Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Câu 1: Trình bày đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài, cách di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài.

       TL: 

+ Đời sống:

- Ưa sống nơi khô ráo và thích phơi nắng.

- Chúng bắt mồi vào ban ngày, chủ yếu ăn sâu bọ.

- Chúng thở bằng phổi, là động vật biến nhiệt.

- Có hiện tượng trú đông.

+ Cấu tạo ngoài và di chuyển

* Cấu tạo ngoài: (bảng SGK – trang 125)

* Di chuyển: thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục., phối hợp với các chi làm con vật tiến về phía trước.

docx 5 trang Khánh Hội 15/05/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 NĂM 2020
Câu 1: Trình bày đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài, cách di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài.
 TL: 
+ Đời sống:
- Ưa sống nơi khô ráo và thích phơi nắng.
- Chúng bắt mồi vào ban ngày, chủ yếu ăn sâu bọ.
- Chúng thở bằng phổi, là động vật biến nhiệt.
- Có hiện tượng trú đông.
+ Cấu tạo ngoài và di chuyển
* Cấu tạo ngoài: (bảng SGK – trang 125)
* Di chuyển: thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục., phối hợp với các chi làm con vật tiến về phía trước.
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu
Tl: I. Các cơ quan dinh dưỡng:
1. Tiêu hóa: hệ tiêu hóa cấu tạo hoàn chỉnh nên tốc độ tiêu hóa cao.
2. tuần hoàn: - Tim 4 ngăn (2 TN và 2 TT). Có 2 vòng tuần hoàn.
 - Nữa trái chứa máu đỏ tươi, nữa phải chứa máu đỏ thẫm.
 - Giữa TN và TT có van giữ cho máu chảy theo một chiều.
 - Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
3. Hô hấp: phổi và 9 túi khí.
4. Bài tiết và sinh dục:
 	- Bài tiết: thận sau nhưng không có bong đái.
 	- Sinh dục: + Con đực có đôi tinh hoàn và ống dẫn tinh.
 + Con cái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển (bên phải tiêu giảm).
II. Thần kinh và giác quan:
* Thần kinh: - Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp của chim.
 - Não trước ( đại não), não giữa ( 2 thùy thị giác) và não sau ( tiểu não) phát triển hơn bò sát.
* Giác quan: - Mắt tinh, có mi thứ ba.
 - Tai có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai.
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo ngoài , cách di chuyển của thỏ.
Tl: Cấu tạo ngoài và di chuyển:
 1. Cấu tạo ngoài: 
- Bộ lông mao dày, xốp: giữ nhiệt, bảo vệ cơ thể khi lẫn trốn kẻ thù. 
- Chi: + Chi trước ngắn: đào hang 
 + Chi sau dài, khỏe: nhảy xa, chạy trốn nhanh khi bị rượt đuổi. 
- Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: thăm dò thức ăn và môi trường. 
- Tai thính, Vành tai lớn cử động mọi phía: định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. 
 2. Di chuyển: nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau.
Câu 4: Đặc điểm của bộ thú huyệt, bộ thú túi.
+ Bộ thú huyệt: ( thú mỏ vịt)
- Đẻ trứng, nuôi con bằng sữa.
- Có bộ lông mao không thấm nước, chân có màng bơi.
- Sống vừa ở nước vừa ở cạn.
+ Bộ thú túi: ( kanguru)
- Con sơ sinh bằng hạt đậu dài khoảng 3 cm sống trong túi da ở bụng mẹ, con trưởng thành cao tới 2m.
- Chi sau lớn khỏe giúp di chuyển.
- Đuôi to dài để giữ thăng bằng khi nhảy
Câu 5: Đặc điểm tiến hóa về tổ chúc cơ thể, tiến hóa về sinh sản
Tl: Đặc điểm tiến hóa về tổ chúc cơ thể
 * Hệ hô hấp: Chưa phân hóa à Da àHệ ống khí àMang à Da và phổi à phổi và túi khí .
* Hệ tuần hoàn: Chưa phân hóa à Tim chưa có tâm nhỉ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín à Tim hai ngăn à Tim ba ngăn à Tim ba ngăn (tâm thất có vách ngăn hụt) à Tim bốn ngăn.
* Hệ thần kinh: chưa phân hóa à Hệ thần kinh hình lưới à Hệ thần kinh chuỗi hạch àHệ thần kinh hình ống .
* Hệ sinh dục: Chưa phân hóa à tuyến sinh dục không có ống dẫn à Tuyến sinh dục có ống dẫn.
Đặc điểm tiến hóa về sinh sản: 
+ Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. 	 - Có hai hình thức chính: sự phân đôi cơ thể và mọc chồi. 	 
+ Sinh sản hữu tính: Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi. 	 - Có hai hình thức:
 	+ Thụ tinh ngoài: là trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ. 	 
 	+ Thụ tinh trong: là trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ. 
* Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính:
- Trong sự tiến hóa các hình thức sinh sản thì sinh sản hữu tính ưu thế hơn sinh sản vô tính.
- Tùy theo mức độ tiến hóa mà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con.
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
Câu 6: Đặc điểm của đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa? Những lợi ích của đa dạng sinh học? Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Tl: + Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu thuận lợi à sự thích nghi của động vật là phong phú, đa dạng nên có số lượng loài lớn. 
 + Những lợi ích của đa dạng sinh học:	
- Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.
- Tiêu diệt các sinh vật gây hại
- Dùng làm cảnh.
- Cung cấp giống vật nuôi.
 + Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học:	
* Nguyên nhân suy giảm độ đa dạng sinh học:
 	- Nạn phá rừng, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản	 - Săn bắt động vật hoang dại. 	 - Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu. 	 - Các chất thải từ các nhà máy. 	
* Biện pháp duy trì đa dạng sinh học: 
 	- Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật. 	 - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Câu 7: Thế nào biện pháp đấu tranh sinh học? Biện pháp đấu tranh sinh học. 
 Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học.
Tl: + Thế nào biện pháp đấu tranh sinh học: khái niệm SGK
 + Biện pháp đấu tranh sinh học:
1. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại:
 VD: thằn lằn ăn sâu bọ về ban ngày, cóc ăn sâu bọ về ban đêm.
* Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại:
VD: - Khi cây xương rồng phát triển. Dùng bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng
 - Dùng ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng sâu xám (trứng sâu hại cây ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.
2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
VD: Dùng vi khuẩn Calixi kí sinh vào thỏ.
3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại:
VD: Ruồi gây loét da ở bò, người ta triệt sản ruồi đực, ruồi cái không sinh đẻ được.
+ Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học:
1. Ưu điểm: 
 - Không gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.
 - Dễ sử dụng .
 - Không gây hiện tượng quen thuốc.
2. Hạn chế:
 - Thiên địch di nhập không quen khí hậu nên phát triển kém.
 - Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.
 - Tiêu diệt sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển.
 - Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại. 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong.docx