Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

     - Kiến thức: Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.

     - Kỹ năng: Biết vận dụng vào sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực nhà ở.

     - Thái độ: Có thái độ giữ gìn ngăn nắp và bố trí khu vực cho nhà ở hợp lý.

         + Nhà ở bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.

II. Chuẩn bị:

      - Thầy:  + Tranh ảnh về việc bố trí khu vực nhà ở, đồ đạc cho từng khu vực

      - Trò: đọc và tìm hiểu bài ở nhà.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

   Nhận xét bài kiểm tra một tiết.

3. Nội dung bài mới:

* Giới thiệu: (2’)

Nhà ở là  mái ấm gia đình, là nơi mà các thành viên trong gia đình sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, học tập,…Vì vậy cần phải sắp xếp đồ đạc trong nhà như thế nào để mọi người đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

doc 5 trang Khánh Hội 18/05/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn: 8/10/2017
Tuần: 10
Tiết: 19
BÀI 8: SẮP XẾP HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
 - Kỹ năng: Biết vận dụng vào sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực nhà ở.
 - Thái độ: Có thái độ giữ gìn ngăn nắp và bố trí khu vực cho nhà ở hợp lý.
 + Nhà ở bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Tranh ảnh về việc bố trí khu vực nhà ở, đồ đạc cho từng khu vực
 - Trò: đọc và tìm hiểu bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Nhận xét bài kiểm tra một tiết.
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: (2’)
Nhà ở là mái ấm gia đình, là nơi mà các thành viên trong gia đình sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, học tập,Vì vậy cần phải sắp xếp đồ đạc trong nhà như thế nào để mọi người đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (16’)Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 21.
? Vì sao con người cần nhà ở hãy nêu những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên đối với con người? Những ảnh hưởng của xã hội đối với con người?
? Nhà ở đáp ứng được những nhu cầu gì trong đời sống con người?
à Kết luận.
- Quan sát hình vẽ ( khai thác từng hình nhỏ)
- Trả lời: Nhà ở là nơi trú ngụ của con người do đó chúng ta cần nhà ở.
- Ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như mưa, gió, bão,
- Trả lời: nhu cầu vật chất và tinh thần.
I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
- Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên.
- Nhà ở là nơi đáp ứng về nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần.
* Hoạt động 2: ( 13’)Tìm hiểu cách bố trí và sắp xếp đồ đạc trong nhà ở.
a. Phân chia các khu vực trong nơi ở của gia đình.
?Trong nhà thường có các khu vực nào?
? Các khu vực trên được sắp xếp như thế nào ở nhà em?
? Khu vực ăn uống có thể bố trí ở khu vực nào? (Phòng khách của nhà bếp)
? Chỗ thờ cúng thường đặt ở đâu? Vì sao?
? Khu vực tiếp khách, sinh hoạt chung có những đồ đạc nào?
? Khu vực bếp có các đồ đạc nào?
- Gọi học sinh lên sắp xếp các khu vực trong nhà bằng hình thức xếp khu vực theo thứ tự nhà trước ra sau.
à Nhận xét. (Trong từng khu vực sẽ có những đồ đạc của từng khu vực đó.)
* Ở nhà em các khu vực sinh hoạt trên được bố trí như thế nào?
*Tích hợp môi trường: Sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo cho môi trường sống trong sạch, thoải mái và thuận tiện.
- Trả lời: chỗ thờ cúng, nơi tiếp khách, phòng ngủ, nhà bếp
- Trả lời: chỗ thờ cúng bố trí nơi trang trọng, phòng ngủ nghỉ bố trí nơi yên tĩnh
- Trả lời: khu vực ăn uống bố trí gần bếp.
- Trả lời: chỗ thờ cúng thường đặt trên giá gắn vào tường. Vì thể hiện sự trang trọng.
- Trả lời: bàn, tủ
- Trả lời: bàn ăn, tủ lạnh, tủ cất giữ thực phẩm.
- Học sinh lên bảng sắp xếp.
- Trả lời: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng.
II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở:
1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình:
- Chỗ thờ cúng
- Nơi tiếp khách
- Phòng ngủ nghỉ
- Nhà bếp
- Nơi ăn uống
- Khu vệ sinh
- Nhà kho
- Chỗ để xe
4. Củng cố: (5’)
 - Cho biết vai trò của nhà ở?
 - Vì sao phải sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: ( 3’)
 - Quan sát, tìm hiểu các kiểu nhà ở các khu vực, dân tộc khác nhau.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:.
 2. HS:.
Ngày soạn: 8/10/2017
Tuần: 10
Tiết: 20
BÀI 8: SẮP XẾP HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Biết được các kiểu nhà ở đặc trưng từng vùng miền.
	- Kỹ năng: Hiểu được phần nào về phong tục về cách bố trí nhà ở của các vùng khác nhau.
	- Thái độ: Có ý thức tôn trọng phong tục của các vùng khác nhau.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: 
+ Tranh ảnh về kiểu nhà ở của các vùng khác nhau.
+ Cách bố trí đồ đạc bên trong nhà ở.
	- Thầy: đọc và tìm hiểu.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Cho biết vai trò của nhà ở?
- Nhà ở hẹp có cần sắp xếp đồ đạc hợp lí không? Vì sao?
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: ( 2’) Cách sắp xếp, bố trí khu vực trong nhà ở của các vùng miền khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua một số ví dụ của bài.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: ( 19’) Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
? Từng khu vực cần được sắp xếp đồ đạc như thế nào là hợp lý?
? Tại sao cần sắp xếp đồ đạc hợp lý?
? Nhà chật cần chú ý sắp xếp đồ đạc như thế nào?
? Khi kê đồ đạc cần lưu ý những điều gì?
* Ở nhà em các khu vực sinh hoạt trên được bố trí như thế nào?
- Trả lời: gọn gàng, ngăn nắp.
- Trả lời: công việc tiến hành trôi chảy và khoa học.
- Trả lời:
- Trả lời: cần sử dụng bình phong, tủ, kệ phân chia khu vực.
- Kê đồ đạc chừa lối đi.
- Trả lời: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng.
2. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở:
* Hoạt động 2: ( 10’) Tìm hiểu về nhà ở nông thôn.
- Yêu cầu đọc nội dung SGK (nhà ở đồng bằng Bắc Bộ).
? Cho biết đặc điểm của nhà ở đồng bằng Bắc Bộ như thế nào?
(Được cắt có 2 ngôi nhà: nhà chính và nhà phụ).
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung về nhà ở đồng bằng sông Cửu Long.
? Cho biết nhà ở đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?
? Để thích nghi với đặc điểm địa lí nhà ở còn được cắt như thế nào?
(Nhà trên cọc, trên è, trên gò cao).
- Hãy mô tả nhà ở của gia đình em? Thuộc khu vực nào?
* Sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện.
* Ở địa phương, nơi các em đang cư trú thuộc loại hình nhà nào?
- Đọc nội dung
- Trả lời: được cắt 2 ngôi nhà: nhà chính và nhà phụ.
- Đọc nội dung
- Trả lời: nhà sàn, nhà gạch ngói tương đối chắc chắn.
- Trả lời: (Nhà trên cọc, trên è, trên gò cao).
- Quan sát hình SGK
- Trả lời: nhà ở nông thôn ( mô tả: nhà chính và nhà phụ)
- Trả lời: Nhà ở nông thôn.
3. Một số ví dụ về bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở Việt Nam
a. Nhà ở nông thôn:
- Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ (SGK)
- Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long ( SGK)
 4. Củng cố: ( 5’)
- Cho biết nhà ở nông thôn có đặc điểm gì?
- Ở nhà em đồ đạc được sắp xếp như thế nào cho hợp lí để tạo môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện.
- Đọc “ ghi nhớ” SGK.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: ( 3’)
	- Học bài.
 - Chuẩn bị bài thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:...
 2. HS:...
 Châu Thới, 12/10/2017.
 Trình kí,
 ..
 ..
 ..
 ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_10_nam_hoc_2017_2018_truong_thi.doc