Câu hỏi ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Hưng Thành

Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?

Câu 2: Phân loại khoáng sản theo công dụng.

Câu 3: Phân biệt mỏ nội sinh và mỏ nội sinh.

Câu 4: Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Nêu đặc điểm từng tầng.

docx 2 trang Khánh Hội 13/05/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Hưng Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Hưng Thành

Câu hỏi ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Hưng Thành
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA 6 TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Câu 2: Phân loại khoáng sản theo công dụng.
Câu 3: Phân biệt mỏ nội sinh và mỏ nội sinh.
Câu 4: Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Nêu đặc điểm từng tầng.
Câu 5: Thời tiết khác khí hậu như thế nào? Nêu cách đo nhiệt độ không khí.
Câu 6: Khí áp là gì? Có mấy đai khí áp. Nêu nguyên nhân sinh ra gió.
HẾT
KIẾN THỨC CẦN HỌC
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. 
- Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Dựa vào tính chất và công dụng, người ta chia khoáng sản ra làm 3 loại:
+Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu).
+Khoáng sản kim loại (đen, màu).
+Khoáng sản phi kim loại.
Câu 2: Phân loại khoáng sản theo công dụng.
- Dựa vào tính chất và công dụng, người ta chia khoáng sản ra làm 3 loại:
+Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu).
+Khoáng sản kim loại (đen, màu).
+Khoáng sản phi kim loại.
Câu 3: Phân biệt mỏ nội sinh và mỏ nội sinh.
+Mỏ khoáng sản nội sinh: được hình thành do nội lực.
+Mỏ khoáng sản ngoại sinh: được hình thành do các quá trình ngoại lực.
Câu 4: Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Nêu đặc điểm từng tầng.
a. Tầng đối lưu:
- Sát mặt đất độ cao 0-16km
- Tập trung 90% không khí.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
b. Tầng bình lưu:
- Trên tầng đối lưu cao 16-80 km .
- Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người .
- Không khí chuyển động theo chiều ngang
c. Các tầng cao của khí quyển
- Nằm trên tầng bình lưu.
- Không khí cực loãng
Câu 5: Thời tiết khác khí hậu như thế nào? Nêu cách đo nhiệt độ không khí.
- Thời tiết: là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu: là tình hình lập lại của các kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài.
- Khi đo nhiệt độ không khí phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 m, đo ít nhất ngày 3 lần (5 giờ, 13 giờ, 21 giờ).
Câu 6: Khí áp là gì? Có mấy đai khí áp. Nêu nguyên nhân sinh ra gió.
a. Khí áp.
- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất 
- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.
- Dụng cụ để đo khí áp là áp kế
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái đất.
- Trên bề mặt trái đất có 7 đai khí áp chia làm 2 loại: Khí áp cao và khí áp thấp.
- Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ xích đạo về cực như sau:
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam. 
c. Nguyên nhân sinh ra gió.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu vực áp cao về các khu vực áp thấp.
- Nguyên nhâ là do sự chênh lệch áp suất không khí.
HẾT

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_tuan_20_den_23_mon_dia_li_lop_6_truong_thcs_h.docx