Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 năm 2003 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng

Bài 1:  Trong mặt phẳng tọa độ trực chuẩn, cho  hình chữ nhật có các cạnh song song với trục tọa độ. Mỗi hình chữ nhật được xác định bởi tọa độ đỉnh dưới bên trái và đỉnh trên bên phải của nó.

Yêu cầu: Viết chương trình tính diện tích phần mặt phẳng bị phủ bởi các hình chữ nhật trên.

           Dữ liệu vào: cho trong file văn bản có tên B1.INP gồm N + 1 dòng

  • Dòng đầu tiên chứa số N.   (<= 100)
  • Dòng i + 1 (1 <= i <= N):  ghi 4 số nguyên x1,y1,x2,y2 lần lượt là tọa độ đỉnh dưới bên trái và đỉnh trên bên phải của hình chữ nhật  i. 

          Kết quả:  In ra màn hình diện tích phần mặt phẳng bị phủ bởi các hình chữ nhật trên.

           Ví du:       B1.INP                                   Kết quả

                             5  

                             0 0 10 10                               Diện tích: 116

                             3 0 8 7

                            -7 3 12 4

                              2 5 4 6

                            -1 0 0 8

doc 2 trang Khánh Hội 15/05/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 năm 2003 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 năm 2003 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 12 năm 2003 - Vòng 1 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 	 LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2003-2004
 	 ------------ ------------------
Môn : Tin học (Vòng 1)
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC:
Bài 1: Trong mặt phẳng tọa độ trực chuẩn, cho N hình chữ nhật có các cạnh song song với trục tọa độ. Mỗi hình chữ nhật được xác định bởi tọa độ đỉnh dưới bên trái và đỉnh trên bên phải của nó.
Yêu cầu: Viết chương trình tính diện tích phần mặt phẳng bị phủ bởi các hình chữ nhật trên.
	Dữ liệu vào: cho trong file văn bản có tên B1.INP gồm N + 1 dòng
Dòng đầu tiên chứa số N. (N <= 100)
Dòng i + 1 (1 <= i <= N): ghi 4 số nguyên x1,y1,x2,y2 lần lượt là tọa độ đỉnh dưới bên trái và đỉnh trên bên phải của hình chữ nhật i. 
 	Kết quả: In ra màn hình diện tích phần mặt phẳng bị phủ bởi các hình chữ nhật trên.
	Ví du: B1.INP	Kết quả
	 5	 
	 0 0 10 10	Diện tích: 116
	 3 0 8 7
	 -7 3 12 4
 2 5 4 6
	 -1 0 0 8	
Bài 2: Với X là số nguyên dương, gọi Y là số lượng toán hạng nhiều nhất khi phân tích X thành tổng các số nguyên tố mà có không quá hai toán hạng cùng giá trị như nhau. 
Ví dụ: X=7=2+2+3 thì Y=3 ; X=12=2+2+3+5 thì Y=4
Cho một bảng số vuông A có kích thước N x N (1<= N <=8). Mỗi ô vuông chứa một số nguyên dương X (1 < X < 40).
Yêu cầu: 
Hãy lập một bảng số B bằng cách thay mỗi số X của A bằng một số Y.
Dữ liệu vào: cho trong file văn bản có tên B2.INP có dạng như sau:
Dòng đầu tiên chứa số N. 
N dòng tiếp theo là N dòng của bảng số A, mỗi dòng chứa N số, hai số cách nhau ít nhất một dấu cách. 
Kết qủa: ghi ra file B2.OUT gồm N dòng của bảng số B, mỗi dòng N số, hai số cách nhau ít nhất một dấu cách. 
	Ví dụ: 
B2.INP
B2.OUT
5
7 6 2 11 13
5 3 2 18 20
7 28 12 14 18
20 22 12 15 39
8 6 4 2 9 
3 2 1 3 4
2 1 1 4 5
3 5 4 4 4
5 5 4 4 6
3 2 2 1 3
 Bài 3: Xâu kí tự thuần nhất được định nghĩa là xâu chỉ bao gồm các chữ cái tiếng Anh. Một xâu thuần nhất có thể được viết thu gọn, bao gồm các nhóm kí tự kèm theo số lần xuất hiện liên tiếp của nhóm đó.
Yêu cầu: Viết chương trình đọc lần lượt từng xâu, mỗi xâu là một dòng của file đã cho, kiểm tra nếu là xâu thuộc dạng thuần nhất, hãy biến đổi nó về dạng thu gọn có chiều dài ngắn nhất có thể được. Nếu xâu thuộc dạng thu gọn, hãy biến đổi nó trở lại dạng thuần nhất tương ứng.
 Dữ liệu vào: cho trong file văn bản có tên B3.INP gồm các dòng kí tự, mỗi dòng là một xâu, độ dài mỗi xâu không quá 50 kí tự.
Kết quả: ghi ra file B3.OUT có dạng tương tự file B3.INP, gồm các xâu đã được biến đổi từ xâu kí tự thuần nhất thành xâu thu gọn hoặc ngược lại, nếu xâu không thuộc dạng thuần nhất thì ghi lại xâu nguyên gốc.
Ví dụ:
B3.INP
B3.OUT
 AABBCCC
 A2B2C3
XCAABAABAABCCADADCAABAABAABCCADADY 
X(C(A2B)3C2(AD)2)2Y
(ab)2(QXA)3
ababQXAQXAQXA
Q[a]abgj{k}
Q[a]abgj{k}
 	 ---------------------------------------------
Hạn chế kỹ thuật: Các file bài làm phải đặt tên tương ứng BL1.PAS, BL2.PAS, BL3.PAS.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_tin_hoc_lop_12_n.doc