Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức

     - Biết được các công cụ làm việc chính của phần mềm: Các công cụ liên quan đến hình tròn, các công cụ biến đổi hình học.

     - Tìm hiểu các đối tượng hình học.

  1. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ làm việc chính của phần mềm.

  1. Thái độ

Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

  1. Chuẩn bị:
  2. Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
  3. Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
  4. Các bước lên lớp:
  5. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
  6. Kiểm tra bài cũ: (10’)

? Nêu ý nghĩa của các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng.

doc 4 trang Khánh Hội 15/05/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon
Ngày soạn:02/01/2018
Tuần: 21
Tiết: 39
Bài 11
GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA (TT)
Mục tiêu:
Kiến thức
	- Biết được các công cụ làm việc chính của phần mềm: Các công cụ liên quan đến hình tròn, các công cụ biến đổi hình học.
	- Tìm hiểu các đối tượng hình học.
Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ làm việc chính của phần mềm.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: (10’)
? Nêu ý nghĩa của các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng.
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu các công cụ làm việc chính của phần mềm. (15’)
* Công cụ liên quan đến hình tròn. 
Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn. 
Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính. 
Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. 
Công cụ dùng để tạo một nửa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm.
Công cụ sẽ tạo ra một cung tròn là một phần của hình tròn nếu xác định trước tâm hình tròn và hai điểm trên cung tròn này. 
Công cụ sẽ xác định một cung tròn đi qua ba điểm cho trước. 
* Các công cụ biến đổi hình học
 Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng. 
Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước (điểm này gọi là tâm đối xứng).
? Nêu cách thoát khỏi phần mềm
- Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và điểm thứ hai nằm trên hình tròn.
Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn, sau đó nhập giá trị bán kính trong hộp thoại 
Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn ba điểm.
Thao tác: chọn công cụ, chọn lần lượt hai điểm. Nửa hình tròn được tạo sẽ là phần hình tròn theo chiều ngược kim đồng hồ từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai.
Thao tác: Chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và lần lượt chọn hai điểm. Cung tròn sẽ xuất phát từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Thao tác: chọn công cụ sau đó lần lượt chọn ba điểm trên mặt phẳng.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
Để thoát khỏi phần mềm ta nháy chuột chọn hồ sơ => đóng hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4
c) Giới thiệu các công cụ làm việc chính.
* Công cụ liên quan đến hình tròn
* Các công cụ biến đổi hình học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đối tượng hình học.(15’)
- Một hình hình học bao gồm nhiều đối tượng cơ bản.
- Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.
+ Các đối tượng hình hoc cơ bản gồm: điểm, đường thẳng, tia, hình tròn, cung tròn
3. Đối tượng hình học:
- Một hình hình học bao gồm nhiều đối tượng cơ bản.
- Đối tượng hình học gồm đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.
Củng cố (3’)
? Nêu ý nghĩa và các thao tác của các công cụ liên quan đến hình tròn.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
- Về nhà học bài, kết hợp SGK, tiết sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:02/01/2018
Tuần: 21
Tiết: 40
Bài 11
GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
	- Biết cách khởi động phần mềm Geogebra ở trên máy tính.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm Geogebra.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: (10’)
? Nêu ý nghĩa và các thao tác của các công cụ liên quan đến hình tròn.
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động phần mềm Geogebra (15’)
- Khởi động phần mềm Geogebra ở trên máy tính.
- Yêu cầu học sinh kết thúc phần mềm.
- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm theo cách khác.
+ Kích đúp vào biểu tượng ở trên màn hình nền để khởi động phần mềm theo yêu cầu của giáo viên.
+ Học sinh kết thúc phần mềm theo yêu cầu của giáo viên.
+ Nháy chuột vào menu Start \ All Programs\ GeoGebra \ GeoGebra để khởi động phần mềm.
1. Khởi động phần mềm
Hoạt động 2: Nhận biết màn hình làm việc của phần mềm Geogebra.(15’)
Yêu cầu học sinh nhận biết các thành phần màn hình làm việc của phần mềm ở trên máy tính.
+ Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
2. Nhận biết màn hình làm việc của phần mềm.
Củng cố (3’)
Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
- Về nhà học bài, kết hợp SGK, tiết sau học tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày ..tháng ..năm 2018
Duyệt tuần 21
Mai Văn Quới

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_21_nam_hoc_2017_2018_nguyen_kim_h.doc