Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu.
- Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về đối lưu để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Thái độ: + Hợp tác trong hoạt động nhóm, ham thích môn học.
+ Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Sống và làm việc lâu trong phòng kín à cảm thấy khó chịu à cần có biện pháp để không khí lưu thông.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Dụng cụ làm TN biểu diễn: hình 23.1; 23.3; 23.3SGK (hoặc TN ảo)
- Đầu chiếu projector.
* Học sinh: Xem trước bài 23 à Tìm hiểu “Đối lưu là gì, bức xạ nhiệt là gì”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là sự dẫn nhiệt?
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 30 Ngày soạn: 12/3/2019 Tiết: 30 Bài 23. ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (T1) I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu. - Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về đối lưu để giải thích một số hiện tượng đơn giản. - Thái độ: + Hợp tác trong hoạt động nhóm, ham thích môn học. + Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Sống và làm việc lâu trong phòng kín à cảm thấy khó chịu à cần có biện pháp để không khí lưu thông. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Dụng cụ làm TN biểu diễn: hình 23.1; 23.3; 23.3SGK (hoặc TN ảo) - Đầu chiếu projector. * Học sinh: Xem trước bài 23 à Tìm hiểu “Đối lưu là gì, bức xạ nhiệt là gì”. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Thế nào là sự dẫn nhiệt? - So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (5 phút). Tổ chức tình huống học tập. - Mục đích: Tạo tình huống học tập. - Nội dung: Đặt một miếng sáp ở miệng ống nghiệm, đun ở đáy ống nghiệm thì sáp sẽ chảy, làm ngược lại thì sáp không chảy. Tại sao? -GV làm TN hình 23.1 SGK, yêu cầu HS quan sát. -GV: Đặt một miếng sáp ở miệng ống nghiệm, đun ở đáy ống nghiệm thì sáp sẽ chảy, làm ngược lại thì sáp không chảy. Tại sao?. -HS: quan sát TN -HS lắng nghe, suy nghĩ, nhận thức vấn đề, trả lời. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (20 phút). Đối lưu. - Mục đích: Tìm hiểu hiện tương đối lưu. - Nội dung: Đối lưu. -GV gọi HS đọc yêu cầu TN -GV trình chiếu, giới thiệu dụng cụ TN, cách làm TN. - GV trình chiếu TN ảo, yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3 -GV thông báo: sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm gọi là sự đối lưu. -GV đặt vấn đề: sự đối lưu có thể xảy ra trong chất khí không? -GV trình chiếu thí nghiệm hình 23.3 SGK, yêu cầu HS quan sát -GV yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng -GV chính xác hóa câu trả lời. -GV thông báo: sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm gọi là sự đối lưu. -GV?: Đối lưu là gì? -HS đọc yêu cầu TN -HS quan sát, lắng nghe -HS quan sát hiện tượng, trả lời -HS lắng nghe -HS lắng nghe, nhận thức vấn đề (có thể trả lời) -HS quan sát TN -HS mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra. -HS trả lời I. Đối lưu: 1. Thí nghiệm: 2. Trả lời câu hỏi: C1: di chuyển thành dòng từ dưới lên, từ trên xuống C2 : lớp nước ở dưới nóng (trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước lạnh) nổi lên, nước lạnh chìm xuống dưới à tạo thành dòng C3: nhờ nhiệt kế Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Hoạt động 2: Hoạt động vận dụng và mở rộng: (9 phút) - Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập. - Nội dung: Bài tập C5, C6 SGK - GV lần lượt gọi HS đọc đề C5, C6 SGK - GV gọi HS trả lời - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét và chính xác hóa bài làm - GV gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài -GV giáo dục HS BVMT: Sống và làm việc lâu trong phòng kín à cảm thấy khó chịu à cần có biện pháp để không khí lưu thông -HS trả lời C5: Muốn đun chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để phần ở dưới nóng lên trước đi lên, phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu. C6: Trong chân không và chất rắn không xảy ra đối lưu vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo các dòng đối lưu. -HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, ghi bài - HS đọc SGK - HS lắng nghe 3. Vận dụng: C5: Muốn đun chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để phần ở dưới nóng lên trước đi lên, phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu. C6: Trong chân không và chất rắn không xảy ra đối lưu vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo các dòng đối lưu. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: Đối lưu là gì, đối lưu xảy ra ở môi trường nào ? - Làm bài tập: 23.1; 23.3SBT - Xem trước mục II bài 23. Đối lưu – Bức xạ nhiệt. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được: Đối lưu là gì, đối lưu xảy ra ở môi trường nào ? - Làm bài tập: 23.1; 23.3SBT - Tìm hiểu “Bức xạ nhiệt là gì”. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: Đối lưu là gì? - GV?: Đối lưu xảy ra ở môi trường nào ? V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 30:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_23_doi_luu_buc_xa_nhiet_tiet_1_nam.doc