Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
+ Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
- Kĩ năng:
+ Vận dụng được công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
+ Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Tuyên truyền – ngăn chặn không cho sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Dụng cụ TN làm TN biểu diễn:
- 1 bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng.
- 1 bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
* Trò: Xem trước bài
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 10 Ngày soạn: 09/10/2018 Tiết: 10 Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (T1) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. + Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. - Kĩ năng: + Vận dụng được công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng. + Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét. - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Tuyên truyền – ngăn chặn không cho sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: Dụng cụ TN làm TN biểu diễn: - 1 bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng. - 1 bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời làm đáy. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Áp suất là gì? Chữa bài tập 7.4; 7.6 SBT - Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập: -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK. -HS lắng nghe, suy nghĩ Hoạt động 2: (8 phút). Tìm hiểu về áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình: -GV yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK. -GV đặt vấn đề: chất lỏng có gây ra áp suất không? Nếu có thì áp suất này có giống chất rắn không? -GV yêu cầu HS đọc mục 1 TN. -GV giới thiệu dụng cụ và mục đích TN -GV yêu cầu HS hãy dự đoán xem hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? -GV yêu cầu HS làm TN hình 8.3SGK -GV gọi HS trả lời C1 + Các màng cao su tại A, B, C bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên đâu? -GV làm TN: dùng kim đâm vào một bọc nước ở các vị trí khác nhau. -GV gọi HS trả lời C2 + Nước chảy ra ở bất kì vị trí nào trên bọc nước nếu bị kim đâm thủng chứng tỏ chất lỏng gây áp suất theo một phương hay theo nhiều phương? -HS quan sát. -HS lắng nghe -HS đọc mục 1 SGK -HS quan sát, lắng nghe. -HS nêu dự đoán: các màng cao su sẽ căng ra. -HS hoạt động nhóm làm TN -HS độc lập suy nghĩ trả lời. -HS quan sát. -HS dựa trên hiện tượng quan sát được trả lời I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng: 1. Thí nghiệm: C1: Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình. C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. Hoạt động 3: (10 phút). Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng: -GV đặt vấn đề: chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó không? -GV giới thiệu dụng cụ TN -GV yêu cầu HS đọc C3 -GV giao dụng cụ, hướng dẫn HS làm TN -GV?: +đĩa D không bị tách rời khỏi đáy là do nguyên nhân nào? + quay bình theo nhiều phương khác nhau trong nước thì đĩa D cũng không rơi chứng tỏ chất lỏng gây áp suất theo một phương hay nhiều phương trong lòng nó? -GV?: qua 2 TN, em rút ra được kết luận gì? (yêu cầu HS hoàn thành C4) -GV giáo dục HS BVMT: Nếu sử dụng chất nổ à ô nhiễm môi trường à cần tuyên truyền – ngăn chặn không cho sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. -GV gọi HS trả lời câu C6 -HS lắng nghe, suy nghĩ. -HS quan sát, lắng nghe. -HS đọc C3. -HS: làm TN theo hướng dẫn của GV -HS: chất lỏng đã gây áp suất lên đĩa D -HS: theo nhiều phương -HS độc lập suy nghĩ trả lời. -HS lắng nghe. -HS suy nghĩ trả lời 2. Thí nghiệm 2: C3: chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. 3. Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình, mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. Hoạt động 4: (13 phút). Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng: -GV yêu cầu HS từ p = , chứng minh p = d.h -GV giới thiệu công thức P = d.h -GV lưu ý HS cách xác định h. A B C -GV yêu cầu HS so sánh PA,PB, PC? giải thích. -GV hướng dẫn HS làm câu C7 + yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt đề + yêu cầu HS áp dụng công thức tính p = ? -HS suy nghĩ, trả lời: P = =d.h -HS lắng nghe. -HS: PA = PB = PC -HS làm theo hướng dẫn h = 1,2 m h1 = 1,2 - 0,4 = 0,8 m d = 10000 N/m3 p = ? p1 = ? II. Công thức tính áp suất chất lỏng: P = d.h Trong đó: + P: là áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa), (N/m2). + d: là trọng lượng riêng chất lỏng (m3) + h: là chiều cao cột chất lỏng (m). *) Trong một chất lỏng đứng yên, tại các điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng như nhau. C7: - Áp suất của nước lên đáy thùng là: p = d.h = 10000 . 1,2 = 12000 (N) - Áp suất của nước lên một điểm cách đáy thùng 0,4m là: P1 = d.h1 = 10000 . 0,8 = 8000 (N) 4. Củng cố: (4 phút). - GV?: + Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? (xoáy sâu) + Áp suất chất lỏng được tính bằng công thức nào? - GV cho HS làm bài tập: Một người thợ lặn chỉ lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn, biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800 N/m2, trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. 5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút). - Học bài - Làm bài tập: 8.3; 8.4 SBT. - Xem trước mục III. Bình thông nhau + phần có thể em chưa biết IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: Trình kí tuần 10: - Trò:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_8_ap_suat_chat_long_binh_thong_nhau.doc