Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Chủ đề 1: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. (bài 18, 19, 20)

Nhận biết được: 

1. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

2. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

3. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiết giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 6. HỌC KÌ II.
Chủ đề 1: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. (bài 18, 19, 20)
Nhận biết được: 
1. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
2. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
3. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiết giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Thực hành: Mô tả được 01 hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.
Câu 1: Tại sao thể tích khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình?
Trả lời: Do không khí trong bình cầu bị nóng lên.
Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào?
Trả lời: Gọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng: không khí nở ra.
Vận dụng: Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng và ứng dụng thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 1: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Trả lời: Vì khi bị đun nóng, nước ở trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
Câu 2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Trả lời: Để tránh tình trạng nắp chai bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. Vì chất lỏng khi nở, nap82 chai cản trở, nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp chai.
Chủ đề 2: Sự nóng chảy và sự đông đặc. (bài 24, 25).
Nhận biết được: 
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Thực hành: Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của ít nhất 02 chất.
 Sự nóng chảy 
 Thể rắn Thể lỏng 
Câu 1: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Trả lời: 
- Đồng nóng chảy: từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.
- Đồng lỏng đông đặc: tử thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
Câu 2: Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?
Trả lời: Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này.
Chủ đề 3: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. (bài 26, 27)
Nhận biết được: 
- Hiện tượng một chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ của chất đó. Mọi chất lỏng có thể bay hơi đều có thể ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
- Hiện tượng chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi của chất lỏng.
Thực hành: 
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Vận dụng: Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng bay hơi trong thực tế.
Câu 1: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương bị mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
Trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.
 Câu 2: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc lên sương mù lại tan?
Trả lời: 
- Mùa lạnh.
- Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì nhiệt độ tang làm cho tốc độ bay hơi tăng.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng. 	B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng. 	D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 2: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng. 	B. Trọng lượng. 	C. Khối lượng riêng. 
D. Cả khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng.
Câu 3: Khi đun nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của nước trong bình tăng;	C. Khối lượng riêng của nước trong bình tăng;
B. Khối lượng của nước trong bình giảm;	D. Khối lượng riêng của nước trong bình giảm.
Câu 4: Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút lọ thủy tinh bị kẹt?
A. Hơ nóng nút;	C. Hơ nóng thân lọ;
B. Hơ nóng cổ lọ;	D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đun nhựa đường để rải đường;	C. Hàn thiếc;
B. Bó củi đang cháy;	D. Ngọn nến đang cháy.
a)
b)
c)
Câu 6: Các bình ở hình bên đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu nào sau đây là đúng?
A. Nước trong bình a) cạn chậm nhất;
B. Nước trong bình b) cạn chậm nhất;
C. Nước trong bình c) cạn chậm nhất;
D. Nước trong 3 bình cạn như nhau;
Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy.
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. 	B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu. 	D. Đúc nột cái chuông đồng.
Câu 8: Trong các câu sau câu nào đúng. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều. 	B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nóng. 	D. Nước trong cốc càng lạnh.
Bài tập tự luận:
Bỏ nước đá đã đập vụn vào cốc thủy tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ, người ta lập được bảng sau:
Thời gian ( phút )
0
1
2
3
4
5
6
7
Nhiệt độ ( 0C )
-4
0
0
0
0
2
4
6
a) Vẽ đường biễu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian;
b) Hiện tượng gì xảy ra từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, từ phút thứ 5 đến phút thứ 7?
c) Nước tồn tại ở những thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, từ phút thứ 5 đến phút thứ 7?
GIẢI:
a) Vẽ hình.
t0C
6
3
0
-4
t(ph)
5
7
3
9
8
6
4
1
2
b) Phút 0 --> phút thứ 1: Nước đá nóng lên;	
Phút 1 --> hết phút thứ 4: Nước đá nóng chảy;	
Phút 4 --> phút thứ 7: Nước nóng lên;	
c) Phút 0 --> phút thứ 1: Thể rắn;	
Phút 1 --> hết phút thứ 4: Thể rắn, lỏng và hơi;	
Phút 4 --> phút thứ 7: Thể lỏng và thể hơi;	
Câu 1. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí, chất rắn?
	Trả lời.
	- Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	- Các chất rắn, lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
	- Các chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau.
	- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu 2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng, chất khí?
Trả lời. 
	- Giống nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
 	- Các chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau.
 	- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 3. Sự nóng chảy, sự đông đặc là gì? Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của chất đó có thay đổi không? 
Trả lời. 
 - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. 
 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
 - Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của chất đó không thay đổi
Câu 4. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? 
Trả lời. 
 Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn: 
 - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. 
 - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
 - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 
Câu 5. Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Trả lời. 
 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi.
 Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
 Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 6. Nêu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Trả lời.
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lơn.
 Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa thường để hở. Hay gối đỡ hai đầu cầu thép.
- Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
 Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện. 
Câu 7. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? 
Trả lời.
 Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây. 
PHẦN TỰ LUẬN – BÀI TẬP
Câu 1. Tại sao khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng lại giảm? 
Trả lời: Vì: Khi đun nóng, chất lỏng nở ra, tức thể tích tăng, mà khối lượng không đổi, nên khối lượng riêng giảm, theo công thức: D = m : V )
Câu 2. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào ? 
Trả lời. Ta phải hơ cổ lọ để cổ lọ nóng lên nở ra (thể tích cổ lọ tăng lên), còn nút chưa kịp nóng lên, vẫn giữ nguyên thể tích nên lấy nút ra dễ dàng.
Câu 3. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan? 
Trả lời: Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
Câu 4. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao?
Trả lời: Vì: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép. Đồng giản nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung.
Câu 5. Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích tại sao? 
Trả lời: Vì: Hơi nước bốc lên gặp không khí lạnh ngưng tụ lại tạo thành làn khói trắng ngay miệng vòi ấm.
 O
Thời gian (ph)
Nhiệt độ (oC)
 B
C
A
 5
80
25
Câu 6. Trên đồ thị bên biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian của quá trình đun một chất rắn. Dựa vào đồ thị hãy xác định:
a) AB và BC là quá trình gì, kéo dài trong bao lâu?
b) Nhiệt độ nóng chảy? Từ đó suy ra đó là chất gì?
Trả lời:
a) Đoạn AB: chất đó nóng lên khi được đun nóng, từ O0C đến 800C; kéo dài trong 5 phút.
 - Đoạn BC: Đến 800C, chất đó bắt đầu nóng chảy, trong suốt quá trình nóng chảy (kéo dài trong 20 phút), nhiệt độ của chất không đổi.
b) Nhiệt độ nóng chảy bằng 800C, chất đó là băng phiến.
Câu 7. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? 
Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. 
Câu 8. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? 
Trả lời: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
 Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 9. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? 
Trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? 
Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra. Nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray. 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_6_truong_thcs_ngo_q.doc