Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt .
- Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Thái độ: + Hợp tác trong hoạt động nhóm, ham thích môn học.
+ Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà à sử dụng tia nhiệt mặt trời để sưởi ấm ở các nước lạnh, trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để làm mát ở các xứ nóng.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Dụng cụ làm TN biểu diễn: hình 23.4; 23.5 SGK.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 23.1 SGK
* Học sinh: Xem trước mục II bài 23. Đối lưu – Bức xạ nhiệt à Tìm hiểu “Bức xạ nhiệt là gì”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 31 Ngày soạn: 19/3/2019 Tiết: 31 Bài 23. ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (T2) I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt . - Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. - Thái độ: + Hợp tác trong hoạt động nhóm, ham thích môn học. + Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà à sử dụng tia nhiệt mặt trời để sưởi ấm ở các nước lạnh, trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để làm mát ở các xứ nóng. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Dụng cụ làm TN biểu diễn: hình 23.4; 23.5 SGK. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 23.1 SGK * Học sinh: Xem trước mục II bài 23. Đối lưu – Bức xạ nhiệt à Tìm hiểu “Bức xạ nhiệt là gì”. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Đối lưu là gì? Lấy ví dụ minh họa về đối lưu - Làm bài tập 23.1 SBT 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (3 phút). Đặt vấn đề - Mục đích: Tạo tình huống học tập. - Nội dung: Năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái đất bằng cách nào? -GV đắt vấn đề như phần đầu mục II SGK -HS lắng nghe, nhận thức vấn đề Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (20 phút). Bức xạ nhiệt. - Mục đích: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt. - Nội dung: Bức xạ nhiệt. -GV làm thí nghiệm hình 23.4; 23.5 SGK, yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra. -GV hướng dẫn HS trả lời C7, C8, C9. -GV?: Bức xạ nhiệt là gì? -GV giáo dục HS BVMT: Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà à sử dụng tia nhiệt mặt trời để sưởi ấm ở các nước lạnh, trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để làm mát ở các xứ nóng (tiết kiệm điện). -HS quan sát TN, mô tả hiện tượng xảy ra. -HS thảo luận, trả lời. -HS, suy nghĩ, trả lời -HS lắng nghe. II. Bức xạ nhiệt: 1. Thí nghiệm: 2. Trả lời câu hỏi: C7: không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu về phía đầu B. C8: không khí trong bình lạnh đi à miếng gỗ đã ngăn không cho nhệt truyền đến bình à nhiệt truyền đến bình theo đường thẳng C9: không phải dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng. *) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Hoạt động 3: (10 phút). Hoạt động vận dụng và mở rộng. - Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập. - Nội dung: Bài tập C10, C11, C12 SGK - GV lần lượt gọi HS đọc đề C10, C11, C12. - GV gọi HS trả lời + Phủ muội màu đen thì khả năng hấp thụ các tia nhiệt ntn? + Áo màu trắng thì khả năng hấp thụ các tia nhiệt ntn? - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét và chính xác hóa bài làm - HS đọc đề - HS: suy nghĩ, trả lời Chất Rắn Hình thức truyền nhiệt chủ yếu Dẫn nhiệt -HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, ghi bài III. vận dụng: C10: Để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt C11: Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt C12: Lỏng Khí Chân không Đối lưu Đối lưu Bức xạ nhiệt 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (4 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: Bức xạ nhiệt là gì, bức xạ nhiệt xảy ra ở môi trường nào ? - Làm bài tập: 23.2 à 23.7 SBT - Xem trước bài 24. Công thức tính nhiệt lượng. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được: Bức xạ nhiệt là gì, bức xạ nhiệt xảy ra ở môi trường nào ? - Làm bài tập: 23.2 à 23.7 SBT - Tìm hiểu “Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào, công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên”. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV?: Bức xạ nhiệt là gì? Lấy ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt trong thực tế. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 31:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_23_doi_luu_buc_xa_nhiet_tiet_2_nam.doc