Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của các bài từ bài 15àbài 21.

       - Kĩ năng:  vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập.

     - Thái độ: cẩn thận trong tính toán, giải thích. 

II. CHUẨN BỊ:

      * Thầy: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

     * Trò: xem trước bài.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:   

    2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

Nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào? 

- Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Cho ví dụ

- Nhiệt lượng là gì? Đơn vị đo nhiệt lượng?

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 27	 Ngày soạn: 20/2/2019	
Tiết: 27 	
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của các bài từ bài 15àbài 21.
 - Kĩ năng: vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập.
 - Thái độ: cẩn thận trong tính toán, giải thích. 
II. CHUẨN BỊ:
 * Thầy: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
 * Trò: xem trước bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào? 
- Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Cho ví dụ
- Nhiệt lượng là gì? Đơn vị đo nhiệt lượng?
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (15 phút). Hệ thống lại lí thuyết
-GV?: Công suất là gì? 
-GV?: Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
-GV?: Số ghi công suất trên động cơ điện = 1000 W có nghĩa là?
-GV?: Có mấy dạng cơ năng?
-GV?: Một vật có động năng là 3000J và có thế năng là 2000J. Cơ năng của vật đó bằng?
-GV?: Các chất được cấu tạo như thế nào?
-GV?: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
-GV?: Giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ có mối liên hệ gì?
-GV?: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
-GV?: Nhiệt lượng là gì? Đơn vị đo nhiệt lượng.
-HS: công thực hiện trong một đơn vị thời gian
-HS: , 
-HS:  1 giây  1000J
-HS: thế năng và động năng
-HS: 5000J
-HS:  nguyên tử, phân tử
-HS: chuyển động hỗn độn không ngừng
-HS:  nhiệt độ cao  phân tử chuyển động càng nhanh
-HS:  tổng động năng ; có 2 cách: thực hiện công, truyền nhiệt.
-HS: phần nhiệt năngnhận thêm hay mất bớt. trong truyền nhiệt
I. Lí thuyết:
 1. Công suất: 
 2. Cơ năng: có 2 dạng là thế năng và động năng
 3. Các chất được cấu tạo như thế nào?
 4.- Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? 
 - Mối liên hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử
 5. Nhiệt năng:
- Nhiệt năng là gì?
- Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. 
- Nhiệt lượng là gì?
Hoạt động 2: (19 phút). Vận dụng làm bài tập.
-GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài
-GV yêu cầu tóm tắt đề
-GV?: Để tính P ta áp dụng công thức nào?
-Gv gọi HS lên trình bày bài giải
-GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài
-GV?: Để giải thích hiện tượng ta áp dụng kiến thức bài nào?
-GV gợi ý HS giải thích
-GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
-GV chốt lại
-GV?: Để trả lời câu b, ta vận dụng kiến thức gì?
-HS ghi đề vào vở.
-HS tóm tắt đề 
-HS: 
-HS: lên bảng giải
-HS ghi đề vào vở.
-HS: bài 20
-HS trả lời theo gợi ý của GV để giải thích 
-HS nhận xét bổ sung
-HS lắng nghe, ghi bài
-HS: Mối liên hệ giữa nhiệt độ của vật và chuyển động phân tử
II. Bài tập:
 Bài 1: Một con ngựa kéo xe thực hiện một công 360kJ trong 10 phút. Tính công suất của con ngựa kéo xe? 
 Giải:
 - Công suất của con ngựa kéo xe:
600(W)
 Bài 2: Nhỏ vài giọt mực tím vào một cốc nước, mặc dù không khuấy lên nhưng một lúc sau cả cốc nước đều có màu tím.
 a. Hãy giải thích hiện tượng đó.
 b. Nếu tăng nhiệt độ của nước lên thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Vì sao?
 Giải
 a/ - Các phân tử nước cũng như các phân tử mực tím đều chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.	 
- Khi nhỏ mực tím vào nước, các phân tử mực chuyển động xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước chuyển động xen vào khoảng cách giữa các phân tử mực. Cho nên, mặc dù không khuấy lên nhưng một lúc sau cả cốc nước đều có màu mực. 
 b/ - Nếu tăng nhiệt độ của nước lên thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn	 
 - Vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh	
4. Củng cố: (2 phút)
- GV chốt lại nội dung cơ bản vừa ôn, dạng bài tập vừa sửa
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học bài: các nội dung cơ bản từ bài 15à21
- Xem lại các dạng bài tập đã sửa
- Tiết tới kiểm tra 1 tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trình kí tuần 27: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_27_on_tap_nam_hoc_2018_2019_truong.doc