Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-met - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Acsimet.
+ Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực đẩy Acsimet: F = V.d
- Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống BVMT: Tàu thủy là phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách chủ yếu của nhiều quốc giaà động cơ gây ô nhiễm môi trường à Thay bằng động cơ dùng năng lượng sạch (gió) hoặc kết hợp giữa động cơ và lực đẩy của gió.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Dụng cụ TN gồm: 1 giá TN, 1 cốc thủy tinh đựng nước, 1 vật nặng, 1 lực kế.
- Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Chất khí có gây ra áp suất không? Vì sao?
- Nêu ví dụ chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-met - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 13 Ngày soạn: 31/11/2018 Tiết: 13 BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MET I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Acsimet. + Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức. - Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực đẩy Acsimet: F = V.d - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống BVMT: Tàu thủy là phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách chủ yếu của nhiều quốc giaà động cơ gây ô nhiễm môi trường à Thay bằng động cơ dùng năng lượng sạch (gió) hoặc kết hợp giữa động cơ và lực đẩy của gió. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Dụng cụ TN gồm: 1 giá TN, 1 cốc thủy tinh đựng nước, 1 vật nặng, 1 lực kế. - Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Chất khí có gây ra áp suất không? Vì sao? - Nêu ví dụ chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập: -GV đặt vấn đề như phần đầu bài SGK -HS lắng nghe, suy nghĩ Hoạt động 2: (13 phút). Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: -GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2 SGK -GV?: TN (ở hình 10.2 SGK) gồm có dụng cụ gì? Tiến hành TN như thế nào? -GV chốt lại, hướng dẫn HS lắp TN, làm TN, đọc giá trị -GV yêu cầu HS trả lời C1, C2 -HS quan sát -HS kể tên dụng cụ TN, nêu các bước tiến hành -HS làm TNà đo P, P1 -HS trình bày kết quả TN -HS suy nghĩ, trả lời C1: P1 < P chứng tỏ: chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên. I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: C2: Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng. Hoạt động 3: (15 phút). Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet: (Xoáy sâu) -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và nêu dự đoán -GV yêu cầu HS quan sát hình 10.3 SGK, đọc phần thông tin ở các hình a, b, c -GV yêu cầu HS mô tả các bước tiến hành TN -GV hướng dẫn HS trả lời C3 -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và nêu công thức tính lực đẩy Acsimet -GV giáo HS BVMT: Tàu thủy là phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách chủ yếu của nhiều quốc giaà động cơ gây ô nhiễm môi trường à Thay bằng động cơ dùng năng lượng sạch (gió) hoặc kết hợp giữa động cơ và lực đẩy của gió. -HS đọc SGK, nêu dự đoán -HS quan sát, đọc SGK -HS nêu các bước tiến hành TN -HS trả lời theo yêu cầu của GV -HS đọc SGK, nêu công thức tính -HS lắng nghe. II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet: 1. Dự đoán: Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 2. Thí nghiệm kiểm tra: C3: -Nhúng vật vào bình tràn, nước trong bình tràn chảy vào cốc B, lực kế chỉ: P2 = P1 – FA < P1 -Đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ P1 à chứng tỏ: FA = Pnước mà vật chiếm chỗ 3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet: F = d.V Trong đó: d là trọng lượng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 4. Củng cố: (7 phút). - GV: yêu cầu HS làm C4, C5, C6 SGK - GV yêu cầu HS làm bài tập: Một vật được móc vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,5N, còn nếu nhúng chìm vật vào nước thì lực kế chỉ 3,8 N. Tính: a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi đó? b) Thể tích của vật. 5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phuùt). - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” - Làm bài tập: 10.1 à10.5 SBT - Xem trước bài 11: “ Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet”, chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . - Trò: .. . . . Trình kí tuần 13:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_8_bai_10_luc_day_ac_si_met_nam_hoc_2018_2.doc