Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng

 Bài 3:  Cho dãy N (N<=100) số nguyên dương a1,a2,. . . ., aN đôi một khác nhau, giá trị mỗi số không vượt quá 10000. Một dãy con được tạo ra bằng cách chọn một số phần tử trong dãy đã cho nhưng phải giữ đúng thứ tự (từ trái sang phải) như ban đầu. Một dãy con gọi là “dãy con nguyên tố” nếu hai phần tử bất kỳ nằm cạnh nhau trong dãy con đó đều nguyên tố cùng nhau.

Yêu cầu: Viết chương trình tìm một dãy con nguyên tố dài nhất.

doc 2 trang Khánh Hội 15/05/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 	 LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2001-2002
 	 ------------ ------------------
Môn : Tin học (Vòng 1)
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC:
Bài 1: Nhập vào một số tự nhiên N. Lập chương trình đưa ra màn hình tất cả các hoán vị của N số 1,2,3,...,N. (N<10)
Bài 2: Cho ma trận N x M chứa các số tự nhiên.
	Hãy sắp xếp lại các phần tử trong ma trận sao cho:
A[i,1] <= A[i, 2] . . . <= A[i, M]
A[1,j] <= A[2,j] . . . <= A[N, j]
Dữ liệu vào: trong file INP.TXT gồm N + 1 dòng:
+ Dòng đầu tiên ghi hai số N và M (N, M <=20)
+ Dòng i + 1 (1 <= i <= N) ghi M số A[i, 1], A[i, 2],. . .,A[i,M] 
Các số ghi trên cùng một dòng cách nhau ít nhất một khoảng trắng
Dữ liệu ra: In ra màn hình ma trận đã được sắp xếp.
Ví dụ: File INP.TXT Kết quả ở màn hình :
5 8
1 3 9 8 3 2 4 5 	 1 1 1 1 1 1 1 1 
5 2 4 1 6 1 7 9	 2 2 2 2 2 2 3 3
4 3 3 4 1 2 3 2 	 3 3 3 3 3 3 4 4 
5 3 8 1 6 3 5 4	 4 4 4 4 5 5 5 5
8 2 1 2 1 1 3 4 	 6 6 7 8 8 8 9 9 	
 Bài 3: Cho dãy N (N<=100) số nguyên dương a1,a2,. . . ., aN đôi một khác nhau, giá trị mỗi số không vượt quá 10000. Một dãy con được tạo ra bằng cách chọn một số phần tử trong dãy đã cho nhưng phải giữ đúng thứ tự (từ trái sang phải) như ban đầu. Một dãy con gọi là “dãy con nguyên tố” nếu hai phần tử bất kỳ nằm cạnh nhau trong dãy con đó đều nguyên tố cùng nhau.
Yêu cầu: Viết chương trình tìm một dãy con nguyên tố dài nhất.
Dữ liệu vào: trong file văn bản DATA.TXT :
- Dòng đầu tiên ghi số N.
- Các dòng tiếp theo chứa các số a1,a2,. . . ., aN được ghi cách nhau bởi ít nhất một khoảng trắng.
Dữ liệu ra: In ra màn hình số phần tử của dãy con nguyên tố dài nhất và giá trị các phần tử đó nếu tìm được, hoặc đưa ra lời phủ định nếu không tìm được.
	Ví dụ: - Dữ liệu cho ở file DATA.TXT như sau :
	10
7 9 15 12 4 6 13 8 21
- Kết quả in ra màn hình :
Số phần tử của dãy con nguyên tố dài nhất : 7
Các phần tử của dãy con là: 5 7 9 4 13 8 21
Bài 4: Cho một dãy N (N<=20) số nguyên dương a1,a2,. . . ., aN, trên dãy ta có thể thực hiện phép biến đổi sau: Với hai số kề nhau có thể thay số lớn bằng hiệu của số lớn với số kia.
Lập chương trình đưa dãy trên về dãy gồm các số bằng nhau bằng phép biến đổi trên với số lần biến đổi là ít nhất. (Nếu có nhiều cách chỉ cần chỉ ra một cách).
Dữ liệu vào: trong file văn bản INP.DAT gồm 02 dòng :
- Dòng đầu tiên ghi số N
- Dòng thứ hai gồm N số a1,a2,. . . ., aN’ Mỗi số cách nhau ít nhất một khoảng trắng.
Dữ liệu ra: Đưa ra file văn bản OUT.DAT
- Dòng đầu tiên ghi số lượng các phép biến đổi.
- Các dòng tiếp theo liệt kê mỗi dòng là dãy kết quả sau phép biến đổi thứ i.
Ví dụ :- File INP.DAT
	4	
 9 6 15 12
	 - File OUT.DAT
6
9 6 3 12 
9 6 3 9 
3 6 3 9 
3 6 3 6 
3 3 3 6 
3 3 3 3 
Hạn chế kỹ thuật: Các file bài làm phải đặt tên tương ứng BL1.PAS, BL2.PAS, BL3.PAS, BL4.PAS.
 ---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_tin_hoc_lop_12_v.doc