Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 13: Công cơ học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: 

+ Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

+ Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

- Kĩ năng: Vận dụng được công thức: A = F.S

      - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống  BVMT:  Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc tiêu tốn năng lượng nhiều hơn à thải chất khí gây ô nhiễm nhiều hơnà Cần cải thiện chất lượng đường giao thông, giảm ách tắc giao thông để bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Máy tính, đầu chiếu projector. 

- Trò:  Xem trước bài.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 

- Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng?

- Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy Acsimet được tính như thế nào? 

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 13: Công cơ học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 13: Công cơ học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 13: Công cơ học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 16	Ngày soạn: 22/11/2018
Tiết: 16	 
BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
+ Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
+ Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
- Kĩ năng: Vận dụng được công thức: A = F.S
 - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống BVMT: Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc tiêu tốn năng lượng nhiều hơn à thải chất khí gây ô nhiễm nhiều hơnà Cần cải thiện chất lượng đường giao thông, giảm ách tắc giao thông để bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Máy tính, đầu chiếu projector. 
- Trò: Xem trước bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 
- Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng? 
- Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy Acsimet được tính như thế nào? 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập:
-GV đặt vấn đề vào bài như SGK
-HS lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2: (15 phút). Khi nào có công cơ học: (Xoáy sâu)
-GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1, 13.2 SGK 
-GV thông báo: 
+ Hình 13.1: con bò kéo xe: F>0, S>0 à con bò đã thực hiện công cơ học.
+ Hình 13.2: lực sĩ cử tạ: F>0, S=0à lực sĩ không thực hiện công cơ học.
-GV yêu cầu HS trả lời C1
-GV lấy ví dụ mẫu, gọi HS nêu thêm ví dụ khác.
-GV yêu cầu HS hoàn thành C2
-GV giáo dục HS BVMT: Trong giao thông vận tải, các đương gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc tiêu tốn năng lượng nhiều hơn à thải chất khí gây ô nhiễm nhiều hơnà Cần cải thiện chất lượng đường giao thông, giảm ách tắc giao thông để bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân làm C3, C4 SGK (vì sao?)

-HS quan sát hình.
-HS lắng nghe
-HS suy nghĩà trả lời
-HS nêu ví dụ.
-HS chọn từ thích hợp hoàn thành C2
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ trả lời C3, C4
I. Khi nào có công cơ học?
 1. Nhận xét:
 C1: Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
 2. Kết luận:
 C2: 
 - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời 
 - Công cơ học là công của lực.
 - Công cơ học thường được gọi tắt là công.
3. Vận dụng:
 C3: a, c, d
 C4: a, b, c
Hoạt động 3: (5 phút). Thông báo kiến thức mới: công thức tính công: 
-GV thông báo công thức tính công A, giải thích các đại lượng có mặt trong công thức.
-GV gọi HS đọc phần chú ý SGK
-GV chốt lại, giải thích nội dung chú ý
-HS lắng nghe, ghi bài
-HS đọc SGK
-HS lắng nghe
II. Công thức tính công:
 1. Công thức tính công:
 A = F.S
 Đơn vị công là jun, kí hiệu là J (1J = 1N.m)
*) Chú ý: SGK
Hoạt động 4: (10 phút). Vận dụng công thức A = F.S làm bài tập: 
-GV lần lượt hướng dẫn HS làm C5, C6
-GV gọi HS lên bảng trình bày bài giải, HS khác nhận xét
- GV cho HS ghi đề: 
- GV gọi HS tóm tắt đề
-GV?: Muốn tìm F ta áp dụng công thức nào?
-HS đọc đề, làm theo yêu cầu của GV
-HS lên bảng trình bày bài giải
- HS ghi đề
-HS tóm tắt đề
S = 50m
A = 7500 J
F = ?
-HS: A = F.S à F
2. Vận dụng:
 C5: Tóm tắt:
 F = 5000N 
 S =1000m 
 A =?J 
 Công của lực kéo đầu tàu là:
 A = F.S = 5000.1000
 = 5000000(J)
 C6: Tóm tắt:
 m =2kg àP = 20N
 S = 6m
 A =?(J).
 Ta có: F = P = 20N
Công của trọng lực là:
A = F.S = 20.6 = 120(J)
Bài: Kéo một vật trên đoạn đường dài 50m thì phải thực hiện một công là 7500J. Tính độ lớn của lực kéo.
Giải:
Độ lớn của lực kéo:
A = F.S à
 = 150 (N)
4. Củng cố: (4 phút).
- GV?: + Thuật ngữ “Công cơ học” chỉ sử dụng trong trường hợp nào?
	 + Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV yêu cầu HS trả lời C7 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút). 
 - Học bài
 - Đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài
 - Làm bài tập: 13.2; 13.3SBT; làm thêm 13.4 SBT.
 - Xem lại kiến thức cơ bản từ bài 1 à13: tiết tới ôn tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy: .
	- Trò: 
Trình kí tuần 16:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_13_cong_co_hoc_nam_hoc_2018_2019_tr.doc