Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU:

      - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản từ bài 1 à bài 6 gồm: chuyển động – vận tốc; lực – biểu diễn lực; Sự cân bằng lực – quán tính; lực ma sát.

- Kĩ năng: trình bày bài giải, tính toán, vận dụng kiến thức.

- Thái độ: nghiêm túc, kiên trì.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra.

    + Đề kiểm tra phát cho HS.

  - Trò: Ôn tập các nội dụng GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi. 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 8A: …………………………………………….

                                                                               8B: …………………………………………….

                                                                               8C: …………………………………………….

                                                                               8D: …………………………………………….

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 8	Ngày soạn: 26/9/2017
Tiết: 8	 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản từ bài 1 à bài 6 gồm: chuyển động – vận tốc; lực – biểu diễn lực; Sự cân bằng lực – quán tính; lực ma sát.
- Kĩ năng: trình bày bài giải, tính toán, vận dụng kiến thức.
- Thái độ: nghiêm túc, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra.
	+ Đề kiểm tra phát cho HS.
 - Trò: Ôn tập các nội dụng GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 8A: .
	 8B: .
	 8C: .
	 8D: .
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới: 
A) Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ 
2. Biết đơn vị đo tốc độ
3. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động
4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
5. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều
6.Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
7. Giải được bài tập vận dụng công thức Vtb = s/t
7. Giải được bài tập vận dụng công thức Vtb = s/t
Số câu hỏi
4(8') 
C1.1; C2.2; C3.3; C4.7 
1(3') 
C3.11
2(4') 
C5.6; C6.5; 
0,5(5') 
C7.14 a 
0,5(8') 
C7.14 b
8
Số điểm
2,0
1,0
1,0
1,0
1,0
6(60%)
LỰC CƠ
9. Hiểu được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính
10. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
11. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt., ma sát lăn, ma sát nghỉ
8. Nêu được lực là một đại lượng vectơ
 12. Biểu diễn lực bằng véc tơ
Số câu hỏi
 4(8')
C9.8; C10.9; C8.10; C8.4 
1(3')
C11.12 
1 (6')
C12.13
6
Số điểm
2,0
 1,0
1,0
4(40%)
TS câu hỏi
5
7
2
14
TS điểm
3 (3%)
4 (40%)
3 (30%)
10(100%)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: 
Câu 1: Máy bay rời đường băng sân bay để cất cánh bay lên bầu trời. Khi ấy chiếc máy bay được xem là đứng yên so với vật mốc nào sau đây? 
	A. Vật mốc là đường băng sân bay. 	B. Vật mốc là nhà ga sân bay. 
	C. Vật mốc là phi công lái máy bay. 	D. Vật mốc là đám mây trên bầu trời.
Câu 2: Trong các đơn vị đo sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo tốc độ của chuyển động? 
A. km/s 	 B. km/h 	 C. Km/phút 	D. km 
Câu 3: Ôtô có tốc độ 55 km/h; xe máy có tốc độ 40 km/h; xe lửa có tốc độ 60 km/h. Trong các cách sắp xếp sau cách nào đúng khi nói về thứ tự tốc độ từ chậm nhất đến nhanh nhất? 
A. Ôtô, xe máy, xe lửa. B. Ôtô, xe lửa, xe máy. 
C. Xe máy, ôtô, xe lửa. D. Xe máy, xe lửa, ôtô.
6N
A
F
Câu 4: Câu mô tả nào sau đây là đúng khi nói về các yếu tố của lực F? 
A. Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn 12N. 
B. Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 12N.
C. Điểm đặt tại A, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 12N. 
D. Điểm đặt tại A, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 12N.
Câu 5: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
	A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
	B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
	C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
	D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 6: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là đều?
	A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định.
	B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
	C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
	D. Chuyển động của tàu hoả khi vào nhà ga.
Câu 7: Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên cả một quãng đường được xác định bằng cách nào? 
	A. Trung bình cộng các tốc độ trên từng đoạn đường. 
B. Tốc độ tại một thời điểm nào đó trên quãng dường. 
C. Tổng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết cả quãng đường. 
D. Tốc độ tại một vị trí nào đó trên quãng đường.
Câu 8: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe
	A. đột ngột giảm vận tốc.	B. đột ngột tăng vận tốc.
	C. đột ngột rẽ sang trái.	D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 9: Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì
	A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.	B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.
	C. hướng chuyển động của vật thay đổi.	D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu
Câu 10: Lực là đại lượng véctơ vì
	A. lực làm cho vật chuyển động	B. lực làm cho vật bị biến dạng
	C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ	D. lực có độ lớn, phương và chiều 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm).
Câu 11: (1,0 điểm). Độ lớn của vận tốc cho biết gì? Viết công thức tính vận tốc.
Câu 12: (1,0 điểm). Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
	a) Kéo một cái bàn trượt trên sàn nhà.
	b) Một hòn bi lăn trên mặt đất.
Câu 13: (1,0 điểm). Biểu diễn lực kéo 500N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích tuỳ chọn.
Câu 14: (2,0 điểm). Bạn Nam đạp xe đi học từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 3km thì mất 0,2 giờ. 
	a) Tính vận tốc trung bình của bạn Nam khi đi từ nhà đến trường.
	b) Khi đi từ trường về nhà, bạn Nam đi với vận tốc là 20 km/h. Tính vận tốc trung bình của bạn Nam đi trên cả hai đoạn đường (cả đi lẫn về). 
C) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
1
1
C
2
1
B
3
1
C
4
1
D
1
2
B
2
2
D
3
2
A
4
2
A
1
3
C
2
3
C
3
3
C
4
3
B
1
4
A
2
4
D
3
4
A
4
4
B
1
5
B
2
5
C
3
5
D
4
5
C
1
6
A
2
6
A
3
6
B
4
6
C
1
7
C
2
7
C
3
7
C
4
7
C
1
8
C
2
8
A
3
8
C
4
8
A
1
9
D
2
9
B
3
9
B
4
9
D
1
10
D
2
10
C
3
10
D
4
10
C
Câu 11: 
	- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.	 0,5 điểm
	- Công thức tính vận tốc: 	 0,5 điểm
Câu 12: 
	a) Lực ma sát trượt	 0,5 điểm
	b) Lực ma sát lăn	 0,5 điểm
Câu 13: 
F
	- Đánh dấu điểm đặt của lực: 0,25 điểm
500N
A
A
 - Vẽ đúng phương của lực, đánh dấu mũi tên chỉ chiều của lực: 0,5 điểm 
 	 - Chọn tỉ xích, biểu diễn độ lớn của lực đúng tỉ xích: 0,25 điểm 
Câu 14: 
	 a) - Vận tốc trung bình của bạn Nam khi đi từ nhà đến trường là:
	 	 	 0,5điểm
	 = 15 (km/h)	 	 0,5điểm 	 
 b) - Thời gian bạn Nam đi từ trường về nhà là:
	 = 0,15 (h)	0,25điểm
- Vận tốc trung bình của bạn Nam đi trên cả hai đoạn đường là: 
 	 	 	= 	 	0,5điểm 	
 17,14 (km/h)	 0,25điểm 
4. Củng cố: 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 	
- Xem trước bài 7: “Áp suất”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:	
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
8A -
8B -
8C -
8D -
 	Trình kí tuần 7:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_8_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2017_201.doc