Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự di chuyển của thỏ.

- Nêu vị trí, thành phần, chức năng các cơ quan dinh dưỡng của thỏ.

- Chứng minh được não thỏ tiến hóa nhất.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình , hoạt động nhóm

3. Thái đô: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật 

II/ CHUẨN BỊ:

  1. Thầy: + Tranh, mô hình bộ xương thỏ và thằn lằn.

             + Tranh phóng to hình 47.2 SGK

  2. Trò: Đọc và soạn trước bài 47.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

 1.Ổn định lớp :  1’

 2.Kiểm tra bài cũ: 5 Phút

      Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính đào hang ?       

doc 5 trang Khánh Hội 23/05/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn 05 /2/2018
Tuần: 26; Tiết: 51 Bài 47 : CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự di chuyển của thỏ.
- Nêu vị trí, thành phần, chức năng các cơ quan dinh dưỡng của thỏ.
- Chứng minh được não thỏ tiến hóa nhất.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình , hoạt động nhóm
3. Thái đô: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật 
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Thầy: + Tranh, mô hình bộ xương thỏ và thằn lằn.
 + Tranh phóng to hình 47.2 SGK
 2. Trò: Đọc và soạn trước bài 47.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1.Ổn định lớp : 1’
 2.Kiểm tra bài cũ: 5 Phút
 Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính đào hang ? 
 3.Nội dung bài mới:
HĐcủa thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1:Tìm hiểu bộ xương và hệ cơ của thỏ.(10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Đốt sống cổ của thỏ như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
+ Tại sao xương sườn ít hơn xương sườn của thằn lằn?
+ Tại sao xương chi sau dài, to hơn chi trước?
+ Bộ xương có ý nghĩa gì?
+ Tác dụng của cơ hoành?
+ Hệ cơ có tác dụng gì?
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Đốt sống cổ dài. Phát huy linh hoạt tác dung của các giác quan ở đầu.
+ Tạo thành lồng ngực, chia phần thân cơ thể thành 2 nửa: lồng ngực và bụng.
+ Để di chuyển tích cực (thỏ di chuyển bằng 2 chi sau)
- Nhận xét, kết luận
+ Chia thân thành 2 nửa và hỗ trợ hô hấp.
- HS kết luận.
I. Bộ xương và hệ cơ: 
1) Bộ xương:
 Gồm nhiều xương khớp với nhau có tác dụng định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động của cơ thể.
2) Hệ cơ:
- Cơ vận động phát triển.
- Cơ hoành và cơ liên sườn tham gia hô hấp.
HĐ 2: Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng của thỏ.(18phút)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 47.2 xác định các thành phần của các hệ cơ quan.
- Yêu cầu học sinh 
- Hướng dẫn học sinh xác định thành phần các hệ cơ quan sinh dưỡng trên hình
+ Đặc điểm của hệ tiêu hóa thích nghi đời sống “gặm nhấm”?
+ Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn?
+ Xác định các bộ phận của hệ hô hấp? Chức năng?
+ Hệ bài tiết có gì khác so sánh với thằn lằn?
- Yêu cầu HS kết luận.
- Học sinh quan sát hình 47.2 xác đinh các thành phần của các hệ cơ quan.
+ Có răng cửa luôn mọc dài, manh tràng lớn,.. 
+ Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi -> trao đổi chất mạnh.
+ Gồm khí quản, phế quản và phổi.
+ Sự thông khí nhờ sự co dãn của cơ hòanh và cơ liên sườn.
+ Thận sau giống thằn lằn nhưng khác là chức năng lọc máu và thải nước tiểu hoàn thiện hơn
- HS kết luận.
II. Các cơ quan dinh dưỡng:
1) Tiêu hóa:
- Răng phân hóa: răng cửa sắc thường xuyên mọc dài ra, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh.
- Manh tràng lớn tiêu hóa xenlulôzơ.
2) Tuần hoàn và hô hấp:
 Tuần hoàn:
- Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
- 2 vòng tuần hòan.
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
 Hô hấp:
- Gồm khí quản, phế quản và phổi.
- Sự thông khí nhờ sự co dãn của cơ hòanh và cơ liên sườn.
3) Bài tiết:
- Ở khoang bụng, sát sống lưng.
- 2 thận sau cấu tạo tiến hóa nhất -> lọc máu, thải nước tiểu.
HĐ 3: Tìm hiểu thần kinh và giác quan của thỏ.(7 phút)
- Cho HS quan sát tranh não cá, bò sát, thỏ.
+ Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn bộ não cá và bò sát?
+ Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ?
- Tìm ví dụ chứng tỏ sự phát triển của đại não: như tập tính phong phú.
- Đặc điểm các giác quan của thỏ?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS quan sát chú ý các phần đại não, tiểu não..
+ Bán cầu đại não và tiểu não phát triển hơn
+ Ý nghĩa: hình thành các phản xạ phức tạp của thỏ
-Giác quan phát triển.
- Rút ra KL
III. Thần kinh và giác quan:
- Bộ não: bán cầu não lớn, tiểu não có nhiều khúc cuộn => hình thành các phản xạ và cử động phức tạp ở thỏ.
- Giác quan: 
+ Tai thính, có vành tai ngoài.
+ Mũi có lông xúc giác thính
4. Củng cố : 3’ 
- Nêu cấu tạo của thỏ chứng tỏ sự hoàn thiện so với lớp ĐVCXS đã học ?
- Đọc ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học sinh, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1’)
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 48 “ Đa dạng của lớp thú – Bộ thú huyệt, Bộ thú túiãnem trước về đời sống và đặc điểm cấu tạo của 2 bộ trên
IV.RÚT KINH NGHIỆM: 
GV:	
HS: 	
Soạn ngày 05/02/2018
Tuần: 26;Tiết: 5
 Bài 48:	 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 	- HS nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.
 	- HS biết được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với điều kiện sống của bộ thú huyệt, bộ thú túi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát , so sánh.
3. Thái độ: GD ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Thầy: - Tranh: đời sống và tập tính của thú mỏ vịt.
- Tranh: đời sống và tập tính của Kanguru.
 2. Trò: đọc bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 	+ Bộ xương và hệ cơ thỏ có đặc điểm nào tiến hoá hơn so với các động vật khác?
 + Đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của thỏ?
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1 (8 phút) Tìm hiểu sự đa dạng của lớp thú
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK/156 trả lời câu hỏi:
+ Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào?
+ Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào?
- GV nhận xét và bổ sung thêm: Ngoài đặc điểm sinh sản khi phân chia người ta còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng.
Giới thiệu sơ đồ một số bộ thú quan trọng
- HS tự đọc thông tin SGK theo dõi sơ đồ các bộ thú trả lời câu hỏi. Yêu cầu:
+ Số loài nhiều.
+ Dựa vào đặc điểm sinh sản.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
I-Đa dạng của lớp thú
- Lớp thú có số lượng loài rất lớn (khoảng 4600 loài), sống ở khắp mọi nơi.
- Phân chia lớp thú dựa vào đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi
 Sơ đồ một số bộ thú quan trọng
HĐ 2 (13 phút) Tìm hiểu bộ thú huyệt
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 48.1, nghiên cứu thông tin SGK/156
- Yêu cầu thảo luận, trả lời các câu hỏi
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi
+ Nơi sống của thú mỏ vịt.
+ Đặc điểm cấu tạo.
+ Đặc điểm sinh sản
- Thú mỏ vịt có đặc điểm cấu tạo, ngoài, đời sống và tập tính như thế nào thích nghi với đời sống của chúng?
- GV thông báo đáp án đúng.
+ Tại sao thú mỏ vịt có mỏ giống mỏ vịt, chân có màng bơi, đẻ trứng không xếp vào lớp chim mà xếp vào lớp thú?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS quan sát hình, đọc thông tin ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
Đại diện một nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
+ Vì thú mỏ vịt có lông mao và nuôi con bằng sữa.
- Nhận xét, tiểu kết
II. Bộ thú huyệt:
- Đại diện: Thú mỏ vịt
- Nơi sống vừa ở nước ngọt vừa ở cạn (Châu Đại Dương)
- Đặc điểm cấu tạo: mỏ gống mỏ vịt, lông rậm, mịn không thấm nước, chân có màng bơi.
- Sinh sản: Thú cái đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú.
HĐ 3(13’):tìm hiểu bộ thú túi
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 48.2, nghiên cứu thông tin SGK/157 
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nơi sống của kangru ?
+ Kanguru có cấu tạo như thế nào phù hợp lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ?
+ Đặc điểm sin sản.
+ Tại sao kanguru con phải nuôi trong túi da của mẹ?
- Kanguru có đặc điểm cấu tạo, ngoài, đời sống và tập tính như thế nào thích nghi với đời sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương ?
- GV nhận xét chốt kiến thức.
*THGDMT : Vai trò của thú mở vịt và các loài chuột túi ?
- HS quan sát hình, đọc thông tin ghi nhớ kiến thức.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương
+ 2 chân sau to khoẻ, đuôi dài.
 + Đẻ con, nuôi con bằng sữa,
+ Con non nhỏ chưa phát triển đầy đủ.
- Nhận xét, kết luận
- Nghiên cứu gen, ngiên cứu về sự tiến hóa động vật, biểu tượng của nước Úc......
III. Bộ thú túi :
- Đại diện : Kanguru
- Đời sống : Kangru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương
- Chi sau dài khoẻ, đuôi dài.
- Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú, bú sữa thụ động
4. Củng cố : 4’
GV yêu cầu HS làm bài tập
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì:
 a. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước
 b. Nuôi con bằng sữa.
 c. Bộ lông dày giữ nhiệt.
Câu 2: Con non của kanguru phải nuôi trong túi ấp là do:
 a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.
 b. Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.
 c. Con non chưa biết bú sữa.
Đáp án: Câu 1: b; Câu 2: b
5. Hướng dẫn học sinh, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Học bài, làm bài tập
 	 - Đọc mục “Em có biết”
 	 - Đọc nghiên cứu bài 49, xem trước nội dung về đời sống và sinh sản bộ cá voi và bộ dơi
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV:HS:
Châu Thới, ngày tháng 02 năm 2018
Duyệt tuần 26
.....................................................................
......................................................................
........................................................................
...................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_26_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc