Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
+ Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.
- Kĩ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Thái độ: nghiêm túc trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy:
- Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm:
+ 1 bình thông nhau
+ 1 chậu chứa nước
- Tranh vẽ máy nén thủy lực (hoặc tranh phóng to)
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 10 Ngày soạn: 16/10/2018 Tiết: 10 BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (T2) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao. + Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy. - Kĩ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét. - Thái độ: nghiêm túc trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: - Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: + 1 bình thông nhau + 1 chậu chứa nước - Tranh vẽ máy nén thủy lực (hoặc tranh phóng to) * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (7 phút). Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau: -GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 8.6 SGK -GV yêu cầu HS đọc C5, nêu dự đoán. -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS làm TN trong 3 phút -GV gọi đại diện HS các nhóm nêu kết quả TN -GV treo bảng phụ ghi sẵn kết luận (chưa hoàn thành chỗ ), yêu cầu HS hoàn thành kết luận -HS quan sát -HS đọc C5 và nêu dự đoán. -HS hoạt động nhóm làm TN kiểm tra dự đoán -HS nêu kết quả TN -HS: từ kết quả TN hoàn thành kết luận. III. Bình thông nhau: C5: hình 8.6c *) Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao. Hoạt động 2: (15 phút). Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực: (Xoáy sâu) s S F f A B - GV treo tranh vẽ hình 8.9 SGK - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục IV - GV yêu cầu HS chỉ trên tranh vẽ các bộ phận chính của máy nén thủy lực - GV giới thiệu nguyên tắc hoạt động của máy -HS quan sát -HS làm việc cá nhân đọc SGK, tìm hiểu cấu tạo -HS chỉ ra các bộ phận của máy -HS lắng nghe, ghi bài IV. Máy nén thủy lực: 1. Cấu tạo: Bộ phận chính gồm: hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 01 pít tông. 2. Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng 1 lực f lên pít tông nhỏ có diện tích s, lực này gây một áp suất p = lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit tông lớn có diện tích S và gây ra nên lực nâng F lên pít tông này: F =p.S =. Suy ra 4. Củng cố: (5 phút + 15 phút) - GV: yêu cầu HS làm C8,C9 , C10 SGK - Kiểm tra 15 phút 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Làm bài tập: 8.2; 8.6 SBT - Xem trước bài 9: “áp suất khí quyển ” IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: Trình kí tuần 11: - Trò:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_8_ap_suat_chat_long_binh_thong_nhau.doc