Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

           - Sau bài học học sinh cần:

         + Kiến thức:  Biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.

         + Kỹ năng: Thông quan thử nghiệm, nhận biết một số  loại vải thường dùng.

    + Thái độ: Cần có thái độ  bảo quản, giữ gìn các sản phẩm bằng vải.

II. Chuẩn bị:

           - Thầy: + Chuẩn bị một số mẫu vải để thử nghiệm.

                        + Bật lửa, băng vải nhỏ.

           - Trò:  + Đọc và tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Cho biết tính chất và nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?

3. Nội dung bài mới:

* Giới thiệu: 1’ Chúng ta đã biết được tính chất của 2 loại vải sợi đã học và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng người ta sản xuất ra một loại vải thứ 3 đó là vải pha, vải pha mang nhiều ưu điểm.

doc 6 trang Khánh Hội 18/05/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Giáo án công nghệ 6
Tuần: 2
Tiết: 3
Ngày soạn: 14/8/2018
 BÀI 1: CÁC LOẠI VẢI 
THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
 ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Sau bài học học sinh cần:
 + Kiến thức: Biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.
 + Kỹ năng: Thông quan thử nghiệm, nhận biết một số loại vải thường dùng.
 + Thái độ: Cần có thái độ bảo quản, giữ gìn các sản phẩm bằng vải.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: + Chuẩn bị một số mẫu vải để thử nghiệm.
	 + Bật lửa, băng vải nhỏ.
	- Trò: + Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Cho biết tính chất và nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: 1’ Chúng ta đã biết được tính chất của 2 loại vải sợi đã học và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng người ta sản xuất ra một loại vải thứ 3 đó là vải pha, vải pha mang nhiều ưu điểm.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 3: (16’) Vải sợi pha
Tìm hiểu vải sợi pha.
? Cho biết nguồn gốc của vải sợi pha?
- Phân tích è Học sinh nắm
(Ngày nay áp dụng công nghệ tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã có biện pháp làm giảm độ nhàu của sợi thiên nhiên và phát triển độ thoáng mát của vải hóa học bằng cách kết hợp 2 loại sợi này để dệt nên vải pha)
? Cho biết tính chất vải sợi pha?
? Yêu cầu đọc ví dụ SGK.
 Giáo án: Công nghệ 6
- Nhận xét, kết luận.
Trả lời: Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha được dệt từ 2 loại sợi khác nhau.
- Lắng nghe
- Trả lời: Mang ưu điểm của các loại sợi thành phần.
- Đọc
- Thảo luận làm theo tổ.
- Trình bày.
- Mang vải ra.
- Làm thử nghiệm theo hướng dẫn.
- Phân biệt vải.
- Quan sát.
a. Nguồn gốc:
Vải sợi pha được dệt bằng cách kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành.
b. Tính chất:
Mang ưu điểm của các loại sợi thành phần.
* Ví dụ: (SGK)
 * Hoạt Động 2: (17’)
 Thử nghiệm để phân loại vải.
1.Điền tình chất của một số loại vải.
? Nhắc lại tính chất của 3 loại vải?
? Hãy điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1 SGK.
- Nhận xét, kết luận.
- Mang vải đã chuẩn bị ra.
- Hướng dẫn thao tác: Vò vải (xem độ nhàu) đốt sợi vải (xem độ vụn của tro).
à Kết luận.
- Giới thiệu những băng vải nhỏ (có ghi thành phần sợi vải).
(Băng vải này thường đính ở bâu cổ áo, lưng quần).
- Đọc mẫu.
Những băng vải có ghi từ hai thành phần trở lên là vải pha.
? Hãy đọc thành phần vải ở SGK.
? Đọc băng vải mà em đã chuẩn bị?
à Nhận xét, hướng dẫn đọc đúng.
* Lưu ý học sinh:Khi làm thử nghiệm cần xử lí các mảnh vải đã thử nghiệm đúng nơi qui định
II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải: 
2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải:
- Vò vải.
- Đốt sợi vải.
à Kết luận.
3. Đọc thành phần vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo, quần. 
 ( SGK)
4. Củng cố: (3’)
 - Đọc “ ghi nhớ” và “ Có thể em chưa biết” SGK.
 - Nêu nguồn gốc, tính chất vải sợi pha.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (3’)
 - Đọc và tìm hiểu bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T1).
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:	
 2. HS:	
 Giáo án: công nghệ 6.
Tuần: 2
Tiết: 4
Ngày soạn: 14/8/2018
 BÀI 2: 
LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T1)
I. Mục tiêu:
	- Sau bài học học sinh biết:
	+ Kiến thức : Cách lựa chọn trang phục phù hợp
	+ Kỹ năng : Vận dụng may mặc phù hợp với bản thân, người thân
	+ Thái độ : Yêu thích, quý trang phục của mình, tiết kiệm trong may mặc
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: + Tranh ảnh liên quan đến trang phục
	 +Bảng phụ có ghi nội dung lựa chọn SGK.
	- Trò: Xem bài, liên hệ thực tế.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nêu nguồn gốc, tính chất vải sợi pha? Đọc một mẫu ghi thành phần vải.
3.Nội dung bài mới:
* Giới thiệu:1’
- Ai cũng có nhu cầu về mặc, nhưng mặc như thế nào đề thể hiện nét đẹp của bản thân và tiết kiệm đó mới là điều quan trọng
* Trình bày:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nôi dung cơ bản
* Hoạt động 1: (12’) Tìm hiểu trang phục và chức năng của trang phục
Tìm hiểu trang phục và chức năng của trang phục.
? Trang phục là gì?
? Theo từng thời kì sự phát triển của trang phục như thế nào?
- Nhận xét, kết luận.
( Thời đại nguyên thủy trang phục chỉ là vỏ cây, lá cây, rất thô sơ. Ngày nay nền văn minh của xã hội kéo theo nhu cầu may mặc của con người tăng và kiểu mốt đa dạng hơn,).
- Trả lời: Gồm áo quần và các vật dụng đi kèm như: mũ, tất 
- Trả lời: đa dạng và phong phú.
- Quan sát, trả lời
I. Trang phục và chức năng của trang phục:
1. Trang phục là gì?
- Trang phục gồm có:áo quần và các vật dụng đi kèm như: mũ, tất, giày, túi xách,
 Hoạt động 2: (10’) Các loại trang phục:
Tìm hiểu các loại trang phục 
? Trang phục được phân thành những loại nào?
 Giải thích từng loại trang phục?
? Hãy quan sát hình 1.4 SGK nêu tên và công dụng của từng loại trang phục?
- Nhận xét, kết luận.
* Liên hệ: Mô tả ngành y, ngành nấu ăn
- Trả Lời: theo giới tính, theo công dụng, theo thể thao
- Quan sát, nêu công dụng từng loại trang phục.
- Mô tả
- Trả Lời: theo giới tính, theo công dụng, theo thể thao
- Quan sát, nêu công dụng từng loại trang phục.
- Mô tả
 * Hoạt động 3: (10’) Chức năng của trang phục
Tìm hiểu chức năng của trang phục.
? Khi thời tiết lạnh ta hay mặc áo dày. Vì sao?
? Trang phục có chức năng gì?
? Cho ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường?
- Yêu cầu học sinh làm bài tình huống SGK.
? Theo em thế nào là mặc đẹp. Vì sao?
- Nhận xét, kết luận.
GDMT: - Trang phục bảo vệ tránh tác hại của môi trường.
- Trang phục làm đẹp cho con người, làm đẹp môi trường sống của con người.
- Thảo luận
- Trả lời: bảo vệ cơ thể
- Trả lời: bảo vệ và làm đẹp
- Cho ví dụ
- Làm bài
- Trình bày
- Trả lời: phù hợp vóc dáng, lứa tuổi.
3. Chức năng của trang phục:
a. Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.
b. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
4. Củng cố: 3’
	- Trang phục là gì? Nêu chức năng của trang phục.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (3’)
	- Học bài và xem phần II “LỰA CHỌN TRANG PHỤC”
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:	
 2. HS: 	
Trình kí,	
	Châu Thới, 16/08/2018.
Trình kí,
..
..
 Trình kí.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.doc