Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

           - Học sinh cần nắm:

           + Kiến thức: Biết được nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

          + Kỹ năng: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp.

           + Thái độ: Vận dụng vào việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

II. Chuẩn bị:

     - Thầy:  + Tranh ảnh nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp.

     - Trò: Đọc tìm hiểu bài.

III. Các bước lên lớp:

       1. Ổn định lớp: (1’)

       2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

       - Thu bài thực hành số 9

      3. Nội dung bài mới:

* Giới thiệu: ( 2’)

- * Trình bày:

     Ai cũng muốn được ở trong ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp. Sự sạch sẽ ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, giữ được sức tốt, đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

doc 6 trang Khánh Hội 18/05/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn: 23/10/2017
Tuần: 12 
Tiết: 23
BÀI 10: 
 GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP.
I. Mục tiêu:
	- Học sinh cần nắm:
	+ Kiến thức: Biết được nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
 + Kỹ năng: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp.
	+ Thái độ: Vận dụng vào việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Tranh ảnh nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp.
 - Trò: Đọc tìm hiểu bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 - Thu bài thực hành số 9
 3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: ( 2’)
- * Trình bày:
 Ai cũng muốn được ở trong ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp. Sự sạch sẽ ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, giữ được sức tốt, đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: ( 15’) Tìm hiểu nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
? Qua hình 2.8 và 2.9, em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh?
? Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
? Thế nào là nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh?
? Kết luận.
* Tích hợp môi trường: quét dọn nhà ở sạch sẽ giúp môi trường sống thoải mái, đảm bảo sức khỏe.
- Quan sát.
- Trả lời: là nhà luôn sạch sẽ, không có rác...
- Trả lời: Là nhà có rác, bụi, không ngăn nắp...
I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
- Là nhà sạch sẽ, ngăn nắp, đồ dạc để đúng nơi qui định...
* Hoạt động 2: ( 14’) Tìm hiểu giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
? Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đã ảnh hưởng như thế nào đến nhà ở?
? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?
Cần làm những công việc gì?
Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
? Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
* Tích hợp môi trường: Giữ gìn nhà ở giúp môi trường sạch sẽ đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian, làm tăng vẻ đẹp, tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Nhắc nhở học sinh: giữ gìn nhà ở sach sẽ và ngăn nắp. 
- Trả lời: Ảnh hưởng của thiên nhiên: lá cây, bụi...ảnh hưởng do các sinh hoạt cuar con người như nghỉ, ngủ, nấu ăn...)
- Trả lời: - Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
- Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết.
- Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
- Trả lời: Giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng,...
- Trả lời: Quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà, lau nhà....
- Trả lời: Ít tốn thời gian và hiệu quả tốt hơn.
- Trả lời: Lau chùi, quét dọn,
II- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
 1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
- Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
- Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết.
- Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
a. Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?
- Giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng,...
b. Cần làm những công việc gì?
- Quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà, lau nhà....
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
- Ít tốn thời gian và có hiệu quả tốt hơn.
4. Củng cố: ( 5’)
 - Học sinh “ Ghi nhớ” SGK
 - Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
 - Em phải làm gì để giữ nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Học bài.
 - Đọc tìm hiểu bài 11.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
Ngày soạn: 23/10/2017.
Tuần: 12 
Tiết: 24
BÀI 11: 
 TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT (T1)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh cần nắm:
	+ Kiến thức: Công dụng và cách trang trí tranh ảnh và gương.
 + Kỹ năng: Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
	+ Thái độ: Vận dụng trang trí nhà ở, phòng ở.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Tranh ảnh về tranh ảnh và gương.
 - Trò: Đọc tìm hiểu bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
- Em phải làm gì để giữ nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp?
 3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: ( 2’)
- Tranh ảnh và gương,làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở và có tác dụng cho mát tạo sự thoải mái cho con người.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: ( 15’) Tìm hiểu công dụng, cách chọn tranh ảnh, trang trí.
? Cho biết công dụng của tranh ảnh?
? Cần chọn tranh ảnh như thế nào?
? Nếu tường màu kem, cửa gỗ màu nâu sẫm em chọn tranh ảnh như thế nào?
(Vàng nhạt, vàng nâu)
? Kích thước tranh ảnh như thế nào?
- Quan sát hình 2.11 cho biết cách trang trí tranh ảnh như thế nào?
? Cho biết vị trí treo tranh?
? Độ cao?
? Hình thức?
* Nhà em trang trí tranh ảnh như thế nào?
- Trả lời: 
+ Trang trí tường nhà.
- Kết luận: 
- Trả lời: Tùy ý thích chủ nhân và điều kiện kinh tế gia đình.
- Trả lời: vàng nhạt, màu nâu
- Trả lời: 
- Bức tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ, nhiều bức tranh nhỏ ghép lại treo ở khoảng tường rộng.
- Quan sát
- Trả lời theo SGK.
- Trả lời:
I. Tranh ảnh:
1. Công dụng:
+ Trang trí tường nhà.
2. Cách chọn tranh ảnh:
 a. Nội dung tranh ảnh:
Tùy ý thích chủ nhân và điều kiện kinh tế gia đình.
b. Màu sắc tranh ảnh:
Phù hợp với màu tường và màu đồ đạc.
c. Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường.
- Bức tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ, nhiều bức tranh nhỏ ghép lại treo ở khoảng tường rộng.
3. Cách trang trí tranh ảnh (SGK)
* Hoạt động 2: ( 14’) Tìm hiểu công dụng gương.
? Gương là gì? 
? Cho biết công dụng của mành?
? Cách treo gương như thế nào?
* Nhà em treo gương ở vị trí nào?
* Tích hợp môi trường: - Biết sử dụng đồ vật trong nhà làm đẹp cho nhà ở. 
-Trang trí một số đồ đạc tạo vẻ đẹp cho môi trường xung quanh nhà ở.
- Trả lời: Dùng để soi và trang trang trí.
- Trả lời: 
- Dùng để soi và trang trang trí.
- Tăng vẻ đẹp nhà ở
- Trả lời: treo trên tràng kỉ, ghế dài...
II. Gương:
1. Công dụng:
- Dùng để soi và trang trang trí.
- Tăng vẻ đẹp nhà ở
2. Cách treo gương:
treo trên tràng kỉ, ghế dài...
4. Củng cố: ( 5’)
 - Cho biết công dụng của tranh ảnh và cách trang trí như thế nào?
 - Nêu công dụng của gương? Cách treo gương như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài.
 - Đọc tìm hiểu phần III và phần IV.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
 Châu Thới, 25/10/1017.
 Trình kí,.
 ...
 ...

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_12_nam_hoc_2017_2018_truong_thi.doc