Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển.
- Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống BVMT: Bảo vệ sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Dụng cụ TN:
+ 1 vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
+ 1 ống thủy tinh dài 10 - 15cm, tiết diện 2 -3 mm.
+ 1 cốc đựng nước.
- Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Chất lỏng gây áp suất như thế nào? Chất lỏng gây áp suất khác với chất rắn ntn?
- Công thức tính áp suất chất lỏng? Đơn vị đo áp suất.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 12 Ngày soạn: 24/10/2018 Tiết: 12 BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. - Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển. - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống BVMT: Bảo vệ sức khỏe. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Dụng cụ TN: + 1 vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng. + 1 ống thủy tinh dài 10 - 15cm, tiết diện 2 -3 mm. + 1 cốc đựng nước. - Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Chất lỏng gây áp suất như thế nào? Chất lỏng gây áp suất khác với chất rắn ntn? - Công thức tính áp suất chất lỏng? Đơn vị đo áp suất. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Tạo tình huống học tập: -GV thông báo cho HS hiện tượng: Nước thường chảy xuống. Vậy tại sao quả dừa đục 1 lỗ, dốc xuống thì nước dừa không chảy xuống? -HS lắng nghe, suy nghĩ. Hoạt động 2: (27 phút). Nghiên cứu để chứng minh có sự tồn tại của áp suất khí quyển: -GV giới thiệu về lớp khí quyển của Trái Đất. -GV?: Khí quyển có gây ra áp suất không? Vì sao? -GV chốt lại à chính xác hóa câu trả lời -GV yêu cầu HS đọc và thực hiện TN 1 -GV yêu cầu HS trả lời C1 -GV làm TN, yêu cầu HS quan sát -GV yêu cầu HS trả lời C2, C3 -GV yêu cầu HS đọc TN 3 -GV mô tả lại TN -GV gợi ý cho HS trả lời C4 + Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng? + Bên ngoài vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất? -GV giáo dục HS BVMT: Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm, ... --> để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, ... -HS lắng nghe. -HS: có vì không khí cũng có trọng lượng. -Hs lắng nghe, ghi bài. -HS đọc SGK, thực hiện TN 1 -HS suy nghĩ trả lời: Hút sữa raà áp suất trong hộp giảm, hộp méo vì -HS quan sát TN -HS suy nghĩ, trả lời: C2: Không vì C3: Nước chảy ra khỏi ống vì ... -HS đọc TN 3 -HS suy nghĩ, trả lời -HS lắng nghe, trả lời -HS lắng nghe I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Không khí có trọng lượng à gây ra áp suất chất khí lên các vật trên Trái đất à áp suất khí quyển. 1. Thí nghiệm 1: C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm hộp bị bẹp theo mọi phía. 2. Thí nghiệm 2: C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước. C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển 3. Thí nghiệm 3: C4: Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau 4. Củng cố: (7 phút). - GV: + yêu cầu HS làm C8, C9 SGK + yêu cầu HS đoc phần “có thể em chưa biết” 5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút). - Học bài - Làm bài tập: 9.1, 9.2, 9.3 SBT - Xem trước bài 10: “Lực đẩy “Acsimet” IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . - Trò: .. . . . . Trình kí tuần 12:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_9_ap_suat_khi_quyen_nam_hoc_2018_20.doc