Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

   - Sau bài học học sinh cần:

          + Kiến thức: Nắm được vai trò và mục tiêu của kinh tế gia đình.

          + Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

          + Thái độ: Yêu thích môn học và có thái độ học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị:

           - Thầy:  + Tranh ảnh liên quan đến môn dạy.

                        + Hình ảnh giới thiệu các phân mon trong kinh tế gia đình.

           - Trò: Đọc và tìm hiểu nội dung SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

  a. Giới thiệu bài: ( 5’) Nêu lại mục tiêu bài học.

  b. Trình bày:

 

 

doc 9 trang Khánh Hội 18/05/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn: 7/8/ 2018.
BÀI: MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu:
 - Sau bài học học sinh cần:
 + Kiến thức: Nắm được vai trò và mục tiêu của kinh tế gia đình.
 + Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
 + Thái độ: Yêu thích môn học và có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: + Tranh ảnh liên quan đến môn dạy.
	 + Hình ảnh giới thiệu các phân mon trong kinh tế gia đình.
	- Trò: Đọc và tìm hiểu nội dung SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
 a. Giới thiệu bài: ( 5’) Nêu lại mục tiêu bài học.
 b. Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Giới thiệu: Trong cuộc sống con người cần có các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc, Môn học “ Kinh tế gia đình” phần nào góp phần hình thành những kiến thức cơ bản cho học sinh một số lĩnh vực liên quan đến đời sống của con người.
- Lắng nghe
* Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
? Gia đình là gì?
? Mỗi thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm như thế nào để góp phần cải thiện đời sống kinh tế gia đình?
→ Kết luận.
- Trả lời: Gia đình là nền tảng của xã hội.
- Bổ sung: tạo ra nguồn thu nhập.
I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình:
- Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm.
- Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả để đảm bảo cuộc sống gia đình.
* Hoạt động 2: ( 15’) Tìm hiểu mục tiêu của chương trình Công nghệ phân môn “ Kinh tế gia đình
? Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 là gì?
? Về kiến thức cần biết những nội dung gì?
→ Nhận xét, kết luận.
? Về kỹ năng học sinh được rèn luyện những gì?
→ Nhận xét, kết luận.
? Cần có thái độ học tập như thế nào để đạt kết quả tốt theo yêu cầu của môn học?
→ Nhận xét, kết luận.
- Trả lời
- Đọc nội dung sách giáo khoa
- Trả Lời: may mặc, trang trí nhà ở
- Đọc nội dung sách giáo khoa.
- Trả lời: may một số sản phẩm, cắm hoa, nấu ăn
- Trả lời: tích cực, sáng tạo, say mê
- Bổ sung ý
II. Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 – phân môn kinh tế gia đình:
1. Về kiến thức:
- Biết được một số kiến thức cơ bản liên quan đến cuộc sống.
- Biết quy trình công nghệ tạo nên một số sản phẩm đơn giản.
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
3. Thái độ:
- Say mê, hứng thú học, có ý thức trong lao động, các hoạt động trong gia đình, nhà trường.
 * Hoạt động 3: (5’) Tìm hiểu phương pháp học tập
? Với đặc trưng của môn học càn có phương pháp học như thế nào?
→ Nhận xét, kết luận (Lắng nghe, quan sát, thực hành, sáng tạo, ứng dụng)
? Thế nào là thụ động tiếp thu kiến thức?
? Thế nào là tìm hiểu, phát hiện kiến thức?
→ Nhận xét + giảng giải cho học sinh.
- Suy nghĩ + thảo luận nhóm (2 bạn)
- Trả lời: thụ động sang chủ động.
- Trả lời: ít phát phát biểu xây dựng bài.
- Trả lời: tìm hiểu SGK, phát hiện kiến thức mới.
III- Phương pháp học tập: ( SGK).
4. Củng cố: (3’)
	- Kinh tế gia đình là gì?
	- Trong gia đình cần có những công việc cần làm gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học và soạn bài mới ở nhà: (1’))
	- Đọc và tìm hiểu bài 1 “ Các loại vải thường dùng trong may mặc”– sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV: 
 2. HS: 
 .
Tuần: 1
Tiết: 2
Ngày soạn: 7/8/2018
 BÀI 1: 
CÁC LOẠI VẢI 
THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
 ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Sau bài học học sinh cần:
 + Kiến thức: Biết được nguồn gốc, tính chất vải sợi thiên nhiên và sợi hóa học.
 + Kỹ năng: Dựa và kiến thức, tính chất của vải sợi vận dụng vào cuộc sống.
 + Thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn, trân trọng sản phẩm lao động (thủ công).
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: + Tranh ảnh hình 1.1, 1.2.
	 + Mẫu vải sợi thiên nhiên và hóa học.
	- Trò: Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Phân môn kinh tế gia đình cung cấp những kiến thức gì?
- Là học sinh, em cần có thái độ như thế nào để học môn học này?
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (3’) giới thiệu lại phần mục tiêu bài học.
 ? Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng và phong phú về chất liệu, độ dày mỏng, màu sắc, hoa văn( có mấy loại vải chính?).
 - Dựa vào nguồn gốc sợi dệt, vải được phân thành mấy loại vải chính?
 b. Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Giới thiệu: Các loại vải dùng trong may mặc rất đa dạng và phong phú về chất liệu, độ dày, hoa văn, màu sắc, Vải được chia thành 3 loại thường dùng đó là những loại vải nào? Chúng ta cần tìm hiểu.
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi.
Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi.
a. Vải sợi thiên nhiên: ( 17’)
? Cho biết vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc như thế nào?
* Khi giũ sạch hạt phải đảm bảo nơi sản xuất.
? Thời gian tạo thành nguyên liệu?
? Phương pháp dệt?
- Đưa bộ mẫu vải để học sinh quan sát và nhận biết.
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Bổ sung+ giải thích.
- Cho học sinh thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước trước lớp để quan sát.
? Cho biết vải sợi thiên nhiên có tính chất như thế nào?
* Gọi 1 vài học sinh đọc tính chất của vải trong SGK.
như
* Giải thích thêm: Ngày nay đã có công nghệ xử lí đặc biệt làm cho vải sợi bông, vải tơ tằm: không bị nhàu, tăng giá trị của vải nhưng giá thành cao.
- Nhận xét + giải thích thêm
* Để có nguyên liệu dệt vải con người phải trồng bông đay, nuôi dê, nuôi tằm ..và phải bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như gỗ, than đá, dầu mỏ
b. Vải sợi hóa học: (16’)
? Vải sợi hóa học có nguồn gốc từ đâu?
? Vải sợi hóa học chia làm mấy loại vải
- Nhận xét, kết luận.
- Bổ sung + kết luận.
? Dựa vào hình hãy hoàn thành phần điền vào chỗ trống sách giáo khoa (4 phút)
- Cho học sinh thảo luận nhóm để điền nội dung và ghi nội dung lên bảng.
- Nhận xét, kết luận.
- Giải thích thêm quá trình sản xuất sợi hóa học.
- Sản xuất sợi hóa học nhờ có máy móc hiên đại nên rất nhanh chóng.
- Nguyên liệu gỗ, tre, nứa rất dồi dào và giá rẻ. Vì vậy vải sợi hóa học được sử dụng nhiều trong may mặc.
- Làm thử nghiệm chứng minh ( đốt sợi vải, vò vải)
- Khi làm thử nghiệm chú ý vệ sinh sạch nơi làm thử nghiệm.
? Vì sao vải sợi hóa học được sử dụng nhiều trong may mặc?
- Nhận xét + kết luận.
- Nguyên liệu gỗ, tre, nứa rất dồi dào và giá rẻ. Vì vậy vải sợi hóa học sử dụng nhiều trong may mặc.
- Làm thử nghiệm chứng minh ( đốt sợi vải, vò vải)
- Khi làm thử nghiệm chú ý vệ sinh sạch nơi làm thử nghiệm.
? Vì sao vải sợi hóa học được sử dụng nhiều trong may mặc?
- Nhận xét + kết luận.
- Nguyên liệu gỗ, tre, nứa rất dồi dào và giá rẻ. Vì vậy vải sợi hóa học sử dụng nhiều trong may mặc.
? Nêu tính chất của vải hóa học?
Lưu ý học sinh: Tính chất đặc trưng của vải sợi hóa học là bền, đẹp, không nhàu, không hút ẩm nên mặc bí, nóng nực.
*Tích hợp môi trường: Để có nguyên liệu dệt vải con người phải trồng bông, đay.nuôi dê...phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, than đá, dầu mỏ...
- Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa
- Đọc nội dung 1 ở sách giáo khoa
- Trả lời: + Động vật: Con tằm, vịt, lạc đà
+ Thực vật: cây bông, lanh, đay, gai
- Trả lời: Thời gian tạo thành nguyên liệu lâu.
- Trả lời: phương pháp dệt: dệt thoi, dệt kim.
- Quan sát
- Quan sát cách làm thử nghiệm.
- Trả lời: có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát.
- Đọc nội dung sách giáo khoa
- Trả lời: gỗ, tre, nứa, than đá, dầu mỏ,..
- Chia làm 2 loại.
- Quan sát.
- Thảo luận
- Trình bày: hình 1.2a.
- Hình 1.2b.
- Thảo luận nhóm:
- Đại diện nhóm trình bày.
1. nhân tạo và tổng hợp.
2. visco, axetat, của gỗ tre, nứa, nilonthan đá.
- Quan sát kết quả.
- Ghi tính chất vào vở.
- Trả lời: giá rẻ.
- Bổ sung: nguyên liệu rất dồi dào.
I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi:
1. Vải sợi thiên nhiên:
a. Nguồn gốc:
- Được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
b. Tính chất:
 - Có độ hút ẩm cao.
 - Mặc thoáng mát.
 - Dễ bị nhàu.
 - Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan.
2. Vải sợi hóa học
a. Nguồn gốc:
- Được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, nứa, dầu mỡ, than đá.
b. Tính chất:
Vải sợi nhân tạo.
Vải sợi tổng hợp.
4. Củng cố: 3’
	- Cho biết nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?
	- So sánh tính chất của hai loại vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?
5. Hướng dẫn học sinh tự học và soạn bài mới ở nhà: (1’)
 - Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị:
	+ Mẫu vải.
	+ Băng vải đính ở áo, quần may sẵn.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:..
 2. HS:..
 Châu Thới, 10/08/2018
 TRÌNH KÍ,
 .
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_truong_thi.doc