Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 

  - Kiến thức: Củng cố công thức tính nhiệt lượng Q = m.c.Dt 

  - Kĩ năng: Vận dụng được công thức Q = m.c.Dt làm được bài tập.

  - Thái độ: ham thích môn học, cẩn thận trong tính toán

1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

           - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.

           - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.

II. CHUẨN BỊ:

     * Giáo viên:Hệ thống bài tập 

* Học sinh:  xem trước bài. 

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

      - Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

      - Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức?

      - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì?   

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 33	Ngày soạn: 01/4/2019	
Tiết: 33 	 	
Bài 24. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG (T2)
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 - Kiến thức: Củng cố công thức tính nhiệt lượng Q = m.c.Dt 
 - Kĩ năng: Vận dụng được công thức Q = m.c.Dt làm được bài tập.
 - Thái độ: ham thích môn học, cẩn thận trong tính toán
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
	- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Hệ thống bài tập 
* Học sinh: xem trước bài. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
	- Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
	- Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức?
	- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì? 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài.
- Mục đích: giới thiệu mục đích, nội dung tiết học.
- Nội dung: vận dụng kiến thức công thức tính nhiệt lượng làm bài tập
- GV giới thiệu mục đích, nội dung tiết học.
-HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời, nhận thức vấn đề
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: 
* Kiến thức 1: (5 phút). Lí thuyết 
- Mục đích: Hệ thống lí thuyết
- Nội dung: Công thức tính nhiệt lượng.
-GV?: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
-GV?: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào? Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. 
-HS: 3 yếu tố 
-HS: ghi công thức và nêu 
I. Lý thuyết:
 Nhiệt lượng vật thu vào tính bằng công thức:
 Q = m.c.t
Hoạt động 2: vận dụng (24 phút). 
-GV treo bảng phụ ghi sẵn đề
- GV gọi HS tóm tắt đề bài
-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải, HS bên dưới tự làm vào vở
-GV gọi HS nhận xét à sau đó chốt lại (sửa sai nếu có)
-GV treo bảng phụ ghi sẵn đề
- GV gọi HS tóm tắt đề bài
-GV?: muốn biết kim loại đó làm bằng chất gì ta làm như thế nào?
-GV?: tính c như thế nào?
(GV hướng dẫn HS từ Q = m.c.t
à c =)
-GV gọi HS đọc đề
-GV gọi HS tóm tắt đề bài
-GV?: muốn tính nhiệt lượng cần đun sôi ấm nước ta làm như thế nào?
(GV thông báo tính Q = Qấm + Qnước )
-GV lần lượt gọi HS lên bảng tính
-HS ghi đề vào vở
-HS: 
m = 2kg
c = 4200J/kg.K
t1 = 200C
t2 = 1000C
Q = ?J
-HS áp dụng công thức Q = m.c.t à giải
-HS nhận xét bài giải
 -HS ghi đề vào vở
-HS: 
m = 5kg
t1 = 200C
t2 = 500C
Q = 59000(J) 
Kim loại là chất gì?
-HS: tính c và tra bảng nhiệt dung riêng của một số chất.
-HS: áp dụng Q = m.c.t à tìm c 
-HS đọc đề
-HS: 
m1 = 0,5kg
m2 = 2kg
c1 = 880J/kg.k
c2 = 4200J/kg.k
Q =?J
-HS: phải tính Qấm =?
Qnước =? 
Q = Qấm + Qnước 
-HS: lên bảng tính theo yêu cầu của GV
II. Bài tập:
Bài 1: Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2kg nước từ 200C biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
Giải
Nhiệt lượng cần thiết là:
 Q = m.c.t = m.c. (t2 – t1)
 = 2. 4200.(100 – 20)
 =672000(J)
Bài 2: Để đun nóng một vật có khối lượng 2kg từ 200C lên 1500C cần phải cung cấp một nhiệt lượng là 119,6KJ. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?
Giải
Ta có Q = m.c.t
à c =
 = 460 J/kg.K
Vậy vật đó làm bằng Thép.
Bài 3 : Câu C10: (SGK trang 86)
 * Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là: 
 Q1 = m1c1(t2 – t1)
 = 0,5.880.(100 – 25)
 = 33000 (J) 
* Nhiệt lượng nước thu vào là:
 Q2 = m2c2(t2 – t1)
 = 2.4200.(100 – 25)
 = 630000 (J) 
* Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là:
 Q = Q1 + Q2
 = 33000 + 630000
 = 663000 (J)
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút)
	a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo.
	 Nội dung: 
- Học bài: Công tức tính nhiệt lượng.
- Xem lại các dạng bài tập đã sửa.
- Xem trước bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt.
 b) Cách tổ chức hoạt động: 
	- HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
	- GV: giao nhiệm vụ cho HS.
	c) Sản phẩm hoạt động của HS: 
- Nắm được: Công tức tính nhiệt lượng.
- Tìm hiểu nội dung bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại dạng bài tập đã sửa trong tiết à cách giải 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Giáo viên: ...
....
- Học sinh: .
....
Trình kí tuần 33: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_24_cong_thuc_tinh_nhiet_luong_tiet.doc