Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8

3. Đọc, hiểu văn bản: “Chiếu dời đô”

a) Thế nào là thể Chiếu.

b) Hoàn cảnh sáng tác Chiếu dời đô. 

c) Vì sao Lí Công Uẩn lại chọn Thành Đại La làm nơi đóng đô.

4. Đọc, hiểu văn bản: “Hịch tướng sĩ”

a) Thế nào là thể Hịch

b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài hịch.

c) Chiếu và hịch có điểm nào giông và khác nhau? 

d) Theo em tác giả viết bài hich nhằm mục đích gì?

e) Tội ác của giặc được tác giả lột tả qua từ ngữ nào?

g) Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua thái độ và hành động như thế nào?

h) Đọc đoạn văn: “Các ngươi ở cùng ta....kém gì” theo em mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng lĩnh là mối quan hệ thần chủ hay bình đẳng? Mối quan hệ ấy khích lệ điều gì ở tướng sĩ?

i) tác giả đã phê phán hành động sai, đồng thời chỉ ra hành động đúng như thế nào? Vì sao?

doc 8 trang Khánh Hội 17/05/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8
 	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8
 (Trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống dịch COVID -19)
I/ Phần văn bản:
1. Kể tên các văn bản, các tác giả, thể loại đã học.
1
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
2
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ mới tám chữ
3
Quê Hương
Tế Hanh
Thơ mới tám chữ
4
Khi con tu hú
Tố Hữu
Thơ lục bát
5
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
6
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
7
Đi đường
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
8
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Chiếu
2. Đọc thuộc các bài thơ đã học. (HS học thuộc lòng các bài thơ đã học)
a) Chỉ ra biện pháp tu từ qua các câu thơ sau:
	-	“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
	Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
	-	“Trong tù không rượu cũng không hoa,
	Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”
	-	“Người ngắm trăng soi ngoài của sổ,
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
b) Chép lại khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Quê hương” và nêu nội dung chính của các khổ thơ đó.
c) Chép lại khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Quê hương” và nêu nội dung chính của các khổ thơ đó.
3. Đọc, hiểu văn bản: “Chiếu dời đô”
a) Thế nào là thể Chiếu.
b) Hoàn cảnh sáng tác Chiếu dời đô. 
c) Vì sao Lí Công Uẩn lại chọn Thành Đại La làm nơi đóng đô.
4. Đọc, hiểu văn bản: “Hịch tướng sĩ”
a) Thế nào là thể Hịch
b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài hịch.
c) Chiếu và hịch có điểm nào giông và khác nhau? 
d) Theo em tác giả viết bài hich nhằm mục đích gì?
e) Tội ác của giặc được tác giả lột tả qua từ ngữ nào?
g) Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua thái độ và hành động như thế nào?
h) Đọc đoạn văn: “Các ngươi ở cùng ta....kém gì” theo em mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng lĩnh là mối quan hệ thần chủ hay bình đẳng? Mối quan hệ ấy khích lệ điều gì ở tướng sĩ?
i) tác giả đã phê phán hành động sai, đồng thời chỉ ra hành động đúng như thế nào? Vì sao?
5. Đọc, hiểu văn bản: “Nước Đại Việt ta”
a) Thế nào là thể Cáo
b) Nêu nội dung của hai câu thơ đầu trong bài thơ.
c) Cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi là gì? Người dân tác giả nói là ai? Kẻ bạo ngược là kẻ nào?
d) Nêu nội dung của tám câu thơ tiếp trong bài thơ
e) Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố nào?
II/ Phần Tiếng Việt:
1. Kể tên và nêu khái niệm các kiểu câu đã học.
a) Câu nghi vấn:
	- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có, không, đã, chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
	- Có chức năng chính là dùng để hỏi
	- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
	- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,... và không yêu cầu người đối thoại trả lời
	- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dâú chấm lửng.
b) Câu cầu khiến:
	- Có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến.
	- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
	- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý câù khiến, không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
c) Câu cảm thán: 
- Có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi , thay, biết bao, xiết bao biết chừng nào...
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
d) Câu trần thuật: 
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
e) Câu phủ định:
- Có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu, đâu có, không phải, chẳng phải,.....
- Dùng để : Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả). Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
2. Hành động nói:
- Hành động nói: Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.
- Các kiểu hành động nói:
+ Hành động hỏi.(Bạn làm gì vậy?)
+ Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)(Ngày mai trời sẽ mưa.)
 + Hành động điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức...) (Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
 + Hành động hứa hẹn. (Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa)
 + Hành động bộc lộ cảm xúc. (Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
- Cách thực hiện hành động nói:
+ Thực hiện hành động nói trực tiếp:
Ví dụ: Đưa cho tôi cái bút.
+ Thực hiện hành động nói gián tiếp.
Ví dụ: Bạn có thể đưa giùm tôi cái bút này cho A được không?
3. Hội thoại.
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) 
- Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói
5. Bài tập vận dụng:
a) Vận dụng đặt câu theo mục đích nói theo những yêu cầu cụ thể hoặc nhận diện kiểu câu được dùng trong văn cảnh cụ thể, dùng để làm gì?
* Câu nghi vấn: 
Đặt câu:
- Câu nghi vấn dùng để hỏi: 
 Mai cậu có đi lao động không?
 - Câu nghi vấn dùng để cầu khiến,
 Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
 Cậu chuyển giùm quyển sách này tới Huy được không?
 Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ Cánh đồng hoang” được không?
- Câu nghi vấn dùng để nhắc nhở hành vi không đúng của bạn:
 Cậu có thể đừng nói leo nữa được không? 
- Câu nghi vấn dùng để đe dọa:
 Cậu muốn chết hay sao mà đụng vào bà ấy?
- Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học:
 Tại sao tuổi thơ chú bé Hồng lại đáng thương quá như vậy nhỉ? 
 Lão Hạc ơi ! Sao đời lão khốn cùng đến thế ?
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
- Câu nghi vấn dùng để khẳng định 
 Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?
* Câu cầu khiến:
Đặt câu:
 	 - Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo 
 Cậu không nên nghĩ xấu về Lan như vậy!
 	 Chúng ta không nên xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. 
 	 Thôi cậu không nên lo lắng quá ! 
 - Câu cầu khiến dùng để yêu cầu.
 	 Cậu cứ về đi! 
	 Chúng ta hãy cùng nhau dọn vệ sinh lớp, trường cho sạch sẽ.
* Câu cảm thán:
Đặt câu:
 - Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học:
 	 Trời ơi! Cuộc đời cô bé bán diêm thật đáng thương quá!
- Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc của người thân dành cho mình
 Tình cảm mẹ dành cho con ấm áp biết bao!
 Ôi tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng.
 	- Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trước một hành vi đẹp:
 	 Việc cậu ấy dũng cảm nhảy xuống dòng nước cứu em bé nhỏ khiến mọi người cảm phục biết bao!
 	 - Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trước cảnh đẹp
	 Ôi cảnh bình minh trên biển thật là đẹp!
	 Chao ôi mặt trời nhô lên trông thật tuyệt!
	 Trăng đêm nay đẹp biết bao!
* Câu trần thuật:
Đặt câu:
 - Dùng để thông báo sự việc.
 	 Đầu tháng, chúng ta sẽ kiểm tra tất cả các môn học.
- Dùng để nhận định:
 	 Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc là một sai lầm ngớ ngẩn. 
 	 Việc Lão Hạc chọn cái chết đau đớn, dữ dội là cách duy nhất mà lão có thể chuộc lỗi với cậu Vàng. 
- Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc..
 	 Tớ cảm động vì bạn tốt với tớ quá!
* Câu phủ định:
 Đặt câu:
 - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
 - Câu phủ định miêu tả.	
 	 Tôi không đi chơi.
 	 Tôi chưa đi chơi.
 	 Tôi chẳng đi chơi.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định - Câu phủ định bác bỏ.
 	 Đẹp gì mà đẹp
 	 Đâu có! Nó là của tôi.
 	 Làm gì có chuyện đó
b) Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết đó là hành động gì?
 - “ Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (hành động hỏi)
 - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (hành động thông báo)
 - U nhất định bán con ư? U không cho con ở nhà nữa ư? (hành động bộc lộ cảm xúc)
	 - Bác trai đã khá rồi chứ? (hành động hỏi)
 - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm. (hành động trình bày)
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.(Hành động điều khiển)
- Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu không có, họ lại đánh trói thì khổ.nguười ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 
- Vâng cháu cũng nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (hành động trình bày)
- Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. (hành động bộc lộ cảm xúc)
- Thế thì phải giục anh ấy mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào đây rồi đấy. (Hành động điều khiển)
III/ Tập làm văn:
1. Chương trình địa phương (phần tập làm văn)
a) Giới thiệu di tích, thắng cảnh ở quê hương Bạc Liêu (Tên địa danh, địa chỉ, thời gian xây dựng, cấu tạo, kiến trúc, gía trị)
b) Lập dàn ý
 * Mở bài: Giới thiệu tên, địa chỉ, vị trí.
 * Thân bài:
	- Thời gian xây dựng.
	- Cấu tạo.
	- Kiến trúc.
	- Giá trị
 * Kết bài: Khẳng định giá trị công trình. Trách nhiệm bảo vệ gìn giữ.
c) Trình bày: 
	- Trình bày cá nhân.
	- Trình bày tổ.
2. Ôn tập về luận điểm:
a) Khái niệm luận điểm: Là những tư tưởng quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
b) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bao nhiêu luận điểm? Đó là những luận điểm nào?
	- Luận điểm1: Tinh thần yêu nước của nhân dân trong lịch sử.
	- Luận điểm 2: Tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay.
	? Hãy tìm luận đề, luận điểm của bài Chiếu dời đô.
	- vấn đề: Tại sao phải dời đô (cần phải dời đô đến Đại La)
	- Luận điểm:
	+ Các triều đại trước đã dời kinh đô.
	+ Triều Đinh, Lê không dời đô dẫn đến nhiều bất lợi.
	+ Đại La là nơi thuận lợi để dời đô.
c) Một bạn cho rằng bài chiếu dời đôgồm hai luận điểm:
- luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.
- Luận điểm2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của để vương muôn đời.
? Cách xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
d) Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
	? Em cho biết thế nào là luận đề? Luận đề trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Nếu chỉ đưa ra một lluận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì có làm sáng tỏ luận điểm không?
	- Là vấn đề được đặt ra để giải quyết bằng cách dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ
	- Nếu chỉ đưa ra một lluận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì không đủ làm rõ vấn đề.
	? Trong bài “Chiếu dời đô” nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại......yêu nước nồng nàn” thì có làm sáng tỏ luận đề không?
	- Luận điểm: “Các triều đại......yêu nước nồng nàn” sẽ không đủ để làm sáng tỏ luận đề: Cần phải dời đô đến Đại La.
2. Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm ) 
* Vaên baûn nghò luaän chính trò xaõ hoäi : Caùc luaän ñieåm caàn coù trong baøi 
 	- Tình hình thöïc teá vaø thöïc traïng cuûa vaán ñeà nghò luaän .
- Nguyeân nhaân daãn ñeán thöïc traïng treân vaø nhöõng aûnh höôûng cuûa vaán ñeà nghò luaän ñoái vôùi coäng ñoàng. 
 	 - Caùc giaûi phaùp cuûa coäng ñoàng vôùi vaán ñeà ñang dieãn ra : Nhöõng vieäc laøm cuï theå toaøn theå coäng ñoàng, cuûa caùc cô sôû (neân laáy moät soá daãn chöùng minh hoïa cho haønh ñoäng vieäc laøm) 
 	 - Baûn thaân em tröôùc thöïc traïng vaán ñeà ñang dieãn ra: YÙ thöùc cuûa baûn thaân mình tröôùc vaán ñeå ñoù, söï phoái hôïp vôùi coäng ñoàng ñeå cuøng xaây döïng xaõ hoäi toát ñeïp. 
* Nghò luaän taùc phaåm vaên hoïc : Caùc luaän ñieåm caàn coù 
 	 - Hieåu ñöôïc taùc giaû vaø hoaøn caûnh ra ñôøi cuûa taùc phaåm. 
 	 - Hieåu ñöôïc noäi dung phaûn aùnh cuûa taùc phaåm, giaù trò ngheä thuaät cuûa taùc phaåm.
 	 - Giaù trò cuûa taùc phaåm ñoái vôùi ñôøi soáng con ngöôøi . 
 	 - Nhaän xeùt, ñaùnh giaù cuûa em veà taùc phaåm. Em hoïc taäp ñöôïc gì qua vieäc tìm hieåu taùc phaåm. 
 	 - Nhöõng aûnh höôûng tích cöïc cuûa taùc phaåm ñoái vôùi cuoäc soáng con ngöôøi.
Một số đề và dàn ý tham khảo
 Đề 1: Tác dụng của sách đối với đời sống con người	
A. Mở bài 	
- Vai trò của tri thức đối với loài người 
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người .
B. Thân bài 
* Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống 
* Chứng minh tác dụng của sách 
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất + DC chứng minh 
- Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC
- Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC
* Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi 
* Phương pháp đọc sách 
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích 
- Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.
C. Kết bài 
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách
Đề 2
Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
A. Mở bài 	
Giới thiệu bài : Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa
B. Thân bài 
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước 
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành công
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn 
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống = > Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập 
C. Kết bài :
- Liên hệ với bản thân

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8.doc