Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: 

+ Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 

+ Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

- Kĩ năng: 

+ Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

+ Giải thích được hiện tượng khuếch tán. 

- Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Máy vi tính, đầu chiếu projector.

- Trò: xem trước bài. 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Các chất được cấu tạo như thế nào? 

          - Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? 

- Chữa bài tập 19.5 SBT

doc 4 trang Khánh Hội 22/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 25	 Ngày soạn: 30/1/2018
Tiết: 25 	
Bài 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG
 HAY ĐỨNG YÊN? 
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
+ Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 
+ Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
- Kĩ năng: 
+ Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
+ Giải thích được hiện tượng khuếch tán. 
- Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Máy vi tính, đầu chiếu projector.
- Trò: xem trước bài. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Các chất được cấu tạo như thế nào? 
 - Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? 
- Chữa bài tập 19.5 SBT
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (3 phút). Tổ chức tình huống học tập.
-GV trình chiếu hình ảnh nhà thực vật học Bơ-rao và hỏi: ông là ai?
-GV trình chiếu tên Bơ-rao, hình ảnh mà Bơ-rao quan sát à đặt vấn đề vào bài. 
-HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
-HS quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 2: (5 phút). Thí nghiệm Bơ-rao.
-GV thông báo: hình ảnh mà các em quan sát được ở trên đó là TN Bơ-rao.
-GV?: TN Bơ-rao quan sát hiện tượng gì?
 -GV trình chiếu dạng chuyển động của các hạt phấn hoa
-HS lắng nghe 
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS quan sát, lắng nghe
I. Thí nghiệm Bơ-rao: 
 Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi 
thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
Hoạt động 3: (10 phút). Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử. 
-GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết phân tử là hạt vô cùng nhỏ bé, vì vậy để có thể giải thích được chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao chúng ta dùng sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở đầu bài. 
-GV gọi HS đọc phần thông tin đầu bài SGK 
-GV trình chiếu hình 20.1 SGK, mô hình hạt phấn hoa chuyển động trong nước, lần lượt yêu cầu HS trả lời C1, C2
-GV trình chiếu câu hỏi C3 và mô hình hạt phấn hoa chuyển động trong nước, yêu cầu HS trả lời C3 
+GV yêu cầu HS đọc thông tin C3
-GV trình chiếu hình ảnh nhà vật lí Anh-xtanh, giới thiệu sơ lược về ông. 
-GV?: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
-HS lắng nghe
-HS đọc thông tin đầu bài SGK
-HS quan sát, suy nghĩ trả lời.
C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa
C2: Các học sinh tương tự với các phân tử nước 
-HS quan sát, suy nghĩ, giải thích.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng:
C3: Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Trong khi chuyển động nó va chạm vào hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm hạt phấn hoa cũng chuyển động hỗn độn không ngừng.
*) Kết luận:
 Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 
Hoạt động 4: (6 phút). Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ. 
-GV trình chiếu mô hình các hạt phấn hoa chuyển động trong nước ở hai trường hợp: nước nóng và nước lạnh
-GV?: Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào? 
-GV chốt lại 
-HS quan sát
-HS suy nghĩ trả lời
-HS lắng nghe, ghi bài
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ:
 Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
Hoạt động 5: (11 phút). Vận dụng
-GV trình chiếu hình 20.4, giới thiệu hiện tượng khuếch tán
 -GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng khuếch tán.
+GV trình chiếu mô hình các phân tử nước và các phân tử đồng sunfat chuyển động xen vào nhau
+GV gợi ý HS giải thích
-Gv lần lượt trình chiếu đề C5, C6 yêu cầu HS trả lời
-GV trình chiếu 1 số hình ảnh và giáo dục HS BVMT: Chất thải trong chăn nuôi, khói bụi của nhà máy, rác thải trong sinh hoạt,khuếch tán vào không khí, vào nước sẽ làm ô nhiễm môi trường.
-Hs quan sát, lắng nghe.
-HS quan sát, suy nghĩ, giải thích.
-HS suy nghĩ trả lời
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước. 
-HS quan sát, lắng nghe.
 C4: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfat, cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và đồng mờ dần, cuối cùng trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt.
C6: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ vì khi đó các phân tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn.
4. Củng cố: (2 phút)
- GV trình chiếu bài tập dạng điền khuyết, yêu cầu HS làm: 
1. Các nguyên tử, phân tử..(1)... không ngừng. 
 	2. (2)..của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 
 	3. Hiện tượng..(3) .. là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Học bài
- Làm bài tập: 20.1à 20.5 SBT
- Đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài
- Xem trước bài 21. Nhiệt năng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trình kí tuần 25:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_20_nguyen_tu_phan_tu_chuyen_dong_ha.doc