Giáo án Công nghệ Khối 7 - Tiết 24: Thức ăn của động vật thủy sản (Tôm, cá) - Năm học 2017-2018
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu được một số loại động vật, trong nước ao nuôi làm thức ăn tự nhiên của tôm, cá và mối quan hệ của các sinh vật trong mặt nước ao nuôi
+ Nêu được một số loại thức ăn nhân tạo của cá và đặc điểm cơ bản của mỗi loại thức ăn cũng như ưu nhượt điểm của mỗi loại
+ Trình bày được mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá. Chỉ ra ý nghĩa của hiểu mối quan hệ nêu trên trong nuôi thủy sản
- KN: Phân biệt hai nhóm thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá thông qua quan sát tiêu bản, mẫu thức ăn, tranh vẽ; Xếp loại được các mẫu thức ăn vào 2 nhóm trên
- TĐ: Có ý thức nuôi dưỡng bảo vệ thức ăn tự nhiên nuôi tôm, cá.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án; sưu tầm một số nội dung có liên quan
2. Trò: Tìm hiểu bài trước, sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Khối 7 - Tiết 24: Thức ăn của động vật thủy sản (Tôm, cá) - Năm học 2017-2018
Ngày Soạn: 21/11/2017 Tiết số: 24 Tuần: 16 Bài 52: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá) I/ Mục tiêu: KT: + Nêu được một số loại động vật, trong nước ao nuôi làm thức ăn tự nhiên của tôm, cá và mối quan hệ của các sinh vật trong mặt nước ao nuôi + Nêu được một số loại thức ăn nhân tạo của cá và đặc điểm cơ bản của mỗi loại thức ăn cũng như ưu nhượt điểm của mỗi loại + Trình bày được mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá. Chỉ ra ý nghĩa của hiểu mối quan hệ nêu trên trong nuôi thủy sản - KN: Phân biệt hai nhóm thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá thông qua quan sát tiêu bản, mẫu thức ăn, tranh vẽ; Xếp loại được các mẫu thức ăn vào 2 nhóm trên - TĐ: Có ý thức nuôi dưỡng bảo vệ thức ăn tự nhiên nuôi tôm, cá. II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Soạn giáo án; sưu tầm một số nội dung có liên quan 2. Trò: Tìm hiểu bài trước, sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học III/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút) 3. Nội dung bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dumg cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm cá (20 phút) + Kể một số loại thức ăn của tôm, cá mà em biết? + Thức ăn của tôm, cá chia làm mấy loại? + Ở địa phương em có những loại thức ăn tự nhiên nào của tôm, cá? + Từ H 78, H 82, em hãy sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của tôm, cá theo các nhóm. + Thức ăn tự nhiên là gì? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết + H 83 SGK/ 142 cho ta biết điều gì? + Ở địa phưng em đã tạo ra nguồn thức ăn nào cho tôm, cá? + Thức ăn nhân tạo được chia làm mấy nhóm chính? + Thức ăn tinh gồm những loại thức ăn nào? + Kể tên một số loại thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp? + Đặc điểm của phân hỗn hợp là gì? - Nhận xét, bổ sung, kết luận *THGDMT: Khi cung cấp thêm thức ăn cho tôm, cá cần cung cấp vừa đủ với số lượng, mật độ tôm, cá có trong ao. Không nên bón quá nhiều thức ăn, nếu tôm, cá không sử dụng hết sẽ làm ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất của tôm, cá cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe con người + Kể tên một số loại thức ăn của tôm, cá: rong, tảo, mùn, bã hữu cơ,.. + Chia làm 2 loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo - HS liên hệ thực tế trả lời: Thực vật thủy sinh, động vật nhỏ, sinh vật phù du + Vi khuẩn + Thực vật thủy sinh: Tảo khuê, tảo xanh, tảo ẩn xanh, rong đen lá vòng + Động vật phù du: Bộ vòi voi, + Động vật đáy: Ốc củ cải, trùng túi trong, trùng tia.. + Thức ăn của tôm, cá do con người tạo ra + Liên hệ thực tế trả lời: Cám, ngô, đậu + Chia làm 3 nhóm: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp + Thức ăn tinh: Cám, ngô, đậu + Phân vô cơ (đạm,lân, kali), phân hữu cơ, à thức ăn thô + Hỗn hợp: Thức ăn tinh + đạm + khoáng + phụ gia + Gồm nhiều loại phối hợp trộn lại với nhau đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có chất kết dính và độ hòa tan khi cho vào trong nước - Nhận xét, bổ sung, kết luận I.Những loại thức ăn của tôm, cá: 1. Thức ăn tự nhiên: - Là loại thức ăn có sẵn trong nước. - Bao gồm các loại: Vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy, mùn bã hữu cơ. 2. Thức ăn nhân tạo: - Là do con người cung cấp cho tôm, cá - Thức ăn tôm, cá gồm có 3 nhóm chính: + Thức ăn tinh + Thức ăn thô + Thức ăn hỗn hợp HĐ 2: Tìm hiểu mối quan hệ về thức ăn (16 phút) - Giới thiệu thông tin các sinh vật sống trong vực nước nuôi thủy sản có mối quan hệ với nhau về thức ăn - Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 16 sgk/ 142 + Thức ăn của tôm, cá có mối quan hệ với nhau như thế nào? + Từ mối quan hệ về thức ăn, làm thế nào để tăng lượng thức ăn trong tôm, cá? - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết. - HS lắng nghe - Quan sát sơ đồ 16 sgk/ 142 + Thể hiện ở sơ đồ 16 + Bón phân đạm, phân hữu cơ - Nhận xét, bổ sung, kết luận II. Quan hệ về thức ăn: Các sinh vật sống trong nước: Vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi tới tôm, cá có mối quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn (Sơ đồ 16) Củng cố: (5 phút) Thức ăn tôm, cá gồm những loại nào? Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn nào cho tôm, cá? Nêu sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK - Ôn lại các kiến thức ở học kì I tiết sao ôn tập IV. Rút kinh nghiệm: 1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2017 Ký duyệt giáo án 16 ................................................................... ..................................................................... ..................................................................... .....................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_7_tiet_24_thuc_an_cua_dong_vat_thuy_s.doc