Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nêu được ví dụ về lực ma sát nghĩ, ma sát trượt, ma sát lăn.
- Kĩ năng: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
-Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống để bảo vệ môi trường: trong giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: - Tranh vẽ các vòng bi
- Dụng cụ TN cho các nhóm: Lực kế, miếng gỗ (1 mặt nhám, 1 mặt nhẵn), 1 quả cân,
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 8A: …………………………………………….
8B: …………………………………………….
8C: …………………………………………….
8D: …………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng. Chữa bài tập 5.1 SBT
- Chữa bài tập 5.8 SBT
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 6 Ngày soạn: 12/9/2017 Tiết: 6 BÀI 6: LỰC MA SÁT I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nêu được ví dụ về lực ma sát nghĩ, ma sát trượt, ma sát lăn. - Kĩ năng: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. -Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống để bảo vệ môi trường: trong giao thông. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: - Tranh vẽ các vòng bi - Dụng cụ TN cho các nhóm: Lực kế, miếng gỗ (1 mặt nhám, 1 mặt nhẵn), 1 quả cân, * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 8A: . 8B: . 8C: . 8D: . 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng. Chữa bài tập 5.1 SBT - Chữa bài tập 5.8 SBT 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập. -GV yêu cầu HS đọc tình huống SGK. -GV thông báo cho HS biết trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ nên kéo xe bò rất nặng. Vậy trong các ổ trục từ xe bò đến các động cơ, máy móc đều có ổ bi , dầu, mỡ. Vậy ổ bi, dầu, mỡ có tác dụng gì? -HS đọc SGK. -HS lắng nghe. Hoạt động 2: (18 phút). Nghiên cứu khi nào có lực ma sát: (Xoáy sâu) -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK. -GV?: khi nào xuất hiện ma sát trượt? -GV yêu cầu HS làm C1 -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK. -GV ?: lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? - GV yêu cầu HS làm C2 -GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1 và trả lời C3 +GV lưu ý HS quan sát số người đẩy thùng hàng, đặc điểm thùng hàng àtrả lời C3 -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SGK +GV giới thiệu và làm TN, yêu cầu 1HS đọc số liệu -GV yêu cầu HS làm C4 -GV? Fms nghỉ chỉ xuất hiện trong trường hợp nào? -GV yêu cầu HS làm C5 -GVchốt lại Fms nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào. -GV lấy ví dụ và yêu cầu HS lấy thêm ví dụ -HS đọc SGK -HS suy nghĩ, trả lời. -HS tìm ví dụ, trả lời. -HS đọc SGK -HS lắng nghe, ghi bài. -HS tìm ví dụ, trả lời. -HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời. -HS đọc SGK -HS lắng nghe, tham gia đọc kết quả TN -HS suy nghĩ trả lời. -HS suy nghĩ trả lời. -HS lắng nghe, ghi bài -HS lắng nghe, tìm thêm ví dụ. I. Khi nào có lực ma sát? 1. Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt xuất hiện khi 1 vật chuyển động trượt trên mặt của vật khác. 2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật chuyển động lăn trên mặt của vật khác. C3: -Hình 6.1 a: Fms trượt - Hình 6.2 b: Fms lăn 3. Lực ma sát nghỉ: C4: Vật không thay đổi vận tốc: chứng tỏ vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. Fk = Fms nghỉ Fms nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên. Hoạt động 3: (10 phút). Nghiên cứu các lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật: -GV yêu cầu Hs làm C6 (GV gợi ý HS nêu tác hại, biện pháp khắc phục của 1 trường hợpà gọi HS làm các trường hợp còn lại) -GV yêu cầu HS làm C7 (GV gợi ý HS nêu lợi ích, biện pháp tăng ma sát của 1 trường hợpà gọi HS làm các trường hợp còn lại) -GV giáo dục HS bảo vệ môi trường: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện -HS quan sát hình vẽ, nêu tác hại và biện pháp khắc phục. -HS quan sát hình 6.4 và nêu tác dụng của lực ma sát. -HS lắng nghe. II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật: 1. Lực ma sát có thể có hại: C6: a) Ma sát trượt làm mòn xích đĩa khắc phục: tra dầu. b) Ma sát trượt làm mòn trục, cản trở chuyển động của bánh xe khắc phục: lắp ổ bi c) Ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khắc phục: lắp bánh xe con lăn. 2. Lực ma sát có thể có ích: C7: - giữ phấn trên bảng Biện pháp: tăng độ nhám của bảng. - cho ốc và vít giữ chặt vào nhau Biện pháp: Ốc vít có rãnh. - giữ cho ô tô trên mặt đường Biện pháp: tăng độ sâu khía rãnh. 4. Củng cố: (6 phút). - GV?: + Lực ma sát có mấy loại? Mỗi loại xuất hiện khi nào? + Nêu tác hại và lợi ích của ma sát; Cách làm tăng, giảm ma sát. - GV yêu cầu HS làm C8, C9 SGK 5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút). - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tập: 6.1, 6.2, 6.3 SBT - Ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 6 tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . - Trò: .. . . . . Trình kí tuần 6:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_6_luc_ma_sat_nam_hoc_2017_2018_truo.doc