Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

      - HS trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp.

      - Nêu được vai trò thực tiễn của Giáp xác

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình.

3. Thái độ: HS có thái độ đúng đắn về vai trò của giáp xác từ đó có ý thức bảo vệ giáp xác có lợi.

II. CHUẨN BỊ

1.Thầy: Giáo án

2. Trò: Soạn bài và kẻ bảng SGK/81 vào vở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

3. Nội dung bài mới:

doc 5 trang Khánh Hội 23/05/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 30/10/2017
Tuần: 13 - Tiết: 25
Bài 24: ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - HS trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp.
 - Nêu được vai trò thực tiễn của Giáp xác
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình.
3. Thái độ: HS có thái độ đúng đắn về vai trò của giáp xác từ đó có ý thức bảo vệ giáp xác có lợi.
II. CHUẨN BỊ
1.Thầy: Giáo án
2. Trò: Soạn bài và kẻ bảng SGK/81 vào vở.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
HĐ1: Tìm hiểu một số giáp xác khác? (21 phút) 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 24 từ 1 đến 7 SGK/79+80 đọc thông tin phía dưới hoàn thành phiếu học tập.
- HS quan sát hình, đọc chú thích ghi nhớ thông tin.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên điền các nội dung vào bảng, nhóm khác bổ sung.
I. Một số giáp xác khác
STT
Đặc điểm
Đại diện
Kích thước
Cơ quan di chuyển
Lối sống
Đặc điểm khác
1
Mọt ẩm
Nhỏ
Chân
Ở cạn
Thở bằng mang
2
Sun
Nhỏ 
Tiêu giảm
Cố định
Sống bám vào vỏ tàu
3
Rận nước
Rất nhỏ
Đôi râu lớn
Sống tự do
Mùa hạ sinh toàn con cái
4
Chân kiếm
Rất nhỏ
Chân kiếm
Tự do, kí sinh
Kí sinh: Phần phụ tiêu giảm
5
Cua đồng
Lớn
Chân bò
Hang hốc
Phần bụng tiêu giảm
6
Cua nhện
Rất lớn
Chân bò
Đáy biển
Chân dài giống nhện
7
Tôm ở nhờ
Lớn
Chân bò
Ẩn vào vỏ ốc
Phần bụng vỏ mỏng và mềm
 - Từ bảng trên GV cho HS trả lời:
 + Trong các đại diện trên loài nào có ở địa phương? Số lượng nhiều hay ít?
 + Nhận xét sự đa dạng của Giáp xác?
- GV nhận xét chốt kiến thức
- HS quan sát lại bảng trả lời, lớp bổ sung.
+ Mọt ẩm, cua đồng,... 
-Giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở các môi trường khác nhau, có lối sống khác nhau và kích thước cũng khác nhau.
- Một số đại diện thường gặp:
+ Mọt ẩm: Râu ngắn, các đôi chân đều bò được. Thở bằng mang
+ Con sun: Sống ở biển, lối sống cố định, thường bám vào vỏ tàu
+ Rận nước, chân kiếm: Sống tự do ở nước ngọt, Mùa hạ sinh sản toàn con cái 
+ Cua đồng: Phần bụng tiêu giảm, thích nghi với lối sống ở hang hốc
+ Cua nhện: Sống ở biển, có kích thước lớn nhất trong lớp giáp xác, nặng tới 7kg
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của Giáp xác? (17 phút) 
- GV nêu yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/80 hoàn thành bảng SGK/81.
- GV nêu câu hỏi:
+ Lớp giáp xác có vai trò như thế nào?
*THGDMT:
 Giáp xác có nhiều lợi cho con người do đó ta cần có ý thức bảo vệ chúng.
- Một số loài giáp xác làm thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng cho các loài động vật khác lớn hơn nó. Con sun thường bám vào vỏ tàu, thuyền, làm giảm tôc độ di chuyển của phương tiện này.
- Vai trò thực tiễn của một số loài giáp xác.
- HS kết hợp thông tin SGK và hiểu biết của bản thân hoàn thành bảng SGK/81.
- Một HS lên hoàn thành bảng, lớp bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
II. Vai trò thực tiễn
- Lợi ích:
 + Là nguồn thức ăn của cá.
 + Là nguồn thực phẩm cung cấp cho con người.
 + Là nguồn lợi xuất khẩu.
- Tác hại:
 + Có hại cho giao thông đường thuỷ.
 + Có hại cho nghề cá.
 + Truyền bệnh giun sán.
4. Củng cố: (4 phút)
GV yêu cầu HS làm bài tập
 A. Những động vật có đặc điểm như thế nào được xếp vào lớp giáp xác?
a- Mình có lớp vỏ bằng kitin và đá vôi.
b- Phần lớn đều sống ở nước và thở bằng mang.
c- Đầu có 2 đôi râu, chân có nhiều đốt khớp với nhau.
d-Đẻ trứng, ấu trùng lột xác nhiều lần.
 B. Trong những động vật sau con nào thuộc lớp Giáp xác?
a. Tôm sông b. Mối c. Tôm sú d. Kiến.
e. Cua biển g. Rận nước h.Nhện i. Rệp
k. Cáy l. Hà m. Một ẩm n. Sun
5. Hướng dẫn học sinh, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
 - Học bài: Một số giáp xác thường gặp và vai trò của chúng, trả lời câu hỏi SGK
 - Đọc “Em có biết”
 - Xem trước bài 25, Xem trước nội dung đặc điểm ngoài và tập tính của nhện.
 - Kẻ bảng 1,2 bài 25 vào vở và chuẩn bị theo nhóm con nhện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:. . . . .. .. . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . HS: . . . .. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . .. .. . . 
Ngày soạn: 01/11/2017
Tuần: 13 - Tiết: 26
LỚP HÌNH NHỆN
Bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
 - Nêu được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích.
3. Thái độ: Bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Mẫu con nhện, tranh cấu tạo ngoài của nhện, 
2. Trò : Kẻ sẵn bảng 1, 2 vào vở và tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 	- Nêu đặc điểm của mọt ẩm, rận nước.
	- Nêu vai trò của lớp giáp xác.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
HĐ1: Tìm hiểu về nhện? (19 phút) 
- GV hướng dẫn HS quan sát con nhện, đối chiếu hình 25.1 SGK yêu cầu:
+ Cơ thể nhện gồm mấy phần? Xác định trên con nhện.
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 25.1 thảo luận nhóm hàon thành bảng 1 SGK/82.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức.
- HS quan sát hình 25.1 SGK/82 đọc chú thích xác định bộ phận trên mẫu con nhện. Yêu cầu nêu được:
+ Cơ thể gồm: phần đầu – ngực và phần bụng. 
+ Kể tên.
- HS thảo luận nhóm 4 phút hoàn thành bảng 1.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, nhóm khác bổ sung.
- HS sửa chữa vào vở.
I. NHỆN
1. Đặc điểm cấu tạo
*Kết luận: Như bảng 1 đã hoàn thành.
Các phần cơ thể
Số chú thích
Tên bộ phận quan sát thấy
Chức năng
Phần đầu- ngực
1
Đôi kìm có tuyến độc
Bắt mồi và tự vệ
2
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
Cảm giác về khứu giác, xúc giác
3
4 đôi chân bò
di chuyển và chăng luới
Phần bụng
4
phía trước là đôi khe hở
Hô hấp
5
Ở giữa là lỗ sinh dục
Sinh sản
6
Phía sau là các núm tơ
Sinh ra tơ nhện
- GV yêu cầu HS quan sát hình 25.2 SGK đọc chú thích :
+ Hãy sắp xếp lại quá trình chăng lưới của nhện theo đúng thứ tự?
- GV chốt lại đáp án đúng: 4, 2, 1, 3.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính săn mồi của nhện :
+ Hãy sắp xếp các thao tác cho hợp lí?
- GV cung cấp đáp án đúng: 4,1,2,3
- Tập tính bắt mồi: Một số loài tích cực nhử mồi và có thể bắt con mồi với một quả bóng tơ dính; Những loài khác (như là nhện cua, nhện cửa sập, hay là nhện cát sáu mắt) chờ ở khu vực hay qua lại của con mồi và trực tiếp tấn công chúng từ nơi phục kích. Tập tính chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
- HS thảo luận nhóm bàn 3 phút hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm nêu đáp á, các nhóm khác bổ sung.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin thảo luận nhóm bàn sắp xếp theo đúng trình tự.
- Đại diện các nhóm thông báo đáp án đúng.
- Một HS mô tả lại cách bắt mồi của nhện.
2. Tập tính
a. Chăng lưới
+ Chăng dây tơ khung.
+ Chăng dây tơ phóng xạ.
+ Chăng các sợi tơ vòng.
+ Chờ mồi.
b. Bắt mồi
- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
- Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi.
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
HĐ2: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp hình nhện? (14 phút) 
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK/84:
+ Ngoài nhện lớp hình nhện còn có những đại diện nào?
- GV thông báo: còn một số khác như: nhện đỏ hại bông, ve, mò, bọ mạt, nhện lông
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 SGK/85.
- GV nhận xét.
- Từ bảng 2 GV yêu cầu:
+ Nêu ý nghĩa thực tiễn của hình nhện?
*THGDMT:
 Ta cần có ý thức bảo vệ đa dạng của lớp hình nhện trong tự nhiên đặc biệt là các loài có lợi.
- HS quan sát hình và trả lời
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 (5 phút).
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, nhóm khác bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
II. SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
1. Một số dại diện
 - Bọ cạp
 - Cái gẻ
 - Con ve bò
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đa số có lợi : Ăn các loài sâu bọ có hại, làm thực phẩm cho con người.
Một số gây hại : Kí sinh trên cơ thể người, động vật và thực vật.
4. Củng cố: (4 phút) 
GV yêu cầu HS làm bài tập
Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:
A. Số đôi phần phụ của nhện là:
 a.4 b.5 c.6
B. Để thích nghi với lối săn mồi, nhện có các tập tính:
 a.Chăng lưới b.Bắt mồi c.Cả a và b
C. Bọ cạp, ve bò, nhện đỏ hại bông được xếp vào lớp hình nhện vì:
a. Cơ thể có 2 phần đầu – ngực và phần bụng.
b. Có 4 đôi chân bò.
c. Cả a và b.
Đáp án: 1 – 4 ; 2 – c ; 3 – c
5. Hướng dẫn học sinh, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
 	- Học bài theo câu hỏi SGK/85.
 	- Mỗi nhóm chuẩn bị một con châu chấu và chuẩn bị trước bài 26. Xem nội dung cấu tạo ngoài, dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
HS:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2017
DUYỆT TUẦN 13
...................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_13_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc