Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức để giải các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật
- Thái độ: kiên trì, trung thực trong học tập.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: SGK, SGV, máy tính bỏ túi.
* Học sinh: xem trước bài, máy tính bỏ túi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- HS1: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc yếu tố nào?
- HS2: Viết công thức tính Q thu vào của vật; giải thích các đại lượng, đơn vị có trong công thức?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 34 Ngày soạn: 08/4/2019 Tiết: 34 Bài 25. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT (T1) I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau. - Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức để giải các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật - Thái độ: kiên trì, trung thực trong học tập. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: SGK, SGV, máy tính bỏ túi. * Học sinh: xem trước bài, máy tính bỏ túi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - HS1: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc yếu tố nào? - HS2: Viết công thức tính Q thu vào của vật; giải thích các đại lượng, đơn vị có trong công thức? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập. - Mục đích: Tạo tình huống học tập. - Nội dung: nhiệt truyền từ vật nào sang vật nào? - GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK -GV chốt lại vấn đề - HS: đọc thông tin SGK -HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời, nhận thức vấn đề Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (10 phút). Nguyên lí truyền nhiệt. - Mục đích: Tìm hiểu nguyên lí truyền nhiệt. - Nội dung: Nguyên lí truyền nhiệt -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt. -GV: thông báo ba nội dung của nguyên lí truyền nhiệt -GV: Yêu cầu HS giải thích tình huống đặt ra ở đầu bài -HS: Đọc thông tin sgk -HS: lắng nghe. -HS: An nói đúng vì - Lắng nghe, ghi nhớ I/ Nguyên lí truyền nhiệt: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. *Kiến thức 2: (10 phút). Phương trình cân bằng nhiệt - Mục đích: giới thiệu phương trình cân bằng nhiệt - Nội dung: Phương trình cân bằng nhiệt -GV: đặt vấn đề: Có hai vật trao đổi nhiệt:Vật I: Qtỏa, vật II: Qthu. Vậy theo nguyên lí 3 thì ta được gì? -GV hướng dẫn HS viết công thức tính nhiệt lượng vật tỏa ra, thu vào -HS: Qtoả = Qthu - HS quan sát, lắng nghe, phát biểu Khối lượng Nhiệt độ ban đầu Nhiệt độ cuối Nhiệt dung riêng II/ Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu Vật tỏa nhiệt Vật thu nhiệt m1 (kg) m2 (kg) t1 (0C) t2 (0C) t (0C) t (0C) c1 (J/kg.K) c2 (J/kg.K) m1c1(t1-t) = m2c2(t-t2) Hoạt động 3: (13 phút). Luyện tập - Mục đích: vận dụng phương trình cân bằng nhiệt - Nội dung: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt -GV : Yêu cầu HS đọc đề bài -GV treo bảng phụ ghi sẵn bài giải ví dụ -GV : giải thích ví dụ : + Nhiệt độ của vật khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? + Vật nào toả nhiệt để giảm nhiệt độ, vật nào thu nhiệt để tăng nhiệt độ? + Tính Q toả ra và Q thu vào? + Khi có cân bằng nhiệt ta có điều gì? -HS: Đọc tìm hiểu -HS quan sát -HS lắng nghe, phát biểu + 250C + Nhôm toả nhiệt, nước thu nhiệt + Qtoả = Qthu III/ Thí dụ về phương trình cân bằng nhiệt: Giải Nhiệt lượng quả cầu nhôm toả ra: Q1 = m1c1(t1 – t2 =0,15.880.(100– 25) =9900 J Nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2) = m2 4200.(25 – 20) = 21000. m2 Khi có cân bằng nhiệt, ta có: Q2 = Q1 21000. m2 = 9900 (kg) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: phương trình cân bằng nhiệt. - Xem lại ví dụ đã sửa. - Làm bài tập C2, C3 SGK. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được: phương trình cân bằng nhiệt. - Làm bài tập C2, C3 SGK. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV yêu cầu HS nhắc lại nguyên lí truyền nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: ..... .. Trình kí tuần 34:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_25_phuong_trinh_can_bang_nhiet_tiet.doc