Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
- MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiên thức:
+ Nêu được mối quan hệ giữa các nhóm động vật
+ Trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát- so sánh
+ Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bai/chủ đề nội dung dạy.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Cây phát sinh giới Động vật.
- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Cây phát sinh giới Động vật.
- Năng lực hợp tác nhóm nhóm: hoàn thành nội dung kiến thức trong bảng
so sánh một số hệ cơ quan của động vật
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: rút ra kiến thức
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Sơ đồ hình 56.1. Di tích hóa thạch và di tích hóa thạch được phục chế của một vài động vật có xương sống cổ
Hình 56.3. Sơ đồ Cây phát sinh giới Động vật
- Bảng phụ
2. HS: Ôn lại đặc điểm chung các ngành động vật
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-sinh-hoc-lop-7-tuan-31-nam-hoc-2018-2019-truong-thcs_o9RCRrFPFr.jpg)
Soạn ngày: 17/ 3/ 2019 Tuần: 31; tiết: 61 Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiên thức: + Nêu được mối quan hệ giữa các nhóm động vật + Trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật - Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát- so sánh + Rèn kỹ năng hoạt động nhóm - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bai/chủ đề nội dung dạy. - Năng lực tự học, đọc hiểu: Cây phát sinh giới Động vật. - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Cây phát sinh giới Động vật. - Năng lực hợp tác nhóm nhóm: hoàn thành nội dung kiến thức trong bảng so sánh một số hệ cơ quan của động vật - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: rút ra kiến thức II. CHUẨN BỊ 1. GV: Sơ đồ hình 56.1. Di tích hóa thạch và di tích hóa thạch được phục chế của một vài động vật có xương sống cổ Hình 56.3. Sơ đồ Cây phát sinh giới Động vật - Bảng phụ 2. HS: Ôn lại đặc điểm chung các ngành động vật III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - CH: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó? - ĐA: Nội dung bài 55 3. Bài mới: (32’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài Cây phát sinh giới Động vật. Nội dung: Cây phát sinh giới Động vật. b) Cách thức tổ chức hoạt động: + Cây phát sinh giới động vật có ý nghĩa như thế nào? bài học hôm nay giúp các em trả lời. - HS lắng nghe HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 1: (10 phút) a) Mục đích hoạt động: Quan sát hình 56.1. Di tích hóa thạch và di tích hóa thạch được phục chế của một vài động vật có xương sống cổ Nội dung: tìm bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Y/C đọc SGK - 182 & quan sát H.56.1; 56.2 trả lời câu hỏi: - Làm thế nào để biết các nhóm đv có mối quan hệ với nhau? - Đánh dấu đặc điểm lưỡng cư cổ giống cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay? - Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay? - Những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó nói lên điều gì? GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm lên bảng à hoàn thiện kiến thức * Nâng cao: Bằng chứng quan hệ giữa các loài động vật - Di tích hóa thạch của các động vật cổ cho ta biết điều gì? - Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm như thế nào? - Cá nhân đọc thông tin à thảo luận các câu hỏi: + Qua nghiên cứu di tích hoá thạch của ĐV trong lớp đất đá + Lưỡng cư cổ - cá vây chân cổ: vảy, vây đuôi, nắp mang. Lưỡng cư cổ - lưỡng cư ngày nay: có 4 chi – 5 ngón + Chim cổ giống bò sát: có răng, có vuốt, đuôi dài nhiều đốt. Chim cổ - chim hiện nay: có cánh như lông vũ + Nguồn gốc của động vật có mối quan hệ với nhau Cá vây chân cổ là tổ tiên của bò sát. Bò sát cổ là tổ tiên của chim. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cho ta biết mối quan hệ giữa các loài động vật. I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật: - Di tích hoá thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay. - Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng. Kiến thức 2: (15 phút) a) Mục đích hoạt động: quan sát phân tích sơ đồ cây phát sinh động vật Nội dung: tìm hiểu ý nghĩa sơ đồ cây phát sinh động vật b) Cách thức tổ chức hoạt động: Những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau. - Cây phát sinh giới ĐV nhánh 1 màu hồng ĐV NS là gốc của ĐV đa bào. - Từ đó phát ra 2 nhánh ĐV đa bào. Nhánh màu xanh và nhánh nhỏ các ngành ĐVKXS và nhánh màu đỏ là ngành ĐVCXS - Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì? - Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào? - Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó? - Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào? - Chim và thú có quan hệ với nhóm nào? GT: khi một nhóm động vật mới xuất hiện chúng phát sinh biến dị cho phù hợp môi trường và dần dần thích nghi.Ngày nay, khí hậu ổn định à mỗi loài có cấu tạo thích nghi riêng với môi trường. -Tiến hóa là gì? * THGDMT: Liên hệ “Bảo vệ đa dạng sinh học”. - Hiện nay một số ĐV đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Là HS các phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? GV: Các em đã làm quen với sự phức tạp hóa về cấu tạo của động vật trong quá trình phát triển lịch sử gắn liền với sự chuyển dời đời sống từ nước lên cạn đấu tranh sinh tồn hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các em cần có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. - Cá nhân đọc SGK quan sát H56.3à thảo luận: + Mức độ quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật. + Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc có quan hệ họ gần nhau hơn nhóm ở xa. + Kích thước cây phát sinh lớn à số loài đông. + Chân khớp quan hệ họ hàng với thân mềm gần hơn + Chim và thú gần bò sát hơn những nhóm khác. - Tiến hoá: là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể thích nghi điều kiện sống. - Các em liên hệ bản thân nêu lên ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. II. Cây phát sinh giới động vật: - Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ 1 gốc chung - Phản ánh mối quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau. - Tiến hoá: là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể thích nghi điều kiện sống. HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút) a) Mục đích hoạt động: HS nêu được mối quan hệ họ hàng giữa lưỡng cư cổ và cá vây chân cổ, chim cổ và bò sát cổ. Nội dung: bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa lưỡng cư cổ và cá vây chân cổ, chim cổ và bò sát cổ? - Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên rằng lưỡng cư cổ có nguồn gốc từ cá vây chân cổ, bò sát cổ có nguồn gốc từ lưỡng cư cổ, chim cổ có nguồn gốc từ bò sát cổ. - Lưỡng cư cổ có nguồn gốc từ cá vây chân cổ. - Bò sát cổ có nguồn gốc từ lưỡng cư cổ. - Chim cổ có nguồn gốc từ bò sát cổ. HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) a) Mục đích hoạt động: HS nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật Nội dung: ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật? - Chỉ ra mối quan hệ họ hàng giữa các loài động vật với nhau. - Cho biết loài nào chiếm số lượng lớn - Cho biết thời gian hình thành của ngành động vật. - Chỉ ra nguồn gốc của các loài động vật. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a. Mục đích hoạt động: HS về nhà biết cách học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 184. Nội dung: sự tiến hóa tổ chức cơ thể thông qua các hệ cơ quan của động vật b. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: các em về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK - HS: + Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 184. + Đọc bài 57: Đa dạng sinh học. c. Sản phẩm hoạt động của HS: d. Kết luận của giáo viên: IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC (4 phút) - GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn + Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật? + Cá voi có quan hệ họ hàng với hươu sao nhiều hay với cá chép nhiều hơn? + Đọc bài 57 (SGK), nghiên cứu nghiên cứu kỉ sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính. - Kẻ phiếu học tập Khí hậu Đặc điểm của động vật Vai trò đđ thích nghi Đới lạnh Cấu tạo Tập tính Đới nóng hoang mạc Cấu tạo Tập tính - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: V. RÚT KINH NGHIỆM: GV:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày soạn: 17/ 3/ 2019 Tuần: 31; tiết: 62 Chương VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Bài 57: ĐA DẠNG SINH HỌC MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: + Đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh - Thái độ: Giaó dục lòng yêu thích bộ môn, khám phá tự nhiên 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bai/chủ đề nội dung dạy. - Năng lực tự học, đọc hiểu: đa dạng sinh học - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: tranh đa dạng sinh học - Năng lực hợp tác nhóm nhóm: hoàn thành nội dung kiến thức trong bảng sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: trao đổi thông tin để rút ra kiến thức II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh phóng to H.57.1 và 57.2.Bảng phụ kẻ sẳn bảng tr 187 SGK 2. HS: Kẻ sẵn phiếu học tập đã dặn ở tiết 59.Kẻ bảng tr 187 SGK vào VBT III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Trình bày ý nghĩa và tác dụng cây phát sinh động vật? - Làm thế nào để biết các nhóm ĐV có quan hệ họ hàng với nhau? 3. Bài mới: (32’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài đa dạng sinh học Nội dung: đa dạng sinh học b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Động vật phân bố ở đâu? - Vì sao đv phân bố được ở mọi nơi? GV: do có nhiều đặc điểm thích nghi tạo nên sự đa dạng trong giới động vật - Khắp mọi nơi trên trái đất. - Có nhiều đặc điểm thích nghi HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 1: (10 phút) a) Mục đích hoạt động: cá nhân, tìm hiểu hình thức đa dạng sinh học Nội dung: khái niệm đa dạng sinh học b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Y/C HS đọc SGK - 185, trả lời câu hỏi: - Sự đa dạng sinh học thể hiện ntn? - Vì sao có sự đa dạng về loài? - Cá nhân đọc thông tin trả lời câu hỏi: - Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. - Sự đa dạng loài do khả năng thích nghi cao của đv với đk sống khác nhau. I. Đa dạng sinh học: - Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. - Sự đa dạng loài do khả năng thích nghi cao của đv với đk sống khác nhau. Kiến thức 1: (15 phút) a) Mục đích hoạt động: hoạt động nhóm hoàn thành bảng tr187 SGK Nội dung: Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Y/C HS đọc thông tin mục 1 & 2, qs H57.1 & 57.2 à hoàn thành bảng tr187 SGK trong VBT. - Treo bảng phụ, gọi HS lên điền thông tin. - GV hoàn thiện kiến thức trong bảng - HS đọc thông tin & quan sát H.57.1 & 57.2 à trao đổi nhóm hoàn thành bảng -Y/C nêu được: + Nét đặc trưng của khí hậu và TV ở môi trường đó + Cấu tạo rất phù hợp với khí hậu để tồn tại + Tập tính kiếm ăn, di chuyển, hoạt động, tự vệ đặc biệt. -Đại diện nhóm lên điền thông tin, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. II. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng: Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng Những đặc điểm thích nghi Giải thích Những đặc điểm thích nghi Giải thích Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cao Cấu tạo Chân dài vị trí cơ thể cao, bước nhảy xaà hạn chế cát nóng Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt dự trữ năng lượng à chống rét Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày Không bị nóng, đệm thịt chóng nóng Bướu mỡ lạc đà Nơi dự trữ mở ( nước trao đổi chất) Màu lông trắng (mùa đông) Dễ lẫn với tuyết che mắt kẻ thù Mau ø lông giống màu cát Giống màu môi trường Tập tính Ngủ trong mùa đông Tiết kiệm năng lượng Tập tính Mỗi bước nhảy cao và xa Hạn chế tiếp xúc với cát nóng Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế tiếp xúc với cát nóng Di cư về mùa đông Tránh rét, tìm nơi ấm áp Hoạt động vào ban đêm Để tránh nóng ban ngày Khả năng đi xa Tìm nguồn nước Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt Khả năng nhịn khát Khí hậu khô, thời gian tìm nước lâu Chui rút sâu trong cát Chống nóng Y/C HS đọc kỹ nội dung bảng - Nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới nóng và đới lạnh? - Vì sao ở 2 môi trường này đv rất ít? - Ở những môi trường có khí hậu quá khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng) em có nhận xét gì về mức độ đa dạng của động vật ở 2 môi trường này ? * THGDMT: Lồng ghép “Những lợi ích của đa dạng sinh học. – Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học”. - Nêu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? + Tập tính và cấu tạo thích nghi cao với môi trường. + Đa số ĐV không sống được, chỉ 1 số loài thích nghi đặc biệt. - Những biện pháp bảo vệ sinh học. + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bải + Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã + Thuần hóa, lai tạo giống để tăng cường độ đa dạng sinh học. Đa dạng thấp - Ở những môi trường có khí hậu quá khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng ở 2 đới) động vật có độ đa dạng thấp (ít loài) à điều kiện của sự thích nghi không phong phú. - Sự đa dạng của ĐV ở môi trường đặc biệt rất thấp. Chỉ có những loài có cấu tạo phù hợp và khả năng thích nghi cao mới tồn tại đựơc. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a. Mục đích hoạt động: HS về nhà biết cách học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 184. Nội dung: Đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau. b. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: các em về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK - HS: + Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 188. + Đọc mục “em có biết?” + Tìm hiểu trước bài 58 (SGK). + Kẻ bảng (nhu cầu về nguồn sống) SGK trang 189. c. Sản phẩm hoạt động của HS: d. Kết luận của giáo viên: IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC (4 phút) - GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn Câu 1: Chọn những đặc điểm của gấu trắng thích nghi môi trường đới lạnh. a. Bộ lông màu trắng dày b. Thức ăn chủ yếu là động vật c. Di cư về mùa đông d. Lớp mỡ dưới da dày e. Bộ lông đổi màu trong mùa hè f. Ngủ suốt mùa đông Câu 2: Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để làm gì? a. Đào bới thức ăn b.Tìm nguồn nước c. Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa Câu 3: Đa dạng sinh học ở môi trường đới nóng và đới lạnh rất thấp vì sao? ĐV ngủ đông dài b. Sinh sản ít c. Khí hậu rất khắc nghiệt. Đáp án : 1- a. d. f; 2.c; 3.c - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: V. RÚT KINH NGHIỆM: GV: ............................................................................................................................... HS: ...................................................................................................................................... Châu Thới, ngày tháng 3 năm 2019 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc