Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Nêu được áp lực là gì; Nêu được áp suất là gì, đơn vị đo áp suất là gì. 

      - Kĩ năng: vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. 

      - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động cho thợ khai thác đá.

II. CHUẨN BỊ:

* Thầy: - Bảng phụ kẽ sẵn bảng 1 SGK

- Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: 1 chậu đựng cát hạt nhỏ (hoặc bột); 3 miếng kim loại hình chữ nhật.

* Trò: Xem trước bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: 

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 7: Áp suất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 9	Ngày soạn: 03/10/2018
Tiết: 9	 
BÀI 7: ÁP SUẤT
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nêu được áp lực là gì; Nêu được áp suất là gì, đơn vị đo áp suất là gì. 
 - Kĩ năng: vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. 
 - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động cho thợ khai thác đá.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: - Bảng phụ kẽ sẵn bảng 1 SGK
- Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: 1 chậu đựng cát hạt nhỏ (hoặc bột); 3 miếng kim loại hình chữ nhật.
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1 và đặt vấn đề như SGK . 
-HS lắng nghe, suy nghĩ. 
Hoạt động 2: ( 10 phút). Hình thành khái niệm áp lực: 
-GV yêu cầu HS quan sát hình 7.2 SGK
-GV?: Nền nhà chịu tác dụng của lực gì? Lực này có phương như thế nào?
-GV chốt lại, nêu khái niệm áp lực.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 7.3 SGK, trả lời C1
+ Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường có phương ntn so với mặt bị ép?--> có phải áp lực không?
+ Lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ có phương ntn so với mặt bị ép?--> có phải áp lực không?
+ .
-HS quan sát.
-HS lực ép (trọng lực), phương vuông góc với mặt đất. 
-HS lắng nghe, ghi bài.
-HS quan sát, suy nghĩ trả lời.
 I. Áp lực là gì? 
 Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 
 C1: -Hình a: Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
 - Hình b: cả 2 lực.
Hoạt động 3: (14 phút). Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
-GV yêu cầu HS quan sát hình 7.4 SGK 
-GV giới thiệu cách tiến hành TN, hướng dẫn HS làm TN, trả lời C2
+ Đặt các khối kim loại như hình 7.4 SGK 
+ Sau đó lấy các khối kim loại ra.
+Quan sát xem bột (cát) bị lún nhiều hay ít trong từng trường hợp
-GV yêu cầu HS dựa vào kết quả C2 hoàn thành kết luận.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe, làm việc theo nhóm làm TN, hoàn thành bảng 7.1 
-HS hoàn thành kết luận.
II. Áp suất:
 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 C2: 
Áp lực

 (F)
Diện tích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2>F1
S2 = S1
h2 >h1
F3=F1
S3 < S1
h3 >h

*) Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
Hoạt động 4: (5 phút). Giới thiệu công thức tính P: (Xoáy sâu)
-GV giới thiệu công thức tính và đơn vị của P
-GV giáo dục HS BVMT: Áp suất do các vụ nổ gây ra rất lớn,  
à đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động cho thợ khai thác đá.
-HS lắng nghe, ghi bài.
-HS lắng nghe.
 2. Công thức tính áp suất:
 Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 P = 
Trong đó: 
 F là áp lực (N)
 S là diện tích bị ép (m2)
 P là áp suất (N/m2), (Pa)
 1Pa = 1N/m2
Hoạt động 5: (8 phút). Vận dụng:
-GV gọi HS đọc đề C4
-GV yêu cầu HS trả lời C4
+ Có những cách nào để có thể làm tăng áp suất? 
+ Có những cách nào để có thể làm giảm áp suất?
-GV treo bảng phụ ghi sẵn đề
-GV hướng dẫn HS tóm tắt đề
-GV gọi HS đặt lời giải
-GV?: Tính p bằng công thức nào?
+ GV: hướng dẫn tóm tắt đề
+ GV?: Áp dụng công thức nào để tính khối lượng?
+ GV: gọi HS giải
+ GV gọi HS nhận xét, sau đó sửa (nếu HS giải sai)
-HS đọc đề SGK
-HS quan sát, ghi đề vào vở
-HS:
F = 510N
S = 0,03 m2
P = ?
- HS làm theo yêu cầu của GV
-HS: P = 
+HS: tóm tắt đề theo hướng dẫn 
P= 14000N/m2
Sxe = 3dm2 = 0,03 m2
m = ?
+HS: P = àF =P.S
F = P = 10.m à
+HS: đứng tại chỗ trình bày bài giải
+HS: nhận xét bổ sung
III. Vận dụng:
C4: Tăng F
- Tăng áp suất
 Giảm S
 Giảm F
- Giảm áp suất
 Tăng S
Bài: Một người có trọng lượng 510 N. Diện tích tiếp xúc của chân với mặt sàn là 0,03 m2. Tính áp suất của chân người đó tác dụng lên mặt sàn.
Giải
 Áp suất của chân người tác dụng lên mặt sàn là:
P = 17000(Pa)
Bài: Một học sinh đứng thẳng hai chân lên sàn lớp, gây ra một áp suất là 14000 N/m2, biết diện tích tiếp xúc của một chân là 1,5dm2. Tính khối lượng của HS đó.
Giải:
-Áp lực của học sinh lên mặt sàn là:
= 14000.0,03
 = 420 (N)
- Khối lượng của HS đó là:
 F = P = 10.m à(kg)
4. Củng cố: (3 phút).
- GV yêu cầu HS giải thích: 
 + Tại sao khi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi. 
 + Tại sao lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài sắc?
5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút).
 - Học bài 
 - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài.
 - Làm bài tập: 7.4; 7.5; C5 SGK, 7.6 SBT.
 - Xem trước bài 8: “Ap suất chất lỏng – Bình thông nhau”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy:  
	-Trò: 
	Trình kí tuần 9: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_7_ap_suat_nam_hoc_2018_2019_truong.doc