Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

     - Kiến thức:

+ Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 

+ Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

+ Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 

     - Kỹ năng: Quan sát và đọc thông tin từ hình vẽ.

     Thái độ: Liên hệ thực tế, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

     - Thầy: Tranh vẽ hình 1.2; 1.3 SGK (phóng to).

     - Trò: Xem trước bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 8A: …………………………………………….

                                                                               8B: …………………………………………….

                                                                               8C: …………………………………………….

                                                                               8D: …………………………………………….

     2. Kiểm tra bài cũ:

     3. Nội dung bài mới:

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 1 	Ngày soạn: 12/8/2017
Tiết: 1 	 
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
	- Kiến thức:
+ Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 
+ Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
+ Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 
 - Kỹ năng: Quan sát và đọc thông tin từ hình vẽ.
	- Thái độ: Liên hệ thực tế, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Tranh vẽ hình 1.2; 1.3 SGK (phóng to).
	- Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 8A: .
	 8B: .
	 8C: .
	 8D: .
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập:
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1SGK
-GV? Như phần đầu bài 1SGK
-GV dẫn dắt HS vào bài mới.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời.
Hoạt động 2: (12 phút). Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
 -GV gọi HS đọc C1, yêu cầu các nhóm (2 em) thảo luận tìm câu trả lời.
-GV lần lượt gọi HS nêu cách nhận biết vật chuyển động hay đứng yên trong từng trường hợp. 
-GV nêu cách nhận biết vật chuyển động hay đứng yên 1 trường hợp, các trường hợp còn lại yêu cầu HS trả lời tương tự
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đưa ra cách nhận biết trong vật lí.
-GV giới thiệu cho HS vật mốc như SGK. 
-GV?: Khi nào một vật chuyển động?
-GV yêu cầu HS làm C2
- GV lấy 1 ví dụ, yêu cầu HS tìm ví dụ khác
-GV?: khi nào 1 vật được coi là đứng yên? 
-GV yêu cầu HS làm C3
- GV lấy 1 ví dụ, yêu cầu HS tìm ví dụ khác
-HS đọc C1, thảo luận 
trả lời: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông,
-HS lắng nghe, trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời
-HS tìm ví dụ
-HS suy nghĩ, trả lời
-HS suy nghĩ, tìm ví dụ
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).
 - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. 
 - Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
Hoạt động 3: (12 phút). Tìm hiểu về tính tương đối của đứng yên và chuyển động:
-GV treo tranh vẽ hình 1.2SGK, yêu cầu HS quan sát trả lời C4, C5, C6 (lưu ý chỉ rõ vật mốc).
-GV yêu cầu lớp thảo luận câu trả lời GV chốt lại
-GV yêu cầu HS làm C7
-GV đưa ra nhận xét: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
-GV lưu ý HS: khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là vật gắn với Trái Đất.
-GV yêu cầu HS làm C8
-HS thảo luận nhóm (2 em) trả lời.
 C4: so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga.
 C5: so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách không đổi so với toa tàu.
-HS tìm ví dụ.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS trả lời
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
 C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
à Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Hoạt động 4: (5 phút). Giới thiệu một số chuyển động thường gặp:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3SGK, GV giới thiệu các dạng chuyển động.
-GV yêu cầu HS làm C9
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS tìm ví dụ
III. Một số chuyển động thường gặp: 
 - Thẳng
 - Cong
 - Tròn
4. Củng cố: (11 phút)
	-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 	-GV hướng dẫn HS làm C10, C11 SGK.
5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
	- Học bài 
	- Làm bài tập: 1.1 à1.5 SBT
	- Xem trước bài 2: “Vận tốc” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	Trình kí tuần 1:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_1_chuyen_dong_co_hoc_nam_hoc_2017_2.doc