Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

    + Nêu được hai lực cân bằng là gì?

+ Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. 

+ Nêu được quán tính của một vật là gì? 

- Kĩ năng:  Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

- Thái độ: ham hiểu biết, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

* Thầy: 

- Dụng cụ làm TN biểu diễn: 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ. 

- Máy tính và tivi tương tác.  

* Trò: - Xem trước bài

            - Thước thẳng

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

                      Nêu cách biểu diễn véctơ lực? Làm bài tập 4.4a SBT;  4.5a SBT

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 5 	 Ngày soạn: 6/9/2018
Tiết: 5 	 
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
	+ Nêu được hai lực cân bằng là gì?
+ Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. 
+ Nêu được quán tính của một vật là gì? 
- Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Thái độ: ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: 
- Dụng cụ làm TN biểu diễn: 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ. 
- Máy tính và tivi tương tác. 
* Trò: - Xem trước bài
 	 - Thước thẳng
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
	 Nêu cách biểu diễn véctơ lực? Làm bài tập 4.4a SBT; 4.5a SBT
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập:
-GV tạo tình huống học tập như SGK . 
-HS lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2: (20 phút). Tìm hiểu về lực cân bằng:
(Xoáy sâu mục 1)
-GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK và thông báo: các vật này chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
-GV yêu cầu HS kể tên các lực tác dụng lên vật.
+ GV gợi ý HS kể tên các lực tác dụng lên vật
GV vẽ sẵn vật trên bảng, hướng dẫn HS lên bảng lần lượt biểu diễn các lực.
-GV yêu cầu HS nhận xét về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của 2 lực cân bằng. 
-GV chốt lại đặc điểm của 2 lực cân bằng.
-GV?: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì trạng thái của vật như thế nào?
-GV?: Vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì trạng thái của vật như thế nào?
-GV yêu cầu HS đọc phần TN SGK, quan sát hình 5.3 
-GV trình chiếu dụng cụ TN, mô tả quá trình thí nghiệm.
-GV đưa ra bảng số liệu 5.1, yêu cầu HS rút ra nhận xét đối chiếu với dự đoán
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS trả lời: 
+ Quyển sách: P, N
+ Quả cầu: P, T
+ Quả bóng: P, N
-HS lên bảng biểu diễn lực.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe, ghi bài.
-HS trả lời: đứng yên
-HS nêu dự đoán.
-HS đọc phần TN SGK, quan sát hình 5.3 
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS hoàn thành C5, rút ra nhận xét, trả lời.
I. Lực cân bằng:
 1) Hai lực cân bằng là gì?
*) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. 
 2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động:
 Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 3: (15 phút). Tìm hiểu về quán tính:
(Xoáy sâu mục 1)
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần II.
-GV thông báo nhận xét
-GV trình chiếu video về hiện tượng quán tính, yêu cầu HS quan sát.
-GV yêu cầu HS trả lời C6 SGK.
+ Búp bê ngã về phía nào?
+ Khi đẩy xe thì chân búp bê sẽ ntn?
+ Do quán tính, thân và đầu búp bê có chuyển động (dừng lại) độ ngột được không?
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét, chính xác hoá câu trả lời
-GV yêu cầu HS trả lời C7 SGK
-HS đọc SGK.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS lắng nghe, ghi bài
-HS suy nghĩ, trả lời
C7: Búp bê ngã về phía trước. Vì khi xe dừng đột ngột, chân búp bê dừng lại cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê vẫn còn chuyển động. Do đó, búp bê ngã về phía trước.
II. Quán tính:
 1. Nhận xét:
 Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
 Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật.
 2. Vận dụng:
 C6: Búp bê ngã về phía sau. Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động. Do đó, búp bê ngã về phía sau.
4. Củng cố: (2 phút).
 - GV?:
 + Hai lực cân bằng có đặc điểm gì?
 + Vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì trạng thái của vật như thế nào?
 + Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì trạng thái của vật như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút).
 - Học bài
 - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài.
 - Làm bài tập: C8 SGK; 5.1, 5.2, 5.3SBT.
 - Xem trước bài 6: “ Lực ma sát”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy: . 
.
.
.
	- Trò: ..
.
.
.
	Trình kí tuần 5: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_5_su_can_bang_luc_quan_tinh_nam_hoc.doc