Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hưng Thành
Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
- Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
- Sao lại có buổi hoàng hôn đẹp đến thế chứ ?
- Câu nghi vấn dùng để Phủ định
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối.
1. Câu phân theo mục đích nói:
- Nắm vững đặc điểm, hình thức, chức năng các kiểu câu phân theo mục đích nói.
* Chủ yếu vận dụng đặt câu theo mục đích nói theo những yêu cầu cụ thể hoặc nhận diện kiểu câu được dùng trong văn cảnh cụ thể, dùng để làm gì?
VD1 : ĐẶT CÂU NGHI VẤN.
Câu nghi vấn dùng để hỏi:
- Mai cậu có đi lao động không?
Câu nghi vấn dùng để cầu khiến,
- Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
- Cậu chuyển giùm quyển sách này tới Huy được không?
- Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ Cánh đồng hoang” được không ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hưng Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II I. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. CÁC KIỂU CÂU: TT KC Khái niệm 1. Câu nghi vấn * Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời VD: Hôm nay bạn có đi học không ? 2. Câu cầu khiến * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... * Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. VD: Bạn lấy dùm tôi cây viết. 3. Câu cảm thán * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. VD: Trời ơi! Sao mà khổ quá. 4. Câu trần thuật * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,.. - Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). * Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. - Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? - Sao lại có buổi hoàng hôn đẹp đến thế chứ ? - Câu nghi vấn dùng để Phủ định Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối. 1. Câu phân theo mục đích nói: - Nắm vững đặc điểm, hình thức, chức năng các kiểu câu phân theo mục đích nói. * Chủ yếu vận dụng đặt câu theo mục đích nói theo những yêu cầu cụ thể hoặc nhận diện kiểu câu được dùng trong văn cảnh cụ thể, dùng để làm gì? VD1 : ĐẶT CÂU NGHI VẤN. Câu nghi vấn dùng để hỏi: - Mai cậu có đi lao động không? Câu nghi vấn dùng để cầu khiến, - Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? - Cậu chuyển giùm quyển sách này tới Huy được không? - Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ Cánh đồng hoang” được không ? Câu nghi vấn dùng để nhắc nhở hành vi không đúng của bạn: - Cậu có thể đừng nói leo nữa được không? Câu nghi vấn dùng để đe dọa: - Cậu muốn chết hay sao mà đụng vào bà ấy? Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học: -Tại sao tuổi thơ chú bé Hồng lại đáng thương quá như vậy nhỉ? - Lão Hạc ơi ! Sao đời lão khốn cùng đến thế ? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? - Câu nghi vấn dùng để khẳng định - Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? Từ câu sau, hãy đổi thành những câu nghi vấn có hình thức, chức năng khác nhau. - Bạn đi học. - Hôm nay Nam không làm bài tập. VD2 : ĐẶT CÂU CẦU KHIẾN. Câu cầu khiến: - Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. ( Chứa ngữ điệu cầu khiến) Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo - Cậu không nên nghĩ xấu về Lan như vậy! - Chúng ta không nên xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. - Thôi cậu không nên lo lắng quá ! Câu cầu khiến dùng để yêu cầu. - Cậu cứ về đi! VD3 : ĐẶT CÂU CẢM THÁN - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? - Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh! - Tình yêu thương mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao! Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học: -Trời ơi! Cuộc đời cô bé bán diêm thật đáng thương quá! Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trước một hành vi đẹp: - Việc cậu ấy dũng cảm nhảy xuống dòng nước cứu em bé nhỏ khiến mọi người cảm phục biết bao! VD4 : ĐẶT CÂU TRẦN THUẬT - Dùng để thông báo sự việc. Đầu tháng năm, chúng ta sẽ kiểm tra tất cả các môn học. Dùng để nhận định: Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc là một sai lầm ngớ ngẩn. Việc Lão Hạc chọn cái chết đau đớn, dữ dội là cách duy nhất mà lão có thể chuộc lỗi với cậu Vàng. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.. Tớ cảm động vì bạn tốt với tớ quá ! II. PHẦN VĂN BẢN: THƠ VIỆT NAM ( 1930-1945): TT Tên văn bản Tác giả Thể loại Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa 1 Nhớ rừng Thế Lữ 1907-1989 8 chữ ( Thơ tự do) Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ. Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc săc. “Nhớ rừng” mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú ,tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao khỏi kiếp đời nô lệ. 2 Quê hương Tế Hanh 1921 8 chữ ( Tự do) Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống . Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. 3 Khi con tu hú Tố Hữu 1920-2002 Lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù Giọng thơ da diết sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào. Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày 4 Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh 1890-1969 Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy miêu tả: chông chênh;Vừa cổ điển vừa hiện đại. Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. 5 Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích NKTT Hồ Chí Minh 1890-1969 Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối Sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. 6 Đi đường (Tẩu lộ) trích NKTT Hồ Chí Minh 1890-1969 Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (dịch lục bát) ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ Đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lý về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lôi vẻ vang. * Nhớ rừng : ( Thế Lữ ) Hoàn cảnh ra đời; Năm 1934 ra đời trong phong trào thơ mới. * Quê hương (Tế Hanh ): Hoàn cảnh ra đời năm 1939 Khi ông 18 tuổi đang học Trung học tại Huế. * Khi con tu hú: ( Tố Hữu ) Năm 1939 trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây. *Tức cảnh Pác Bó: ( Hồ Chí Minh ) Tháng 2/ 1941 trong hoàn cảnh hết sức gian khổ tại Cao Bằng – Ngày đầu Bác trở về nước thành lập mặt trậnViệt Minh *Ngắm trăng: ( Hồ Chí Minh ) Năm 1942-1943 Khi người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. * Đi đường: ( Hồ Chí Minh ) Năm 1942-1943 - Bác bị giải tới, giải lui qua nhiều nhà tù của tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. * LƯU Ý: HỌC SINH ĐỌC THUỘC LÒNG CÁC BÀI THƠ TRÊN 2. CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI. TT Tên văn bản Tác giả Thể loại Nội dung, tư tưởng Nghệ thuật Ý nghĩa 1 Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) 1010 Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ: 974-1028) Chiếu Chữ Hán Nghị luận trung đại Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà giữa lí và tình: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân Ý nghĩa lịch sừ của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của lý Công Uẩn. Cụ thể một số văn bản : * Văn bản nghị luận trung đại. Đặc điểm của các thể văn nghị luận trung đại. - Chiếu: là thể văn do nhà Vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của Triều đại, đất nước. - Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có sức thuyết phục. Hịch khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Thường viết theo thể văn biền ngẫu ( từng cặp câu cân xứng với nhau). - Cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự kiện để mọi người cùng biết. Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu ( không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. - Tấu: Loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị ;có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu . 1. Hoàn cảnh sáng tác Chiếu dời đô: Năm canh tuất niên hiệu Thuận thiên thứ nhất 1010 Khi nhà Lý mới lên thay triều Đinh Tiền, Lê. Trong một lần ngự thuyền rồng ngược Sông Hồng, vua Lý đã phát hiện địa thế của vùng Đại La và về ban chiếu, quyết định dời đô. * Vì sao nói văn bản " Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. Đó cũng là niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước. III.Phần TẬP LÀM VĂN Một số đề văn thuyết minh 1.Thuyết minh về tà áo dài Việt Nam a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. b.Thân bài: - nguồn gốc, xuất xứ. - hình dáng. - áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. - tương lai của tà áo dài. c. Kết bài: cảm nghĩ về tà áo dài, ... Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt trả lời rằng tà áo dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ “áo dài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi so với tổ tiên nó trước đây. Không ai biết rõ nguồn gốc nguyên thủy của chiếc áo dài vì chưa có tài liệu ghi nhận. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chính do sự di cư của người Minh Hương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài giao lãnh để tạo nét riêng cho dân tộc Việt. “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”(Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên) – đây là bằng chứng lịch sử cho ta thấy chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo giao lãnh như thế nào. Qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử áo dài đã thay đổi rất nhiều. Như đã nói ở trên, chiếc áo giao lãnh được coi là chiếc áo dài đầu tiên. Áo này cũng tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc hai tà không được buộc vào nhau. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả, cùng với váy thâm đen. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên khi mặc chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước được thả nay cột gọn gàng mặc cùng váy xắn quai cồng tiện việc lao động. Đối với phụ nữ nông dân áo tứ thân được mặc rất đơn giản với áo yếm ở trong, áo ngoài cột tà và thắt lưng. Mặc kèm với áo thường là chiếc khăn mỏ quạ đen tuyền. Trong khi đó, áo tứ thân dành cho tầng lớp quý tộc lại rất nhiều chi tiết. Mặc ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc thường không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm màu đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc thiên lý. Áo mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao càng làm tăng thêm nét duyên dáng của người phụ nữ. Nhưng sau một thời gian áo tứ thân được cách tân để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng khuê các. Thế là chiếc áo ngũ thân ra đời. Áo ngũ thân được cải tiến ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và vạt con nằm dưới vạt trước tượng trưng cho người mặc. Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nhưng đến thời Pháp thuộc, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. “Lemur” là tên tiếng Pháp để chỉ chiếc áo dài cách tân. Chiếc áo dài này do người họa sĩ có tên là Cát Tường sáng tạo ra. Bốn vạt trước và sau thu gọn thành hai tà trước sau. Vạt trước dài chấm đất tăng thêm sự duyên dáng và uyển chuyển. Hàng nút phía trước của áo được chuyển dọc qua hai vai và chạy dọc một bên sườn. Áo may ráp vai, tay phồng, cổ bồng hoặc hở. Để cho đúng mốt, áo Cát Tường phải mặc với quần sa tanh trắng, đi giày cao, cầm bóp đầm. Do xã hội vẫn còn chưa cởi mở với cách ăn mặc này nên chiếc áo không được nhiều người chấp nhận vì họ cho là “đĩ thõa” (phản ánh của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm, “Số đỏ” đã chứng minh điều đó). Năm 1943, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng nhắc của áo Cát Tường, đưa thêm một số yếu tố dân tộc của áo tứ thân, ngũ thân đã tạo ra kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt trước tự do bay lượn. Sự dung hòa này được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đấy, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó. Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổi rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 – 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Áo thường mặc với quần lụa có màu sắc hài hòa với áo. Áo dài thường được may bằng lụa tơ tằm, nhung, voan, the, rất phong phú. Nhưng có sự lựa chọn chung là nên chọn loại vải mềm, rũ. Để làm tăng thêm nét duyên dáng, khi mặc áo dài phụ nữ thường đội nón lá. Ở đồng bằng Nam bộ, áo dài được cải biên thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng để tiện việc lao động. Chiếc áo dài là một trang phục không thể thiếu được của người phụ nữ ngày nay. Nó không chỉ là trang phục dân tộc mà còn là trang phục công sở của giáo viên, nữ sinh, nhân viên ngân hàng, tiếp viên hàng không, Áo dài còn được mặc khi đi dạo phố, những buổi họp mặt quan trọng như lễ cưới chẳng hạn. Ngay cả cô dâu trong nghi thức bái gia tiên cũng không thể thiếu bộ trang phục này. Do được may bằng chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Chỉ nên giặt áo dài bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh nóng quá làm cháy áo. Luôn cất áo vào tủ cẩn thận giúp áo bền, đẹp và mới lâu. Nên giặt áo ngay sau khi mặc, treo bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo. Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_hung.doc