Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ dơi và bộ cá voi.
- HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh tìm kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : Tranh : Cấu tạo, đời sống của dơi ăn sâu bọ.
2. Trò: Nghiên cứu bài SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và Kanguru thích nghi với đời sống của chúng ?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Soạn ngày 20/02/2018 Tuần: 27; Tiết: 53 BÀI 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo) BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ dơi và bộ cá voi. - HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh tìm kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy : Tranh : Cấu tạo, đời sống của dơi ăn sâu bọ. 2. Trò: Nghiên cứu bài SGK. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và Kanguru thích nghi với đời sống của chúng ? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1(17’): Tìm hiểu bộ dơi - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 49.1 hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau: - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên một số loài thú thuộc bộ dơi ? + Nêu đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với điều kiện sống của chúng? + Chi trước của chúng có đặc điểm như thế nào? + Chi sau có đặc điểm như thế nào? + Đuôi có đặc điểm như thế nào? + Cách di chuyển như thế nào? + Thức ăn là gì? + Đặc điểm răng như thế nào? + Cách lấy đà để bay của dơi như thế nào? + Dơi có tập tính nào được coi là độc đáo hơn so với các loài thú khác? + Vì sao dơi có đời sống bay lượn không xếp vào lớp chi mà xếp vào lớp thú ? + Dơi có lợi ích và tác hại gì đối với con người? + Mắt dơi rất kém, nhưng bay rất nhanh mà không đụng vào ngại vật trên đường bay? *GDMT : Dơi là loài động vật rất có ích do đó cần phải bảo vệ và nhân nuôi rộng rải. HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 49.1 SGK thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Dơi ăn quả, dơi ăn sâu bọ +Chi trước: Biến đổi thành cánh da mỏng mềm nối liền thân, chi sau và đuôi. + Chi sau: ngắn, yếu + Đuôi: ngắn. + Di chuyển: bay thoăn thoắt. + Thức ăn: Sâu bọ, quả cây. + Răng : các răng đều nhọn. - Đại diện HS trả lời còn lại góp ý. + HS trả lời (nội dung phần ghi chú hình 49.1 A SGK trang 159) + Rơi từ trên xuống để lấy đà bay. + Ngủ lộn đầu xuống đất. + Có lông mao, nuôi con bằng sữa. + Có lợi: ăn sâu bọ có hại, làm thực phẩm, phân bón... + Có hại: ăn quả làm giảm năng suất cây trồng - Tai dơi rất thính, mũi dơi phát ra sóng siêu âm có thể chạm vào chướng ngại vật trên đường bay, dội lại tai dơi khiến dơi có thể xác định được chính xác vị trí vật thể và con mồi trong không gian. Từ đó có thể tránh được các trướng ngại vật trên đường đi I. Bộ dơi: - Đại diện : dơi ăn quả, dơi ăn sâu bọ - Bộ dơi thích nghi hoàn toàn đời sống bay lượn. + Chi trước: Biến đổi thành cánh da mỏng mềm nối liền thân, chi sau và đuôi. + Chi sau: ngắn, yếu + Đuôi: ngắn. + Di chuyển: bay thoăn thoắt. + Thức ăn: Sâu bọ, quả cây. + Răng : các răng đều nhọn. + Đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Vai trò : Làm thực phẩm, làm phân bón, ăn sâu bọ có hại,,.. tuy nhiên cũng có một số loại ăn quả làm giảm năng suất cây trồng. Hoạt động 1(16’): Tìm hiểu bộ cá voi - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 49.2 SGK hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi sau: - Yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình 49.2 hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sau: + Kể tên một ssố loài thú thuộc bộ cá voi là gì? + Đặc điểm hình dạng cơ thể? + Các chi của chúng có sự biến đổi như thế nào? + Đuôi như thế nào? + Cách di chuyển như thế nào? + Nêu đặc điểm cấu tạo củacá voi thích nghi với điều kiện sống của chúng? + Thức ăn là gì? + Đặc điểm răng như thế nào? - Cá voi có hình dạng giống cá thích nghi với đời sống bơi lội, tại sao không xếp chúng vào lớp cá mà xếp vào lớp thú ? - Hiện nay cá voi gặp phải những trở ngại gì trong đời sống ? * GDMT: Các loài cá voi có vai trò gì? Chúng ta cần phải làm gì để vảo vệ cá voi? - Sóng siêu âm ở cá voi có chức năng gì? - HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 49.2 SGK thảo luận trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét. + Cá voi xanh, cá voi xám, cá heo, cá nhà táng,.. + Cơ thể: hình thoi, có lớp mở dày dới da, cổ rất ngắn - Chi trước biến thành vây bơi có các xương (cánh tay, ống tay ngắn, ngón tay dài. - Chi sau: tiêu giảm. - Đuôi: nằm ngang - Di chuyển: bơi, uốn mình theo chiều dọc. + Các loài tôm, cá động vật nhỏ - Răng: không có răng (có tấm sừng răng lược). - Đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Bị săn bắt làm thực phẩm, ô nhiễm môi trường sống, . - Có vai trò: Làm đa dạng hệ sinh thái biển, làm xiếc (cá heo), ..Cắm săn bắt, bảo vệ môi trường sống của chúng,.. - Ở cá voi cũng có sóng siêu âm giống dơi nhưng tần số cao hơn. Ngoài chức năng giống dơi, sóng siêu âm còn là ngôn ngữ để thông báo các cá thể sống trong đàn II. Bộ cá voi: - Đại diện bộ cá voi là: cá voi xanh, cá heo. - Bộ cá voi thíng nghi với đời sống hoàn toàn dưới nước: + Cơ thể: hình thoi, có lớp mở dày dới da, cổ rất ngắn + Chi trước biến thành vây bơi có các xương (cánh tay, ống tay ngắn, ngón tay dài. + Chi sau: tiêu giảm. + Đuôi: nằm ngang +Di chuyển: bơi, uốn mình theo chiều dọc. + Đẻ con và nuôi con bằng sữa. 4. củng cố: (4’) Yêu cầu HS chọn câu đúng trong các câu sau: - Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay? - Đặc điểm cấu tạo của c á voi thích nghi với đời sống bơi? 5. Hướng dẫn học sinh, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 2’ - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 161. + Dựa vào đặc điểm vừa học của dơi và cá voi để trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 161.. - Đọc bài 50 (SGK), nghiên cứu đặc điểm của bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV:HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . Soạn ngày 20/2/2018 Tuần: 27; Tiết: 54 Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo) BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt. - HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh tìm kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Tranh: Một số đại diện của thú ăn sâu bọ, một số đại diện của thú gặm nhấm, một số đại diện của thú ăn sâu bọ. 2. Trò: xem trước bài 50 SGK trang162. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ : 5’ Trình bày đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay lượn. 3. Nội dung bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (11 phút) : Tìm hiểu bộ ăn sâu bọ - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 50.1 SGK - Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi sau: - Hướng dẫn trả lời câu hỏi sau: + Đại diện bộ ăn sâu bọ là gì? + Răng như thế nào? + Thị giác, Khứu giác và xúc giác như thế nào thế nào? + Cách bắt mồi. + Thức ăn ? + Đời sống ? - Nhận xét, kết luận + Trong thực tế các em thấy chuột chù thường có ở đâu và chúng có đặc điểm đặc biệt gì? + Đặc điểm cấu tạo chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất như thế nào? - Bộ ăn sâu bọ có lợi hay có hại ? - Chúng ta phải biết bảo vệ chúng. - Nhận xét, bổ sung, kết luận - HS nghiên cứu thông tin và hình 50.1 SGK. - Thảo luận nhóm, trả lời + ĐD: chuột chù và chuột chũi. + Răng: các răng đều nhọn. + Mắt kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác trên mõm. + Cách bắt mồi: đào bới và tìm mồi. + Thức ăn: động vật nhỏ. + Đời sống: đơn độc (trừ thời gian sinh sản). + Có trong xoá, hóc trong nhà và có tuyến hôi ở 2 bên sườn (còn gọi là chột sạ) + Chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang. - Bộ ăn sâu bọ có lợi - Nhận xét, tiểu kết I. Bộ ăn sâu bọ: - Đại diện bộ thú ăn sâu bọ là: chuột chù và chuột chũi. Bộ ăn sâu bọ thích nghi hoàn toàn đời sống ăn sâu bọ. + Răng: các răng đều nhọn. + Mắt kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác trên mõm. + Cách bắt mồi: đào bới và tìm mồi. + Thức ăn: động vật nhỏ. + Đời sống: đơn độc (trừ thời gian sinh sản). Hoạt động 2 (11 phút): Tìm hiểu bộ gặm nhấm - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 50.2 SGK trang 163, trả lời các câu hỏi sau: + Đại diện bộ gặm nhấm là gì? + Vì sao người ta nói bộ gặm nhấm đa dạng? + Đặc điểm cấu tạo của bộ răng ? - Nhận xét. + Chuột đồng và sóc có đặc điểm gì? + Tác hại của chuột đồng HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 50.2 SGK trang 163 trả lời - Đại diện bộ gặm nhấm là: chuột đồng, sóc, nhím. - Bộ gặm nhấm đa dạng vì: số lượng loài lớn, thích nghi chế độ gặm nhấm. - Răng: không có răng nanh, răng cửa lớn sắc và có khoảng trống hàm + Đều có răng cửa lớn + Tác hại : Phá hại mùa màng của nông dân - HS khác nhận xét, bổ sung II. Bộ gặm nhấm - Đại diện bộ gặm nhấm là: chuột đồng, sóc, nhím. - Bộ gặm nhấm đa dạng vì: số lượng loài lớn, thích nghi chế độ gặm nhấm. - Răng: không có răng nanh, răng cửa lớn sắc và có khoảng trống hàm. Hoạt động 3 (11 phút): Tìm hiểu bộ ăn thịt. - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 50.3 SGK trang 163, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau: - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 50.3 SGK trang 163, hướng dẫn HStrả lời các câu hỏi sau: + Đại diện của bộ ăn thịt là gì? + Nêu cấu tạo bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt ? + Cách bắt mồi của hổ, chó sói lửa như thế nào? + Các ngón chân như thế nào? - Để phân biệt 3 bộ thú vừa học em dựa vào đặc điểm nbào là chủ yếu? - HS nghiên cứu thông tin SGK và hình 50.3 SGK trang 163 Đại diện bộ ăn thịt là: mèo, hổ, báo - Răng: + Răng cửa: ngắn sắc để róc xương + Răng nanh: lớn, dài, nhọn để xé mồi + Răng hàm dẹp và sắc để cắt và nghiền mồi. - Cách bắt môi: rình và rược đuổi (Hổ rình và vồ mồi, chó sói đuổi mồi) - Các ngón chân: có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày. - Nhận xét, bổ sung, kết luận - Dựa vào răng của chúng: +Bộ ăn sâu bọ: các răng đều nhọn ; Bộ gặm nhấm : không có răng nanh, răng cửa lớn sắc và có khoảng trống hàm ; Bộ ăn thịt : Răng cửa: ngắn sắc để róc xương, răng nanh: lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm dẹp và sắc để cắt và nghiền mồi. III. Bộ ăn thịt - Đại diện bộ ăn thịt là: mèo, hổ, báo - Răng: + Răng cửa: ngắn sắc để róc xương + Răng nanh: lớn, dài, nhọn để xé mồi + Răng hàm dẹp và sắc để cắt và nghiền mồi. - Cách bắt môi: rình và rược đuổi. - Các ngón chân: có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày. 4. Củng cố: 4’ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Bộ ăn sâu bọ có đặc điểm gì? - Bộ gặm nhấm có đặc điểm gì? - Bộ ăn thịt có đặc điểm gì? 5. Hướng dẫn học sinh, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 2’ - Học bài. - Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 165. + Dựa vào đặc điểm vừa học của bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt để trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 161 - Đọc bài 51 (SGK), nghiên cứu đặc điểm của các bộ móng guốc, bộ linh trưởng, vai trò của thú và đặc điểm chung của thú. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS: . . . . . . . . . . . . Châu Thới, ngày tháng 02 năm 2018 Duyệt tuần 27 ..................................................................... ...................................................................... ........................................................................ ...................................................................
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_27_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc