Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay.
- Trình bày được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình.
- So sánh được với cấu tạo trong của thằn lằn.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác học tập và niềm đam mê nghiên cứu.
II. CHUẨN BỊ:
1.Thầy: Tranh phóng to cấu tạo trong của chim bồ câu
2. Trò: soạn bài trước ở nhà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Soạn ngày 22/01/2018 Tuần: 24; Tiết: 47 Bài: 43 CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay. - Trình bày được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình. - So sánh được với cấu tạo trong của thằn lằn. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác học tập và niềm đam mê nghiên cứu. II. CHUẨN BỊ: 1.Thầy: Tranh phóng to cấu tạo trong của chim bồ câu 2. Trò: soạn bài trước ở nhà III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ôn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (20’): Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng - GV yêu cầu HS quan sát hình 42.2 SGK/139 - Xác định các hệ cơ quan dinh dưỡng và hoaạt động của cơ quan tiêu hóa ở chim + Xác định các hệ cơ quan tiêu hoá chim bồ câu trên tranh. + Hướng dẫn học sinh xác định hệ tiêu hoá chim bồ câu + Hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở những điểm nào? + Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát? - GV nhận xét chốt kiến thức. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Tuần hoàn chim bồ câu cấu tạo như thế nào? - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp kiến thức đã học về thằn lằn trả lời: + Tim của chim bồ câu có gì khác thằn lằnt? Ý nghĩa của sự khác nhau đó? - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 43.2 trả lời: + Hệ hô hấp của chim như thế nào? + So sánh hô hấp của chim bồ câu với thằn lằn? + Nêu sự khác nhau hô hấp của chim bồ câu với thằn lằn? + Vai trò của túi khí? - GV chốt kiến thức. GV nêu câu hỏi: + Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim? + Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát hình kể tên các cơ quan tiêu hóa. - HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Thực quản có diều. + Dạ dày: dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá, dạ dày cơ nghiền thức ăn nên tốc độ tiêu hoá cao. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - HS đọc thông tin SGK/140, quan sát hình 43.1 trả lời câu hỏi + Tim bồ câu + Thằn lằn 4 ngăn chia tim 3 ngăn 2 nửa, nửa trái (tâm thất chứa máu đỏ có vách tươi đi nuôi cơ hụt), máu thể, nửa phải nuôi cơ chứa máu đỏ thể là thẫm. máu pha + Ý nghĩa: máu đi nuôi cơ thể giàu oxi nên trao đổi chất diễn ra mạnh. - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 43.2 trả lời: - HS trả lời, yêu cầu nêu được: + Phổi chim có nhiều ống khí thông với hệ thống túi khí hơn so với thằn lằn + Sự thông khí do sự co dãn của túi khí (khi bay) và sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu) + Túi khí có tác dụng: làm giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan khi bay. - HS đọc thông tin SGK trả lời: + Thận sau, không có bóng đái nước tiểu đặc thải cùng phân. + Chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển. I. Các cơ quan dinh dưỡng 1. Tiêu hoá + Ống tiêu hoá: miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột, lỗ huyệt. + Tuyến tiêu hoá: gan, mật tuỵ - Hệ tiêu hoá có cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát nên có tốc độ tiêu hoá cao hơn. 2. Tuần hoàn - Tim 4 ngăn , (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ), 2 vòng tuần hoàn. - Máu đi nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi). 3. Hô hấp - Phổi có mạng ống khí dày đặc và một số ống khí thông với túi khí tạo nên bề mặt trao đổi khí rộng. - Trao đổi khí: + Khi bay do túi khí. + Khi đậu do phổi. 4. Bài tiết và sinh dục - Bài tiết: + Thận sau + Không có bóng đái. + Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân. - Sinh dục: + Con đực: 1 đôi tinh hoàn. + Con cái: buồng trứng trái phát triển. + Thụ tinh trong. Hoạt động 2(12’) : Tìm hiểu thần kinh và giác quan - GV yêu cầu HS quan sát hình 43.4 SGK/141 trả lời: + Bộ não chim bồ câu gồm những bộ phận nào ? + So sánh bộ não của chim bồ câu so với thằn lằn? - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát hình so sánh với bò sát - Một vài HS trả lời, lớp bổ sung. II. Thần kinh và giác quan : - Bộ não phát triển: + Não trước lớn. + Tiểu não có nhiều nếp nhăn. + Não giữa có 2 thuỳ thị giác. - Giác quan: + Mắt tinh có mí thứ 3 mỏng. + Tai có ống tai ngoài. 4. Củng cố : 4’ Em hãy so sánh sự sai khác giữa hệ tiêu hô hấp, tuần hoàn, bài tiết giữa chim và thằn lằn. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài ở nhà: (3 phút) - Tự học: về nhà học bài - Làm bài tập: trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 142. - Soạn bài mới ở nhà: bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim”. - Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của lớp chim. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GVHS Soạn ngày: 22/01/2018 Tuần: 24; Tiết: 48 Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim. - Trình bày được các đặc điểm chung và vai trò của chim. 2. Kĩ năng: HS rèn kĩ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ các loài chim có lợi. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Soạn giáo án 2. Trò: Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện của chim. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Nêu cấu tạo hệ hô hấp và hệ tuần hoàn chim bồ câu. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu các nhóm chim - GV yêu cầu HS thảo luận quan sát hình 44.1 đến 44.3, đọc thông tin hoàn thành nội dung bảng - Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng - HS quan sát hình và đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng trên bảng, nhóm khác bổ sung. I. Các nhóm chim: Nhóm chim Đại diện Môi trường sống Đặc điểm cấu tạo Cánh Cơ ngực Chân Ngón Chạy Đà điểu Thảo nguyên, sa mạc Ngắn, yếu Không phát triển Cao, to, khoẻ 2-3 ngón Bơi Chim cánh cụt Biển Dài, khoẻ Rất phát triển Ngắn 4 ngón có màng bơi Bay Chim ưng Núi đá Dài, khoẻ Phát triển To, có vuốt cong 4 ngón - GV yêu cầu HS trả lời: Chim được chia thành những nhóm như thế nào ? Đại diện của chúng ? +Vì sao nói lớp Chim rất đa dạng? - trả lời SGK - Vì chúng có số lượng loài rất đông - Lớp Chim rất đa dạng: có khoảng 9600 loài, chia làm 27 bộ. Ở VN phát hiện 830 loài, chia làm 3 nhóm sinh thái lớn : + Nhóm chim chạy Đại diện: Chim đà điểu phi + Nhóm chim bơi Đại diện: Chim cánh cụt + Nhóm chim bay Đại diện: Gà, vịt cú mèo, ... - Lối sống và môi trường sống phong phú. Hoạt động 2(9’): Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp chim - GV yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của chim về: + Đặc điểm cơ thể. + Đặc điểm của chi. + Đặc điểm của mỏ. + Đặc điểm của hệ hô hấp + Đặc điểm tuần hoàn + Đặc Điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể. HS nêu được các dặc điểm chung về cơ thể, mỏ, tuần hoàn, hô hấp,.. - GV chốt lại kiến thức. - HS thảo luận rút ra đặc điểm chung. - Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung. II. Đặc điểm chung của chim - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh. - Có mỏ sừng. - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. - Tim 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. - Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Là động vật hằng nhiệt. Hoạt động 3(9’): Tìm hiểu vai trò của chim - GV yêu cầu H Sđọc thông tin SGK/145 trả lời câu hỏi: + Nêu lợi ích của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người lấy ví dụ? *GDMT: Qua phần lợi ích của chim các em nên có ý thức bảo vệ những loại chim có lợi. + Tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con ngườilấy ví dụ? - GV chốt kiến thức. - HS đọc thông tin tìm câu trả lời. -Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung. III. Vai trò của chim - Lợi ích: + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. + Cung cấp thực phẩm. + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. + Giúp phát tán cây rừng. - Có hại: + Ăn hạt, quả, cá + Là động vật trung gian truyền bệnh. 4. Củng cố: (4’) Kể tên các nhóm chim, mỗi nhóm cho 2 ví dụ đại diện. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài ở nhà: (2phút) - Tự học: về nhà học bài, đọc mục “ Em có biết”. - Làm bài tập: trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 146. - Soạn bài mới ở nhà: bài 45 Tìm hiểu một số tập tính của chim tiết sau thực hành IV. Rút kinh nghiệm: GV HS Châu Thới, ngày tháng 01 năm 2018 Duyệt tuần 24 ....................................................... ............................................................ .......................................................
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_24_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc