Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ TÚI XÁCH

I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Về kiến thức:

    - Hiểu về bố cục trong tạo dáng đồ vật, sản phẩm.

    - Hiểu thêm một số hình thức sắp xếp ( bố cục ) trong trang trí ứng dụng.

    - Hiểu được vai trò của tạo dáng và trang trí làm cho đồ vật đẹp hơn.

  2. Về kĩ năng:

    - Biết cách sắp xếp ( bố cục ) trong trang trí theo yêu cầu nội dung bài học.

    - Vẽ được một túi xách theo ý thích.

  3. Về thái độ:

    - HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống hằng ngày.

II/. CHUẨN BỊ:

    Thầy: - Một số hình túi xách.

               - Hình gợi ý cách tạo dáng.

               - Bài vẽ của hs năm trước.

    Trò: - Sưu tầm mẫu túi xách.

            - Tập vẽ, bút chì, màu...

III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  1. Ổn định lớp:(1')

  2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập của hs (2') 

  3. Nội dung bài mới: (36’)

doc 37 trang Khánh Hội 17/05/2023 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
MT9
 Tuần: 01	Ngày soạn:
 Tiết: 01
 Bài dạy: Bài 1. thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN
( 1802 - 1945 )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử và MT thời Nguyễn.
 - Có một số hiểu biết về kinh đô Huế.
 2. Về kĩ năng: 
 - HS trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Nguyễn.
 - Trình bày được những nét chính về kiến thức kinh đô Huế.
 3. Về thái độ:
 - HS nhận thức đúng đắng về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng và yêu quy các di sản lịch sử văn hóa quê hương.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Tranh ảnh giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn.
 Trò: - Chuẩn bị câu hỏi sgk.
IV/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: (38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (8') Tìm hiểu sơ lược về bối cảnh ls thời Nguyễn:
- GV ôn lại một số công trình mĩ thuật thời Lê.
- GV nhấn mạnh một số điểm: nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến trong ls VN.
- HS nhớ lại mt thời Lê
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử:
 - Nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền.
 - Nhà Nguyễn đề cao tư tưởng nho giáo
Hoạt động 2:(30') Tìm hiểu sơ lược về MT thời Nguyễn:
- GV treo đồ dùng lên bảng đồng thời kết hợp thuyết trình gợi mở.
-GV cho hs thảo luận nhóm theo từng loại hình nghệ thuật:
* Kiến trúc
* Điêu khắc
* Đồ họa, hội họa
- GV cho hs thảo luân theo nội dung câu hỏi:
? Kiến trúc kinh đô Huế được xây dựng theo quan điểm gì.(HSKG)
? Tại sao nói ĐK cung đình Huế mang tính tượng trưng cao.(HSKG)
? Mĩ thuật thời Nguyễn có những đặc điểm gì.
- GV nhận xét khi hs trả lời.
- GV bổ sung và nhấn mạnh một số đặt điểm của mĩ thuật thời Nguyễn.
- HS xem hình và lắng nghe.
- HS chia nhóm thảo luận.
- HS lắng nghe và thảo luận theo nội dung câu hỏi.
- HS tập chung thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. Một số thành tựu về mĩ thuật:
 1. KT kinh đô Huế:
 - Là quần thể kiến trúc gồm có hoàng thành, cung điện, lăng tẩm...
 2. ĐK, đồ họa và hội họa:
 a. ĐK: Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng cao.
 b. Đồ họa, hội họa: Cùng với dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống còn có dòng tranh làng Sình ra đời.
III. Một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn:
 ( sgk )
 4. Củng cố: (5')
 - GV nhận xét tinh thần học tập của hs.
 - GV đặt lại một số câu hỏi để kiểm tra lại kiến thức của hs.
 - GV nhận xét và cũng cố thêm. 
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Học bài vỡ ghi + sgk.
 - Chuẩn bị cho bài học sau. 
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: 
 ...............................................................................	 
 ..
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9 
 Tuần: 02	Ngày soạn:
 Tiết: 02 
 Bài dạy: Bài: 3. Vẽ theo mẫu.
TĨNH VẬT ( Lọ Hoa Và Quả )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Cũng cố và nâng cao hơn kiến thức cơ bản trong vẽ tĩnh vật.
 - Nâng cao kiến thức về đậm nhạt và màu trong bài vẽ.
 - Hiểu được cách vẽ màu trong vẽ tĩnh vật.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết sắp xếp bố cục mẫu vẽ hợp lý trong giấy vẽ.
 - Vẽ được hình sát với hình của mẫu vẽ.
 - Vẽ được màu gần giống với màu của mẫu.
 3. Về thái độ:
 - Yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Mẫu vẽ.
 - Tranh tĩnh vật màu.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 Trò: - Giấy vẽ, chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:(1')
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Nội dung bài mới: (37’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (8') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
 - GV giới thiệu tranh của các họa sĩ và đặt một số câu hỏi :
? Bức tranh vẽ những gì.
? Hình vẽ chính, hình vẽ phụ của tranh là những hình gì.(HSKG)
? Các hình vẽ trong tranh được sắp xếp ntn.
- GV nhận xét bổ sung.
-HS xem tranh và lắng nghe
- HS trả lời.
- HS xem tranh trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
I. Quan sát, nhận xét:
 ( SGK )
Hoạt động 2:( 7') Hướng dẫn hs cách vẽ:
- GV cho hs xem mẫu vẽ.
- GV hướng dẫn cho hs xem trình tự các bước vẽ tranh tĩnh vật.
- GV vẽ phát lên bảng cho hs xem và nhấn mạnh một số cần lưu ý khi vẽ.
- HS xem mẫu.
- HS xem và tiếp thu.
- HS quan sát lên bảng và chú ý.
II. Cách vẽ tranh:
 - Vẽ hình bằng nét chì nhẹ.
 - Phát nét phân chia các mảng màu đậm nhạt ở lọ hoa và quả.
 - Vẽ màu theo các mảng đậm nhạt.
Hoạt động 3:(22') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV nêu yêu cầu bài vẽ cho hs nắm.
- GV theo dõi khi hs làm bài.
- GV chỉ ra những chổ chưa tốt để hs kịp thời điều chỉnh.
- HS lắng nghe.
- HS tập chung làm bài.
- HS xem và điều chỉnh lại bài vẽ.
III. Thực hành:
- Vẽ theo mẫu (Lọ hoa và quả) 
- Vẽ lọ hoa và quả trực tiếp bằng màu(HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ.
 - GV nhận xét, bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...............................................  
 ................................................................... 
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9 
 Tuần: 03	Ngày soạn:
 Tiết: 03
 Bài dạy: Bài 4. Vẽ rtang trí.
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ TÚI XÁCH
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu về bố cục trong tạo dáng đồ vật, sản phẩm.
 - Hiểu thêm một số hình thức sắp xếp ( bố cục ) trong trang trí ứng dụng.
 - Hiểu được vai trò của tạo dáng và trang trí làm cho đồ vật đẹp hơn.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết cách sắp xếp ( bố cục ) trong trang trí theo yêu cầu nội dung bài học.
 - Vẽ được một túi xách theo ý thích.
 3. Về thái độ:
 - HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống hằng ngày.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số hình túi xách.
 - Hình gợi ý cách tạo dáng.
 - Bài vẽ của hs năm trước.
 Trò: - Sưu tầm mẫu túi xách.
 - Tập vẽ, bút chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:(1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập của hs (2') 
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn hs quan sát nhận xét:
- GV cho hs xem một số loại túi xách.
- GV nêu một số câu hỏi
? Túi xách có mấy loại.
? Chất liệu của túi xách thường là gì.(HSNK)
? Cách thức trang trí ra sao.(HSNK)
- GV nhận xét và gợi ý để hs hiểu được túi xách rất cần thiết trong cuộc sống.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời
- HS quan sát trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. Quan sát, nhận xét:
 - Túi xách có nhiều kiểu khác nhau.
 - Túi xách thường được làm bằng da, vải...
 - Cách thức trang trí phong phú, màu sắc đa dạng.
Hoạt động 2:(5') Hướng dẫn hs cách tạo dáng và trang trí:
- GV giới thiệu một số túi xách, kết hợp với giới thiệu cách vẽ và trang trí túi xách.
- GV nhắc hs khi tạo dáng cần lưu ý.
+ Tìm hình dáng chung.
+ Tìm trục dọc, trục ngang.
+ Tìm quai túi.
+ Tìm màu sắc phù hợp.
- HS quan sát và nắm được cach vẽ.
- HS lắng nghe.
- HS nắm được các bước vẽ.
II. Cách tạo dáng và trang trí túi xách:
 1. Tạo dáng:
 - Tìm hình dáng của túi xách
 - Vẽ trục đối xứng.
 - Xát định vị trí nắp, quai túi...
 - Hoàn thiện hình dáng.
 2. Trang trí:
 - Tìm mãng hình trang trí.
 - Tìm họa tiết.
 - Tìm màu.
Hoạt động 3:(25') Hướng dẫn hs làm bài:
Hoạt động 3:(25')Hướng dẫn hs làm bài:
- GV nêu yêu cầu bài vẽ cho hs nắm.
- GV theo dõi nhắc nhở động viên hs làm bài.
- HS lắng nghe và làm bài theo yêu cầu.
III. Thực hành:
 Tạo dáng và trang trí túi xách theo ý thích.
 Sáng tạo, có bố cục và màu sắc đẹp(HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs tự bày sản phẩm của mình lên bảng rồi nhận xét.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Hoàn thành bài tiếp ở nhà.
 - Chuẩ bị cho bài hoc sau. IV/.RÚT KINH NGHIỆM:
 ...............................................................................................
 ...
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 4	Ngày soạn:
 Tiết:4
 Bài dạy: Bài 5. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
 (Tiết 1)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Cũng cố và nâng cao hơn khả năng khai thác nội dung đề tài.
 - Có ý thức hơn trong lựa chọn hình ảnh phản ánh nội dung đề tài.
 - Nâng cao hơn kiến thức về hình ảnh, đường nét, màu sắc trong phản ánh đề tài.
 2. Về kĩ năng:
 - Tìm được những nét riêng của nội dung đề tài.
 - Vẽ được một bức tranh phản ánh nội dung đề tài.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học vào nội dung bài vẽ tranh.
 3. Về thái độ:
 HS có tình yêu quê hương đất nước.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số tranh về đề tài sinh hoạt.
 - Một số tranh về đề tài quê hương.
 Trò: Tập vẽ, bút chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs (2')
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài
- GV cho hs xem một số hình ảnh về phong cảnh quê hương và tranh đề tài sinh hoạt yêu cầu hs so sánh.
- GV giới thiệu ngắn gọn về đặt điểm một số vùng.
- GV cho hs xem một số tranh phong cảnh và đặt câu hỏi:
? Tranh phong cảnh so với tranh sinh hoạt, chân dung có gì giống và khác nhau.(HSNK)
-GV nhận xét, bổ sung.
-HS xem tranh và so sánh.
- HS lắng nghe.
- HS xem và lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe. 
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
 - Có thể vẽ về các vùng miền như: thành phố, đồng bằng, cao nguyên, miền núi, miền biển, miền quê...
 - Tranh phong cảnh thể hiện những đặt điểm và vẽ đẹp riêng của mỗi vùng miền.
Hoạt động 2:(5') Hướng dẫn hs cách vẽ:
- GV cho hs xem các bước tiến hành vẽ tranh.
-GV vẽ phác lên bảng một bức tranh cho hs tham khảo và hướng dẫn hs cách vẽ tranh.
- HS quan sát chung.
- HS quan sát lên bảng và chú ý.
II. Cách vẽ:
 1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
 2. Sắp xếp bố cục.
 3. Vẽ hình.
 3. Vẽ màu.
Hoạt động 3:(25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn hs làm bài.
- GV chỉ ra những chổ chưa tốt để hs tự điều chỉnh.
- HS tập trung làm bài theo yêu cầu.
- HS xem và điều chỉnh lại bài.
III. Thực hành:
 Vẽ một bức tranh đề tài phong cảnh quê hương theo ý thích. Có sáng tạo về nội dung (HSNK)
 4. Củng cố:(5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ về: bố cục, hình ảnh...
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Hoàn thành bài vẽ tiếp ở nhà.
 - Chuẩn bị màu cho tiết sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ..................................................................................
 ................................................................................. 
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 5	Ngày soạn:
 Tiết: 5
 Bài dạy: Bài 5. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
(Tiết 2)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Cũng cố và nâng cao hơn khả năng khai thác nội dung đề tài.
 - Có ý thức hơn trong việc lựa chọn hình ảnh phản ánh nội dung đề tài.
 - Nâng cao hơn kiến thức về màu sắc trong phản ánh đề tài.
 2. Về kĩ năng:
 - Tìm được những nét riêng trong nội dung đề tài.
 - Vẽ được một bức tranh phản ánh nội dung đề tài.
 - Lựa chọn và tô màu phù hợp với nội dung tranh.
 3. Về thái độ:
 Yêu thích quê hương đất nước.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số tranh phong cảnh màu.
 Trò: - Bài vẽ tiết trước + màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT bài vẽ tiết trước và vẽ (2')
 3. Nội dung bài mới: (35')
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động : (35') Hướng dẫn hs tô màu:
- GV đề nghị hs để bài vẽ trước mặt và kiểm tra mức độ hoàn thành của hs.
- GV cho hs xem một vài bức tranh phong cảnh màu để hs nhận xét.
- GV kết luận nhấn mạnh một số điểm cần nắm.
- GV hướng dẫn hs cách tô màu.
- GV theo dõi nhắc nhở hs khi làm bài.
- HS lấy bài vẽ tiết trước ra để trước mặt.
- HS xem tranh và chú ý.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS nghe và tiếp thu.
- HS lấy màu ra tô và hoàn thành bài.
IV. Thực hành:
 Vẽ một bức tranh phong cảnh và tô màu theo ý thích.
 Có sự sáng tạo về nội dung(HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ về:
 + Cách chọn nội dung tranh.
 + Bố cục tranh và màu sắc...
 - GV nhận xét và kết luận chung.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ( nếu chưa xong )
 - Xem và chuẩ bị bài ở nhà.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ............................................................................
 ............................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 6	Ngày soạn:
 Tiết: 6
 Bài dạy: Bài 6. thường thức mĩ thuật.
CHẠM KHẮC GỔ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu hơn nét đặc sắc độc đáo của mĩ thuật cổ truyền dân tộc.
 - Hiểu được xuất xứ và sự gắn bó giữa KT và CK trang trí trong đình làng.
 2. Về kĩ năng:
 - Trình bày được những nét chính về MT dân gian trong CK đình làng.
 - Phân tích được một số điểm cơ bản về giá trị của MT truyền thống của dt.
 3. Về thái độ:
 Yêu quí, tôn trọng và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sữ của quê hương đất nước.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Một số ảnh về đình làng VN.
 Trò: Chuẩn bị câu hỏi sgk.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Nội dung bài mới: (38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(15') Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát về đình làng VN.
- GV cho hs đọc thông tin sgk và xem một số tranh về đình làng VN.
- GV đặt một số câu hỏi cho hs thảo luận:
? Kiến trúc đình làng thường kết hợp với loại hình nghệ thuật nào.
? Tại sao đình làng là niềm tự hào của quê hương.
- GV nhận xét bổ sung.
- HS đọc thông tin sgk
- HS lắng nghe và cùng thảo luận.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I.Vài nét khái quát:
 Đình là nơi thờ Thành Hoàng của địa phương, đồng thời là ngôi nhà chung, nơi hội họp giải quyết công việc của làng xã và tổ chức lễ hội.
Hoạt động 2:(23') Hướng dẫn hs tìm hiểu vài nét về nghệ thuật chạm khắc:
- GV cho hs xem một số hình ảnh về chạm khắc gổ đình làng và đặt câu hỏi:
? Chạm khắc và trang trí thường gắn liền với loại hình nghệ thuật nào, tại sao.
? Những bức chạm khắc do ai sáng tạo nên, nó phản ánh những gì.
? Chạm khắc đình làng có vẽ đẹp ntn.
- GV nhận xét và nêu kết luận chung.
- GV cho hs nêu một vài đặc điểm của chạm khắc đình làng.
- HS xem và lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nghe và tiếp thu.
- HS nêu đặc điểm của chạm khắc đình làng.
II. Nghệ thuật chạm khắc gổ đình làng:
- Chạm khắc và trang trí gắn liền với kiến trúc đình làng.
- Chạm khắc gổ đình làng thuộc dòng nghệ thuật dân gian do những nghệ nhân là nông dân sáng tạo ra.
- Chạm khắc đình làng có vẽ đẹp khỏe khoắn, mộc mạc, giản dị.
III. Một vài đặt điểm của chạm khắc gổ đình làng: (SGK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV đặt lại một số câu hỏi KT kiến thức hs.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Học bài và chuẩn bị bài học sau
VI/. RÚT KINH NGHIỆM:
 .............................................................................
 .............................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 7	Ngày soạn:
 Tiết: 7
 Bài dạy: Bài 7. Vẽ trang trí.
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
( Tiết 1)
I/. MỤC TIÊU HỌC:
 1. Về kiến thức;
 - Hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của trang trí ứng dụng.
 - Nâng cao thị hiếu thẫm mĩ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
 - Phóng được một bức tranh, ảnh phục đơn giản.
 3. Về thái độ:
 Có thói quen quan sát và làm việc kiên trì, chính sát.
II/.CHUẨN BỊ:
 Thầy: Tranh, ảnh mẫu và tranh phóng to ( sgk )
 Trò: Hình, ảnh mẫu, viết chì, màu các loại...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(5') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV cho hs nêu lên tác dụng của việc phóng tranh, ảnh.
- GV cho hs xem hai cách phóng tranh theo kẽ ô vuông và kẽ ô chéo
- HS nêu tác dụng của việc phóng tranh, ảnh.
- HS quan sát và nắm được hai cách phóng tranh.
 I. Quan sát, nhận xét:
 Phóng tranh, ảnh để phục vụ nhu cầu sử dụng.
Hoạt động 2: (7') Hướng dẫn hs cách phóng tranh, ảnh:
* Cách 1: Kẽ ô vuông:
- GV chọn một tranh đơn giản dùng thước kẽ ô vuông theo chiề dọc, chiều ngang.
- GV làm mẫu lên bảng cho hs nhận xét chung.
* Cách 2: Kẽ ô chéo:
- GV cho hs xem cách kẽ ô cũng như vẽ hình đã chuẩn bị trước.
- HS quan sát và chú ý.
- HS quan sát lên bảng.
- HS xem và nắm được các bước phóng tranh.
II. Cách phóng tranh:
* Cách 1: Kẽ ô vuông:
- Đo chiều cao chiều ngang của hình định phóng sau đó kẽ ô vuông
- Dựa vào các ô để phóng.
* Cách 2: Kẽ ô chéo:
- Kẽ các ô chéo và các ô hình chữ nhật nhỏ trên hình mẫu.
- Dựa vào các ô đã kẽ để phóng tranh.
Hoạt động 3:(24') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV yêu cầu hs chọn một tranh, ảnh đơn giản trong sgk hoặc đã chuẩn bị trước để phóng tranh.
- GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn hs cách kẽ ô cho đúng.
- GV theo dõi động viên hs làm bài.
- HS chọn một tranh, ảnh để phóng.
- HS xem và điều chỉnh chu đúng.
- HS tập chung làm bài.
III/. Thực hành:
Chọn một bức tranh, ảnh rồi phóng to.
 4. Củng cố: (5')
 - GV gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ.
 - HS quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục điều chỉnh lại bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị màu vẽ cho tiết sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 .................................................................................
 ................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 8	Ngày soạn:
 Tiết: 8
 Bài dạy: Bài 8. Vẽ trang trí.
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
( Tiết 2 )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của trang trí ứng dụng.
 - Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
 - Phóng được một bức tranh, ảnh đơn giản và tô màu.
 3. Về thái độ:
 Có thói quen quan sát và làm việc khoa học.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Tranh, ảnh mẫu phóng to ( màu )
 Trò: Bài vẽ tiết trước + màu.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (36)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (36') Hướng dẫn hs tô màu:
- GV cho hs để bài vẽ tiết trước lên bàn.
- GV đi từng bàn kiểm tra và chỉ ra những chổ chưa tốt để hs điều chỉnh.
-GV cho hs xem ảnh màu để hs lưu ý khi tô màu.
- GV nhắc hs khi tô màu cần chú ý tranh, ảnh gốc.
- GV tiến hành cho hs tô màu và gv đi kiểm tra từng em xem tiến độ làm bài.
- GV theo dõi hướng dẫn hs tô màu.
- HS lấy bài để trước mặt.
- HS xem và điều chỉnh lại.
- HS xem và chú ý khi tô màu.
- HS chú ý ảnh gốc khi tô màu.
- HS tiến hành tô màu.
- HS có thể hoàn thành bài vẽ.
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ về:
 + Độ chính sát của tranh.
 + Màu sắc.
 - HS nhận xét theo cảm nghĩ của mình.
 - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .................................................................................
 ................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
 MT9
 Tuần: 9	Ngày soạn:
 Tiết: 9
 Bài dạy: Bài 9. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI LỄ HỘI
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu sâu hơn cách khai thác nội dung đề tài.
 - Hiểu sâu hơn về bố cục, hình mãng, đậm nhạt và màu sắc trong tranh.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết thể hiện khả năng trong tranh vẽ.
 - Vẽ được tranh theo nội dung đề tài.
 3. Về thái độ:
 Yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Tranh, ảnh về một số lễ hội ở nước ta.
 - Tranh vẽ của hs năm trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 Trò : Giấy vẽ, bút chì màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (26’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (7') Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài:
- GV cho hs kể về một số lễ hội lớn ở nước ta.
- GV treo một số tranh về đề tài lễ hội cho hs quan sát và nhận xét về:
+ Cách thể hiện nội dung.
+ Bố cục.
+ Màu sắc.
- GV nhận xét bổ sung.
- HS kể về một số lễ hội mà mình biết.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS nhận xét theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
I. TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
 Mít tinh, duyệt binh, diễu hành, múa lân, múa rồng, ca hát,......
Hoạt động 2: (7') Hướng dẫn hs cách vẽ tranh:
- GV cho hs xem tranh của hs năm trước.
- GV hướng dẫn hs tìm chọn một số nội dung về đề tài lễ hội.
- GV yêu cầu hs nhắc lại các bước vẽ tranh.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS nêu lên một số nội dung đề tài .
- HS nhắc lại các bước vẽ tranh.
II. CÁCH VẼ TRANH:
 Xác định nội dung cụ thể để vẽ tranh.
* Chú ý:
+ Tìm bố cục đẹp.
+ Hình vẽ sinh động.
+ Màu sắc tươi sáng.
Hoạt động 3: (22') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV cho hs tiến hành làm bài theo yêu cầu bài học.
- GV theo dõi gợi mở về nội dung, bố cục cho các em vẽ tốt hơn.
- GV gợi mở thêm cho những em còn lúng túng. 
- HS chọn nội dung và tiến hành làm bài.
- HS chú ý hơn khi làm bài.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
III. THỰC HÀNH:
 - Vẽ một bức tranh đề tài Lễ hội theo ý thích.
- (HSNK) Thể hiện được bố cục và hình vẽ tốt.
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số tranh.
 - HS xem và nhận xét chung.
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Chuẩn bị giấy, bút chì, màu.
 - Tiết sau KT 1 tiết.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................
 ...................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 10	Ngày soạn:
 Tiết: 10
 Bài dạy: Bài 10. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI LỄ HỘI
( KT 1 Tiết )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu sâu hơn cách khai thác nội dung đề tài.
 - Hiểu hơn về bố cục, hình mảng, đậm nhạt và màu sắc trong vẽ tranh.
 2. Về kĩ năng:
 - Vẽ được tranh theo đề tài: '' Lễ Hội".
 3. Về thái độ:
 HS thêm yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Tranh về đề tài lễ hội.
 Trò: Giấy vẽ, bút chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: KT 1 TIẾT
 Đề: Vận dụng những kiến thức đã học, em hãy vẽ một bức tranh đề tài Lễ Hội theo ý thích.
 - Vẽ trên khổ giấy A4.
 - Màu sắc tự chọn.
 4. Củng cố: (1')
 GV nhận xét tinh thần và thái độ làm bài của hs.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mời ở nhà: (1')
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ................................................................................
 ................................................................................
 ...............................................................................
THỐNG KÊ ĐIỂM
 Lớp
 Đ
 CĐ
 so sánh
 Tăng%	 Giảm%
 9A
 9B
 9C
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 11 	Ngày soạn:
 Tiết: 11
 Bài dạy: Bài 11. Vẽ trang trí.
 TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
 - Hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của trang trí ứng dụng.
 2. Về kĩ năng:
 - Vẽ được phác thảo trang trí hội trường.
 - Biết cách trang trí phong hội trường và vẽ được phong hội trường.
 3. Về thái độ:
 Thấy được vẽ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số hình ảnh về trang trí hội trường.
 - Một số bài vẽ của hs năm trước.
 - Hình gợi ý cách trang trí.
 Trò: Giấy vẽ bút chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động cảu trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (8') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV đặt câu hỏi gợi ý hs nhớ lại những ngày kễ, ngày hội.
? Hội trường là gì.
? Ở trường ta có hội trường không.
? Em đã thấy hội trường ở đâu.
- GV nhận xét và nêu lên vai trò của việc trang trí hội trường.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. QUAN SÁT NHẬN XÉT:
 Trang trí hội trường luôn có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công của ngày lễ, ngày hội.
Hoạt động 2: (8') Hướng dẫn hs cách trang trí hội trường:
- GV cho hs xem một số hình ảnh khác nhau về trang trí hội trường.
- GV gợi ý hs tìm nội dung trang trí hội trường.
- GV hướng dẫn hs cách trang trí hội trường.
- GV cho hs nêu kên cách trang trí hội trường.
- GV nhận xét bổ sung.
- HS xem và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý.
- HS nêu lên các bước trang trí hội trường.
- HS lắng nghe. 
II. CÁCH TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG:
- Xác định nội dung.
- Chuẩn bị chữ và hình ảnh cần thiết để trang trí.
- Sắp xếp hoàn thiện các hình ảnh và chữ.
Hoạt động 3: (20') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV gợi ý hs làm bài.
- GV gợi ý cho hs tìm một số nội dung để trang trí.
- GV theo dõi động viên hs làm bài.
- GV gợi mỡ một số nội dung cho hs có thể làm.
- HS tập chung làm bài theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và làm bài.
III. THỰC HÀNH:
Vẽ phác thảo trang trí hội trường.
 4. Củng cố: (5')
 - GV chọn một số bài vẽ hướng dẫn hs nhận xét.
 - HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài ở nha.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .........................................................................................
 ........................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 12
 Tiết: 12
 Bài dạy: Bài 12. thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC
ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu hơn nét đặc sắc, độc đáo và phong phú của mĩ thuật cổ truyền dt.
 - Hiểu thêm nét riêng, độc đáo trong mĩ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số trên mọi miền đất nước.
 2. Về kĩ năng:
 - Trình bày được những nét chính về MT dân gian trong CK đình làng.
 3. Về thái độ:
 - HS có thái độ trân trọng, yêu quí và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Hình trong sgk phóng to.
 Trò: Đọc bài và trả lời câu hỏi.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: (38’)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (5') Tìm hiểu vài nét khái quát:
- GV cho hs đọc thông tin sgk và đặt câu hỏi:
? Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống.
- GV giới thiệu sơ lược về một số nền văn hóa tiêu biểu của các dân tộc.
- HS đọc thông tin sgk và lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT:
- Việt Nam có lịch sử trát triển lâu đời.
- VN có 54 dân tộc anh em sinh sống.
Hoạt động 2: (33') Tìm hiểu một số tác phẩm mĩ thuật:
* Tranh thờ và thổ cẩm:
- GV cho hs xem hình sgk và đặt câu hỏi:
? Tranh thờ phản ánh điều gì.
? Tranh thờ hướng con người đến điều gì.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh một số ý chính.
* Nhà rông và tượng nhà mồ Tây nguyên:
- GV đặt câu hỏi:
? Nhà rông có đặt điểm như thế nào.
? Dân tộc Tây nguyên tạc tượng gổ nhằm mục đích gì.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh về đặc điểm của nhà rông.
* Tháp và điêu khắc Chăm:
- GV cho hs xem hình, đọc thông tin sgk và nêu câu hỏi:
? Tháp Chăm là một công trình kiến trúc ntn.
? Kiến trúc Chăm gồm mấy di tích.
? Nghệ thuật tạc tượng của các nghệ nhân Chăm như thế nào.
- GV nhận xét và kết luận, nhấn mạnh 1 số ý chính.
- HS xem tranh và lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng ghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và nắm được đặt điểm của nhà rông.
- HS xem hình và lắng nghe câu hỏi.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM:
1. Tranh thờ và thổ cẩm:
a. Tranh thờ: phản ánh ý thức hệ lâu đời của họ: hướng thiện nhằm răng đe cái ác, cầu mai mắn, phúc lành cho mọi người.
b. Thổ cẩm: ( sgk)
2. Nhà rông và tượng nhà mồ Tây nguyên:
a. Nhà rông: là nơi sinh hoạt chung của buôn làng, có hình dáng rất đặc biệt.
b. Tượng nhà mồ:
 Tinh hoa nghệ thuật của nhà mồ thể hiện ở kiến trúc, trang trí và đặt biệt là điêu khắc gổ.
3. Tháp và điêu khắc Chăm ( Chàm )
a. Tháp Chăm:
Tháp Chăm là công trình kiến trúc độc đáo có nhiều tầng, các tầng thu nhỏ dần lên đỉnh.
b. Điêu khắc Chăm:
 (sgk)
 4. Củng cố: (5')
 - GV đặt một số câu hỏi như hđ 2 để kiểm tra lại kiến thức hs.
 - HS lắng nghe và trả lời.
 - GV nhận xét, bổ sung và biểu dương một số em có thái độ học tập tốt.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Học bài ở vở ghi + sgk.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ............................................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT9
 Tuần: 13	Ngày soạn:
 Tiết : 13
 Bài dạy: Bài 13. Vẽ theo mẫu.
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - HS hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động.
 2. Về kĩ năng:
 Hs biết cách vẽ dáng người và vẽ được dáng người ở một vài tư thế như: đi, đứng, ngồi, chạy...
 3. Về thái độ:
 HS thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Hình, ảnh có dáng người đang hoạt động.
 - Hình gợi ý cách vẽ dáng người.
 Trò: Tập vẽ, bút chì, tẩy, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_20.doc