Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 

      - Kiến thức: Kiểm tra các  kiến thức cơ bản đã học từ bài 15àbài 21 gồm: Cơ năng; Cấu tạo phân tử của các chất; Nhiệt năng

     - Kĩ năng: 

+ Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập

+ Lập luận, trình bày bài giải.

     - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc.

1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

           - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.

           - Năng lực tính toán, trình bày: tính toán, trình bày bài làm.

II. CHUẨN BỊ:

      * Giáo viên: 

- Dặn học sinh nội dung ôn tập

- Đề kiểm tra (phô tô)

      * Học sinh:

- Ôn tập nội dung từ bài 17 à 23.

- Máy tính, thước thẳng.

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 28	 Ngày soạn: 25/2/2019	
Tiết: 28 	
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học từ bài 15àbài 21 gồm: Cơ năng; Cấu tạo phân tử của các chất; Nhiệt năng
 - Kĩ năng: 
+ Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập
+ Lập luận, trình bày bài giải.
 - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
	- Năng lực tính toán, trình bày: tính toán, trình bày bài làm.
II. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: 
- Dặn học sinh nội dung ôn tập
- Đề kiểm tra (phô tô)
 * Học sinh: 
- Ôn tập nội dung từ bài 17 à 23.
- Máy tính, thước thẳng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới:
*) MA TRẬN ĐỀ: 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cơ năng 
1. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. 
2. Nêu đơn vị đo công suất. .
4. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng: Động năng và thế năng.
9. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
12. Sử dụng thành thạo công thức tính công suất để giải được các bài tập đơn giản và một số hiện tượng liên quan 
Số câu hỏi
2(4') 
C1.6; C2.8
1(4')
C4.7; C9.3
 1(5') 
C4.12 
1(5') 
C12.13 
5
Số điểm
1,0
0,5
1,0 
1,0 
3,5(35%)
Cấu tạo phân tử của các chất 
7. Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 
 6. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 
3. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 
5. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
13.Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
Số câu hỏi
 2(4')
C7.1; C7.5 
3(6') 
C3.9; C6.4
0,5(3')
 C6.14b 
 1(2') 
C5.10 
0,5(7')
C13.14a
7
Số điểm
1,0
1,5
0,5 
0,5 
1,5
5(50%)
Nhiệt năng
10.Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
8. Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
11.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng
Số câu hỏi
1(2')
 C8.2
0,5(3')
C10.11
0,5(2')
C11.11
2
Số điểm
0,5
0,5
0,5
1,5
TS câu hỏi
5,5
5
2,5
13
TS điểm
3 (30%)
4 (40%)
3 (30%)
10(100%)
B) ĐỀ BÀI:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:	 
Câu 1: Khi nói về cấu tạo chất, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
	B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
	C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
	D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 2: Thả một miếng sắt được nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
	A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. 
	B. nhiệt năng của miếng sắt giảm. 
	C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
	D. nhiệt năng của nước giảm.	
Câu 3: Trên một động cơ điện có ghi = 1000 W. Con số đó có nghĩa là:
 A. khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1giây nó thực hiện được một công là 1000 J.
 B. khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1giây nó thực hiện được một công là 1000 (J/s)
 C. khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1phút nó thực hiện được một công là 1000 J.
 D. khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1giờ nó thực hiện được một công là 1000 J.
Câu 4: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
	A. Khối lượng của vật	C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật	
 B. Trọng lượng của vật 	D. Nhiệt độ của vật 
Câu 5: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích: 
	A. bằng 100cm3	B. lớn hơn 100cm3	 
	C. nhỏ hơn 100cm3	D. bằng hoặc lớn hơn 100cm3
Câu 6: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng ?
A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang.	B. Nước được ngăn trên đập cao.
C. Một chiếc cung đã được giương.	D. Lò xo bị ép đặt ngang trên mặt đất.
Câu 7: Một vật có động năng là 3000J và có cơ năng là 5000J. Thế năng của vật đó bằng bao nhiêu?
	A. 8000J	B. 2000J	C. 3000J	D. 5000J	 
Câu 8: Công suất không có đơn vị đo là
	A. Oát (W)	B. Kilô Jun (KJ) 	C. Kilô oát (KW)	 	D.Mêga oát (MW)	 
Câu 9: Tại sao quả bóng bay dù được buột chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
	A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
	B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. 
	C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buột ra ngoài.
	D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 10: Trong thí nghiệm của Bơ-rao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng?
 A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng.
 B.Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.
 C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía.
 D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng như các phân tử.
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm) 
Câu 11: (1 điểm). 
a) Nhiệt năng là gì? 
b) Kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. 
Câu 12: (1 điểm). 
	a) Cơ năng tồn tại ở những dạng nào? Kể tên.
	b) Một quả bóng đang lăn trên mặt sân cỏ thì cơ năng tồn tại ở dạng nào?
Câu 13: (1 điểm). Một cần cẩu thực hiện một công 60000J để nâng một vật nặng lên cao trong thời gian 20 giây. Tính công suất của cần cẩu.
Câu 14: (2 điểm). Thả đường vào một cốc nước, mặc dù không khuấy lên nhưng một lúc sau đường tan và nước có vị ngọt.
a. Hãy giải thích hiện tượng đó.
b. Nếu tăng nhiệt độ của nước lên thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Vì sao?
C) ĐÁP ÁN:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( mỗi ý đúng : 0,5 điểm)
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
1
1
A
2
1
A
3
1
C
4
1
C
1
2
B
2
2
A
3
2
C
4
2
B
1
3
A
2
3
A
3
3
B
4
3
D
1
4
D
2
4
B
3
4
A
4
4
C
1
5
C
2
5
C
3
5
A
4
5
D
1
6
A
2
6
B
3
6
D
4
6
A
1
7
B
2
7
B
3
7
B
4
7
B
1
8
B
2
8
D
3
8
A
4
8
B
1
9
D
2
9
D
3
9
D
4
9
A
1
10
C
2
10
C
3
10
B
4
10
A
II.PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 11: 
a) Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.	 0,5 điểm
b) Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật:
	+ thực hiện công	 0,25 điểm
+ truyền nhiệt	 0,25 điểm
Câu 12:
	a) Cơ năng tồn ở 2 dạng: Thế năng và động năng.	 0,5 điểm
	b) Động năng	 0,5 điểm
Câu 13:
Công suất của cần cẩu:
 	 	 0,25 điểm
	 0,25 điểm
= 3000(W)	 	 0,5 điểm
Câu 14:
	a/- Các phân tử nước cũng như các phân tử đường đều chuyển động hỗn độn không ngừng.	 	 0,5 điểm
	 - Khi bỏ đường vào nước, các phân tử nước chuyển động xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường, các phân tử đường chuyển động xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Do đó, mặc dù không khuấy lên nhưng một lúc sau đường tan và nước có vị ngọt.	 1 điểm
	b/ - Nếu tăng nhiệt độ của nước lên thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn	 0,25 điểm
	 - Vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh	 0,25 điểm
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2 phút)
	a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo.
	 Nội dung: chuẩn bị bài 22. Dẫn nhiệt.
	b) Cách tổ chức hoạt động: 
	- HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
	- GV: nhắc HS xem trước nội dung bài 22. Dẫn nhiệt.
	c) Sản phẩm hoạt động của HS: Tìm hiểu “Dẫn nhiệt là gì; tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí; tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế”.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: 
	GV nhận xét thái độ HS trong tiết kiểm tra
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
8A
8B
8C
- Thầy: .
....
- Trò: .
....
Trình kí tuần 28:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_28_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2018_20.doc