Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
+ Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách.
+ Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì?
- Kĩ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt,…
- Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Dụng cụ làm TN biểu diễn: 1 quả bóng cao su, 1 miếng kim loại, 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh
+ Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: 1 miếng kim loại, 1 cốc nhựa, 2 thìa nhôm
- Trò: xem trước bài.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 26 Ngày soạn: 07/2/2018 Tiết: 26 Bài 21. NHIỆT NĂNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. + Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách. + Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì? - Kĩ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt, - Thái độ: Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Dụng cụ làm TN biểu diễn: 1 quả bóng cao su, 1 miếng kim loại, 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh + Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: 1 miếng kim loại, 1 cốc nhựa, 2 thìa nhôm - Trò: xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Làm bài tập 20.1; 20.4 SBT - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động ntn? Làm bài tập 20.2; 20.3 SBT 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Tổ chức tình huống học tập. -GV làm TN hình 21.1 SGK -GV đặt vấn đề vào bài mới như SGK -HS quan sát -HS lắng nghe. Hoạt động 2: (8 phút). Tìm hiểu về nhiệt năng. -GV yêu cầu HS nhắc lại: động năng là gì? -GV yêu cầu HS đọc phần thông tin mục 1 SGK -GV?: + Nhiệt năng là gì? + Nhiệt độ của vật và nhiệt năng có liên hệ gì? -GV chốt lại. -GV lưu ý HS: cách nhận biết nhiệt năng của 1 vật thay đổi. -HS nhớ lại à trả lời. -HS đọc mục 1. -HS suy nghĩ àtrả lời. -HS ghi bài -HS lắng nghe I. Nhiệt năng: - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Hoạt động 3: (10 phút). Các cách làm thay đổi nhiệt năng: -GV yêu cầu các nhóm thảo luận xem làm thế nào để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật (1 đồng xu) -GV chốt lại, phân loại -GV chọn p/a khả thi và yêu cầu các nhóm làm TN -GV?: làm thế nào để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật (1 đồng xu) -GV chọn p/a khả thi, làm TN cho HS kiểm tra -HS thảo luận, trả lời -HS lắng nghe, ghi bài -HS các nhóm nhận dụng cụ, làm TN -HS cả lớp cùng thảo luận -HS cả lớp quan sát, tham gia làm TN II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng: Có hai cách: 1.Thực hiện công: 2. Truyền nhiệt: Hoạt động 4: (4 phút). Tìm hiểu về nhiêt lượng: -GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị đo. -HS lắng nghe, ghi bài. III. Nhiệt lượng: - Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. - Kí hiệu: Q - Đơn vị đo: Jun (J) Hoạt động 5: (8 phút). Vận dụng: -GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm C3, C4, C5 -HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời. IV. Vận dụng: C3: - Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. - Đây là sự truyền nhiệt. C4: -Từ cơ năng sang nhiệt năng. - Đây là sự thực hiện công. C5: Cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn. 4. Củng cố: (2 phút) - GV?: + Nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào? + Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng của một vật? Cho ví dụ + Nhiệt lượng là gì? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Học bài - Đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài - Làm bài tập: 21.1; 21.2 SBT; 21.4 SBT. - Học lại nội dung cơ bản các bài từ 15 à21 - Ôn lại nội dung bài học từ bài 15 à 21: tiết tới ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 26:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_21_nhiet_nang_nam_hoc_2017_2018_tru.doc