của chất đường bột.
? Hãy phân tích hình 3.5
- Treo hình 3.6
? Hãy quan sát hình biết chất béo có trong những loại thực phẩm nào?
? Hãy sắp xếp: Chất béo động vật, chất béo thực vật.
- Dựa vào nội dung SGK cho biết chức năng dinh dưỡng của chất béo.
- Treo hình 3.7
- Quan sát hình và cho biết có những nhóm sinh tố nào?
? Cho biết nguồn gốc của các nhóm sinh tố?
? Chức năng cần thiết của sinh tố đối với cơ thể như thế nào?
* Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
* GDMT: -Nguồn thực phẩm và nước trong thiên nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
- Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
- Từ thực tế trả lời
- Quan sát tranh hình SGK
- Trả lời: cá, thịt, trứng
- Trả lời theo SGK
- Quan sát hình
- Trả lời: Khoai, bột, bánh mì
- Trả lời: gạo, khoai, bánh mì, bột,
- Trả lời: kẹo, mật ong, mía.
- Trả lời theo SGK.
- Nêu ví dụ
- Phân tích hình
- Quan sát hình
- Trả lời: Mỡ, phomai, bơ, dầu ăn
- Sắp xếp theo chất béo động vật, thực vật
- Trả lời theo SGK.
- Quan sát hình.
- Trả lời: Sinh tố A, B, C, D, E, X
- Trả lời theo SGK.
- Trả lời theo sơ đồ SGK.
I. Vai trò của chất dinh dưỡng:
1. Chất đạm ( Protein)
a. Nguồn cung cấp:
+ Đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa,
+ Đạm thực vật: đậu nành
b. Chức năng dinh dưỡng:
(SGK)
2. Chất đường bột:
a. Nguồn cung cấp:
+ Tinh bột là thành phần chính gạo, khoai, bánh mì, bột,
+ Đường là thành phần chính kẹo, mật ong, mía.
b. Chức năng dinh dưỡng:
(SGK)
3. Chất béo: (Lipit)
a. Nguồn cung cấp:
+ Chất béo động vật: mở, phomai
+ Chất béo thực vật: bơ, dầu ăn.
b. Chức năng dinh dưỡng:
(SGK)
4. Sinh tố: (Vitamin)
- Gồm các nhóm sinh tố: A, B, C, D, E, X, Pp,
a. Nguồn cung cấp: (SGK)
 - Sinh tố A, B, C, D
b. Chức năng dinh dưỡng: (SGK)
4. Củng cố: (4’)
 - Có những loại chất dinh dưỡng nào?
 - Hãy cho biết nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, béo, đường bột.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài và xem phần 5,6, 7(Chất khoáng, nước, chất xơ).
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:..
Ngày soạn: 17/12/2018
Tuần: 20
Tiết: 40
BÀI 15: 
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (T2)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Biết được nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của nước và chất xơ.
 - Kỹ năng: Hiểu cách phân nhóm thức ăn để có thể thay đổi món ăn từng ngày.
 - Thái độ: Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Hình 3.9
	Ví dụ về cách thay thế thức ăn.
 - Trò: Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Cho biết nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, béo, chất đường bột?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu: (2’) Các chất dinh dưỡng được phân ra thành nhóm để thuận tiện cho người nội trợ và dễ dàng thay đổi món ăn từng ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 Hoạt động 1:(14’) Tìm hiểu vai trò, nguồn cung cấp chất khoáng 
- Quan sát hình 3.8 và cho biết có những chất khoáng nào có trong thực phẩm?
- Liệt kê từng loại thành phẩm cung cấp từng loại khoáng chất?
? Nêu chức năng dinh dưỡng của chất khoáng?
- Trả lời: Tôm, cua, ốc, sò
- Liệt kê thực phẩm cung cấp từng loại chất.
- Trả lời theo SGK.
5. Chất khoáng:
- Gồm: sắt, I ốt, Can xi,
a. Nguồn gốc:
- Động vật: Tôm, cua, sò
- Thực vật: Bông cải. đậu que..
b. Chức năng dinh dưỡng: (SGK)
* Hoạt Động 2: (14’)Tìm hiểu chức năng dinh dưỡng của nước và chất xơ.
? Nước phải là chất dinh dưỡng không?
? Nước vào cơ thể ta qua những đường nào? (ăn, uống,)
? Nước có vai trò như thế nào với đời sống con người?
? Gọi học sinh đọc phần “ Có thể em chưa biết” để minh họa vai trò của nước.
? Hãy giải thích về sự điều hòa thân nhiệt của nước? (Thoát mồ hôi).
? Chất xơ là phần nào của thực phẩm?
? Chất xơ có nhiều trong những thực phẩm nào? (Rau, bưởi, táo,)
* GDMT: -Nguồn thực phẩm và nước trong thiên nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
- Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
- Trả lời: không, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
- Trả lời: (ăn, uống,)
- Trả lời: - Là thành phần chủ yếu của cơ thể.
- Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất.
- Điều hòa thân nhiệt.
- Đọc nội dung SGK
- Giải thích
- Trả lời: (Thoát mồ hôi).
- Trả lời: rau, bưởi
- Trả lời: (Rau, bưởi, táo,)
6. Nước:
- Là thành phần chủ yếu của cơ thể.
- Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất.
- Điều hòa thân nhiệt.
7. Chất xơ:
- Là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được.
4. Củng cố: (5’)
 ? Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất khoáng?
 ? Nước và chất xơ có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người? 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài và xem trước phần III “Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể”
IV. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
 Châu Thới, 20/12/2018.
 Trình kí,
 ..
 .
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thi.doc