Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 

- Kiến thức: Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt. 

- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 

- Thái độ: Yêu thích môn học.

1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

           - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.

           - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: Dụng cụ làm TN biểu diễn hình 22.1; 22.2; 22.3; 22.4 SGK.    

* Học sinh: Xem trước nội dung bài 22. Dẫn nhiệt à Tìm hiểu “Dẫn nhiệt là gì; so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí”.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:  

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 29	 Ngày soạn: 02/3/2019
Tiết: 29 	 
Bài 22. DẪN NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
- Kiến thức: Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt. 
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 
- Thái độ: Yêu thích môn học.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
	- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Dụng cụ làm TN biểu diễn hình 22.1; 22.2; 22.3; 22.4 SGK. 	 
* Học sinh: Xem trước nội dung bài 22. Dẫn nhiệt à Tìm hiểu “Dẫn nhiệt là gì; so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập.
- Mục đích: Đặt vấn đề vào bài.
- Nội dung: Tên gọi của hình thức truyền nhiệt từ phần này sang phần khác, từ vật này sang vật khác.
-GV gọi HS nhắc lại các cách làm thay đổi nhiệt năng? 
-GV chốt lại và đặt vấn đề như phần đầu bài SGK 
-HS: có 2 cách: 
-HS lắng nghe, nhận thức vấn đề.
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: 
* Kiến thức 1: (10 phút). Sự dẫn nhiệt. 
- Mục đích: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt. 
- Nội dung: Sự dẫn nhiệt.
-GV làm TN hình 22.1 SGK 
-GV lần lượt yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3 
-GV thông báo: sự truyền nhiệt năng như trên gọi là sự dẫn nhiệt
-GV?: Dẫn nhiệt là gì?
-GV gọi HS nêu ví dụ sự dẫn nhiệt trong thực tế. 
-GV lấy 1 ví dụ, yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự
-HS quan sát 
-HS suy nghĩ, trả lờiàcả lớp thảo luận câu trả lời. 
-HS lắng nghe, ghi bài 
-HS nêu ví dụ. 
I. Sự dẫn nhiệt:
1. Thí nghiệm: 
2. Trả lời câu hỏi:
 C1: Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
C2: Theo thứ tự: 
 a à b à c à d à e
C3: Nhiệt được truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
 *) Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của 1 vật, từ vật này sang vật khác được gọi là sự dẫn nhiệt.
* Kiến thức 2: (25 phút). Tính dẫn nhiệt của các chất. 
- Mục đích: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất.
- Nội dung: Tính dẫn nhiệt của các chất.
-GV làm TN hình 22. 2 SGK 
-GV lần lượt gọi HS trả lời C4, C5. 
-GV làm TN hình 22.3 à hỏi HS câu C6 
-GV làm TN hình 22.3 à hỏi HS câu C7
-GV thông báo: chất khí còn dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng. 
-HS quan sát 
-HS suy nghĩ, trả lời à cả lớp thảo luận câu trả lời. 
-HS quan sát à trả lời C6 
- HS quan sát à trả lời C7 
-HS lắng nghe.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất:
1. Thí nghiệm 1:
C4: Không. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
 " Kết luận: 
 Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2. Thí nghiệm 2:
C6: Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3. Thí nghiệm 3:
C7: Không. Chất khí dẫn nhiệt kém.
Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng và mở rộng: (5 phút)
- Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập.
- Nội dung: Bài tập C9, C10 SGK
- GV lần lượt gọi HS đọc đề C9, C10 SGK
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét và chính xác hóa bài làm
- GV gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài
- HS đọc đề
- HS: giải thích: 
 C9: 
 - Kim loại dẫn nhiệt tốt, làm xoang nồi đun thức ăn mau chín.
 - Sứ dẫn nhiệt kém, làm bát đĩa đựng thức ăn để khi cằm đỡ nóng.
-Hs nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe, ghi bài
- HS đọc SGK
III. Vận dụng:
C9: 
 - Kim loại dẫn nhiệt tốt, làm xoang nồi đun thức ăn mau chín.
 - Sứ dẫn nhiệt kém, làm bát đĩa đựng thức ăn để khi cằm đỡ nóng.
C10: Khi mặc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra nhiều lớp không khí. Mà không khí dẫn nhiệt kém nên mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn mặc một áo dày.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút)
	a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo.
	 Nội dung: 
- Học bài: Dẫn nhiệt là gì, so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 
- Làm bài tập: C11, C12 SGK ; 22.1 à 22.5 SBT
- Xem trước nội dung bài 23. Đối lưu – Bức xạ nhiệt.
	b) Cách tổ chức hoạt động: 
	- HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
	- GV: giao nhiệm vụ cho HS.
	c) Sản phẩm hoạt động của HS: 
- Nắm được Dẫn nhiệt là gì, tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 
- Làm bài tập: C11, C12 SGK ; 22.1 à 22.5 SBT
- Tìm hiểu “Đối lưu là gì, bức xạ nhiệt là gì”.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút)
- GV ?: Dẫn nhiệt là gì? 
- GV?: So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Giáo viên: ...
....
- Học sinh: .
....
Trình kí tuần 29: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_22_dan_nhiet_nam_hoc_2018_2019_truo.doc