Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ

TỪ ĐẦU TK XV ĐẾN ĐẦU TK XVIII

I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Về kiến thức:

    - Hiểu được quá trình trát triển của mĩ thuật thời Lê.

     - Nắm được một số điểm khái quát về bối cảnh lịch sử.

    - Biết được một số công trình, tác phẩm mĩ thuật thời Lê.

  2. Về kĩ năng:

    - Trình bày được một số nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm của mĩ thuật thời Lê.

    - Nêu được đặc điểm của mĩ thuật thời Lê.

    - Nhớ được một số công trình kiến trúc tiêu biểu.

  3. Về thái độ:

    - HS biết yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo quản các di sản lịch sử văn hóa của quê hương.

II/. CHUẨN BỊ:

  Thầy: - Một số tranh, ảnh về công trình kiến trúc thời Lê.

  Trò: - Sưu tầm bài viết + đọc sgk.

III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  1. Ổn định lớp:(1')

  2. Kiểm tra bài cũ: (không)

  3. Nội dung bài mới: (35’)

doc 37 trang Khánh Hội 17/05/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Chương trình học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
MT8
 Tuần: 01	Ngày soạn:
 Tiết : 01
 Bài dạy: Bài 1.Vẽ trang trí
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Về kiến thức:
 - Cũng cố kiến thức và tạo dáng đồ vật, sản phẩm trang trí.
 - Hiểu cách ứng dụng vào nội dung bài học.
 2. Về kĩ năng:
 - Tạo dáng và trang trí được đồ vật.
 - Thể hiện sản phẩm theo cách cảm, cách nghĩ của từng em.
 3. Về thái độ:
 - Yêu thích việc trang trí trên các sản phẩm, đồ vật.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số quạt giấy có hình dáng và kiểu khác nhau.
 - Một số bài vẽ cảu hs năm trước.
 - Các bước thể hiện tạo dáng và trang trí.
 Trò: - Sưu tầm các hình ảnh quạt giấy.
 - Giấy vẽ, bút chì, compa, màu.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: ( 1' )
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: (38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: ( 6') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV gợi ý để hs nhận ra công dụng của quạt.
? Các em thường thấy quạt giấy dùng ở đâu.
- GV cho hs xem một số mẫu quạt với cách trang trí khác nhau.
? quạt thường làm bằng chất liệu gì.
- GV nhận xét kết luận.
 - HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời
- HS xem và tìm ra một số cách trang trí trên quạt
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
I. Quan sát, nhận xét: - Có hai loại quạt:
 + Quạt giấy
 + Quạt nan
- Quạt dùng để trang trí và biểu diễn nghệ thuật.
Hoạt động 2:(7') Hướng dẫn hs cách trang trí:
- GV cho hs xem các bước tạo dáng và trang trí.
- GV giới thiệu cách trang trí cho hs nắm rỏ hơn.
? Họa tiết trang trí trên quạt là gì.
? Trang trí theo hình thức nào.(HSNK)
- GV nhạn xét bổ sung.
- HS xem và chú ý
- HS xem và chú ý cách trang trí
- HS trả lời
II. Tạo dáng và trang trí quạt giấy:
 1. Tạo dáng:
 - Vẽ hai nữa hình tròn đồng tâm có kích thước và bán kính khác nhau.
 - Tạo dáng và vẽ nan quạt.
 2. Trang trí:
 ( sgk )
Hoạt động 3:(25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV chi hs xem một số bài vẽ tham khảo và gợi ý cách tạo dáng, trang trí quạt.
-GV nêu yêu cầu bài vẽ cho hs nắm.
- GV theo dõi hs làm bài và hướng dẫn chỉ ra những chổ chưa tốtđể hs kịp thời điều chỉnh.
- HS xem và tìm ra cách thể hiện 
- HS lắng nghe và nắm được yêu cầu
- HS tập chung làm bài
III. Thực hành:
- Tạo dáng và trang trí quạt giấy.
- Có thể dùng nan quạt, sau đó bồi giấy hai mặt và trang trí.(HSKG)
- Khổ giấy A4
- Màu sắc tự chọn
4. Củng cố:(5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ về:
 + Cách tạo dáng quạt
 + Cách trang trí
 - GV nhận xét bổ sung 
 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ 
 - Chuẩn bị cho bài học sau	 
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:	 
 .....................................................................................
 ......................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
 Tuần: 02	Ngày soạn:
 Tiết: 02
 Bài dạy: Bài 2. thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ
TỪ ĐẦU TK XV ĐẾN ĐẦU TK XVIII
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được quá trình trát triển của mĩ thuật thời Lê.
 - Nắm được một số điểm khái quát về bối cảnh lịch sử.
 - Biết được một số công trình, tác phẩm mĩ thuật thời Lê.
 2. Về kĩ năng:
 - Trình bày được một số nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm của mĩ thuật thời Lê.
 - Nêu được đặc điểm của mĩ thuật thời Lê.
 - Nhớ được một số công trình kiến trúc tiêu biểu.
 3. Về thái độ:
 - HS biết yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo quản các di sản lịch sử văn hóa của quê hương.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số tranh, ảnh về công trình kiến trúc thời Lê.
 Trò: - Sưu tầm bài viết + đọc sgk.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:(1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (5') Hướng dẫn hs tìm hiểu về bối cảnh ls:
- GV trình bày ngắn gọn về bối cảnh lịch sử thời Lê.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử:
 ( SGK )
Hoạt động 2:(33') Hướng dẫn hs tìm hiểu về mĩ thuật thời Lê:
- GV cho hs xem một số tranh, ảnh và đặc câu hỏi:
? Mĩ thuật thời Lê phát triển ntn.
* Về kiến trúc:
? kiến trúc thời Lê được thể hiện qua mấy loại hình.(HSKG)
? Tại sao nhà Lê đề cao tư tưởng nho giáo.(hskg)
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Điêu khắc, chạm khắc:
? Điêu khắc và chạm khắc thường gắn liền với loại hình nghệ thuật nào. Tại sao.
- GV nhận xét bổ sung.
* Gốm:
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa gốm thời Lê và gốm thời Trần.
? Đề tài trang trí trên gốm thường là những hình gì.
- GV nhận xét và kết luận chung.
? Mĩ thuật thời Lê có những đặt điểm gì.(hskg)
- GV nhấn mạnh.
- HS xem tranh và lắng nghe câu hỏi.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS so sánh trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lê:
 1. Nhgệ thuật kiến trúc:
 a. Kiến trúc cung đình:
- Sau khi lên ngôi vua Lê Lợi cho xây dựng nhiều cung điện mới ở Thăng Long.
 b. Kiến trúc tôn giáo:
 - Nhà Lê đề cao tư tưởng nho giáo.
 - Thời kỳ đầu kiến trúc phật giáo không trát triển.
 2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:
 a. ĐK: sgk
 b. Trang trí: 
 - Nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo.
 - Dòng tranh làng Sình, Đông Hồ, Hàng Trống ra đời.
3. Gốm:
 - Gốm thời Lê có nét trau chuốt, khỏe khoắn qua cách tạo dáng, họa tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực.
 4. Củng cố:(5')
 - GV đặt một số câu hỏi như hoạt động 2 để kiểm tra kiến thức hs.
 - GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý quan trọng.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Học bài vỡ nghi + sgk.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...........................................................................
 ...........................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8 
 Tuần: 03	 	Ngày soạn:
 Tiết: 03
 Bài dạy: Bài 5. Thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA
MĨ THUẬT THỜI LÊ
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được quá trình phát triển của mĩ thuật thời Lê.
 - Biết được một số công trình, tác phẩm của mĩ thuật thời Lê.
 2. Về kĩ năng:
 - Trình bày được một số nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và gốm của mĩ thuật thời Lê.
 3. Về thái độ:
 - Biết yêu quí và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông ta để lại.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Phóng to một số ảnh trong sgk.
 Trò: - SGK + Chuẩn bị câu hỏi sgk.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
 - Nêu sơ lược về mĩ thuật thời Lê ?
 3. Nội dung bài mới: (33’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(13') Hướng dẫn hs tìm hiểu một số công trình kiến trúc thời Lê:
- GV yêu cầu hs quan sát hình minh họa sgk và trả lời câu hỏi:
? Chùa Keo ở đâu.
? Em biết gì về chùa Keo.(HSKG)
- GV nhận xét bổ sung.
- GV nhấn mạnh một số nội dung về chùa Keo: được xây dựng vào thời nhà Lý(1061) diện tích khoảng 58000m vuông hiện còn 17 công trình với 128 gian.
- HS quan sát hình , lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
 I. Kiến trúc:
 - Chùa Keo là một là một trong những đỉnh cao của kiến trúc phật giáo được xây dựng năm 1061.
 - Toàn bộ khu chùa gồm 154 gian ( hiện còn 128 gian ) có tường bao quanh bốn phía.
Hoạt động 2:(20') Hướng dẫn hs tìm hiểu tác phẩm ĐK và CK, TT:
- GV minh họa bằng tranh và diễn giải.
- GV yêu cầu hs phân tích nét đẹp của pho tượng.
- GV nhận xét bổ sung và nhấn mạnh một số điểm.
- GV yêu cầu hs nhắc lại đặc điểm rồng Lý- Trần.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV cùng hs xem hình rồng và phân tích nét đẹp của rồng thời Lê.
- HS quan sát chung.
- HS xem và phân tích.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đặt điểm rồng Lý- Trần.
- HS lắng nghe.
- HS xem và cùng gv phân tích.
II. Điêu khắc và chạm khắc trang trí:
1. Điêu khắc:
 Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay được tạc vào 1656 với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ tọa lạc trên tòa sen cao 2m.
2. CK, trang trí:
 - Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc và trang trí hình rồng bên cạnh các họa tiết sóng nước, hoa ,lá...
 - Sự tái hiện hình rồng Lý- Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh.
 4. Củng cố: (5')
 - GV đặt một số câu hỏi kiểm tra lại kiến thức hs.
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà : (1')
 - Học bài cũ
 - Chuẩn bị bài mới.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: ......................................................................
......................................................................
Ký duyệt tuần
Ngày tháng năm 2018
 MT8 
 Tuần: 4	Ngày soạn:
 Tiết: 4
 Bài dạy: Bài 4. Vẽ trang trí.
TẠO DÀNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Cũng cố kiến thức và tạo dáng đồ vật.
 - Hiểu vai trò và sự phong phú của tạo dáng và trang trí đồ vật.
 2. Về kĩ năng:
 Tạo dáng được đồ vật và trang trí theo ý thích.
 3. Về thái độ:
 Yêu thích các đồ vật được tạo ra.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Phóng to một số hình chậu cảnh trong sgk.
 - Hình gợi ý cách tạo dáng và trang trí.
 - Bài vẽ của hs năm trước.
 Trò: - Sưu tầm một số chậu cảnh.
 - Tập vẽ, bút chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs. (2')
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV cho hs xem một số hình chậu cảnh và cho hs nêu lên sự cần thiết của chậu cảnh.
- GV cho hs so sánh sự khác nhau về hình dáng của chậu cảnh như: cao, thấp, đường nét, tạo dáng...
-GV nhận xét, bổ sung.
- HS xem và nêu lên sự cần thiết của chậu cảnh
- HS xem và so sánh sự khác nhau của các chậu cảnh
- HS lắng nghe
I. Quan sát, nhận xét:
 Có nhiều chậu cảnh với nhiều hình dáng khác nhau: cao, thấp, to, nhỏ...
Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn hs cách tạo dáng và trang trí:
- GV giới thiệu cách tạo dáng chậu cảnh.
- GV cho hs xem một số hình dáng chậu cảnh của hs năm trước để tìm ra hình dáng chậu cho mình.
- GV giợi ý hs tạo dáng chậu cảnh như sgk.
- GV vẽ phát lên bảng một dáng chậu cảnh cho hs xem.
- GV hướng dẫn hs cách sử dụng màu cho phù hợp với dáng chậu.
- HS quan sát chung
- HS xem và tìm ra cách thể hiện dáng chậu
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS chú ý
II. Tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
 1. Tạo dáng:
 Phát khung hình và đường trục.
 2. Trang trí:
 Tìm bố cục và tạo họa tiết trang trí.
Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV gợi ý hs tìm khung hình chung của chậu.
- GV theo dõi đôn đốc hs làm bài.
- HS lắng nghe và thể hiện
III. Thực hành:
 Tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích.
 Có bố cục, màu sắc đẹp, rỏ ràng(HSNK)
 4. Củng cố: ( 5')
 - GV cho hs tự nhận xét bài vẽ của mình.
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
 - Chuẩ bị bài sau. 
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ..........................................................................
 .........................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
 Tuần : 5	Ngày soạn:
 Tiết : 5
 Bài dạy: Bài 6. Vẽ trang trí.
TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Cũng cố thêm kiến thức về hai kiểu chữ cơ bản đã học.
 - Hiểu thêm về vai trò của các kiểu chữ trong trang trí ứng dụng.
 - Hiểu cách sắp xếp bố cục chữ trong một khẩu hiệu.
 2. Về kĩ năng:
 - Kẽ được một dòng chữ trong khẩu hiệu ngắn.
 - Biết cách trang trí chữ phù hợp yêu cầu nội dung.
 3. Về thái độ:
 Cảm nhận được vẽ đẹp của khẩu hiệu trong trang trí.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy : - Một số khẩu hiệu trong sgk( phóng to)
 - Một vài khẩu hiệu của hs năm trước.
 - Hình gợi ý cách trình bày khẩu hiệu.
 Trò : Tập vẽ, bút chì, màu các loại ...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs (2')
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một vài khẩu hiệu để hs nhận ra sự phong phú của khẩu hiệu.
- GV treo một vài khẩu hiệu có bố cục khác nhau để hs nhận xét.
 + Kiểu chữ.
 + Cách sắp xếp dòng chữ.
 + Màu sắc.
- GV nhận xét và kết luận: dựa vào nội dung và ý thích của mỗi người mà có cách trình bày khẩu hiệu khác nhau.
- HS xem và nhận ra sự phong phú của khẩu hiệu.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I: Quan sát, nhận xét:
 Khẩu hiệu là một câu ngắn gọn mang nội dung tuyên truyền, cổ động được trình bày trên vải, trên tường hoặc trên giấy.
Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn hs cách trình bày khẩu hiệu:
- GV hướng dẫn hs cách trình bày nội dung.
- GV hướng dẫn hs về hình thức trình bày.
- GV gợi ý hs về cách sắp xếp dòng chữ.
- GV gợi ý hs tìm màu thích hợp.
- HS chú ý quan sát.
- HS quan sát chung.
- HS xem và nắm được cách sắp xếp dòng chữ.
II. Cách trình bày khẩu hiệu:
- Sắp xếp chữ thành dòng.
- ước lượng tỷ lệ khuôn khổ.
- Vẽ phác khoảng cách.
- Phác nét chữ.
- Vẽ màu.
Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV cho hs chọn một khẩu hiệu ngắn để trình bày.
- GV theo dõi động viên hs làm bài.
- GV nhắc hs có thể trình bày một hay nhiều dòng.
- HS chọn một dòng chữ và tiến hành kẽ chữ.
-HS lắng nghe và làm bài.
III. Thực hành:
 Trình bày một khẩu hiệu ngắn.
 Sử dụng hình ảnh trang trí vào khẩu hiệu(HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số bái vẽ.
 - GV nhận xét và nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Hoàn thành bài ở nhà. Xem và chuẩn bị bài sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................
.........................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
 Tuần: 6	 	Ngày soạn:
 Tiết: 6
 Bài dạy: Bài 6. Vẽ theo mẫu.
VẼ TĨNH VẬT ( lọ và quả )
( tiết 1)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Nâng cao hơn kiến thức bố cục bài vẽ theo mẫu.
 - Biết cách tiến hành bài vẽ theo phương pháp cơ bản.
 2. Về kĩ năng;
 - Vẽ được bài tĩnh vật có bố cục gần sát với mẫu.
 - Diễn tả được các độ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
 3. Về thái độ:
 Tạo thói quen quan sát mẫu.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Mẫu vẽ.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 Trò: Tập vẽ, viết chì, tẩy...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs (2')
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
 -GV giới thiệu một vài tranh tĩnh vật cho hs nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu vẽ và cho hs tự bày mẫu theo ý thích.
- GV nhận xét và điều chỉnh lại cho tốt hơn.
- GV đặt câu hỏi:
? Lọ gồm mấy bộ phận.
? Qủa dạng hình gì.
? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì.
- GV nhận xét và kết luận chung.
- HS xem và nhận xét.
- HS lên bày mẫu theo ý thích.
- HS quan sát chung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe.
 I. Quan sát, nhận xét:
- Lọ gồm : miệng, cổ, vai, thân và đáy.
- Qủa có dạng hình cầu.
Hoạt động 2:(10') Hướng dẫn hs cách vẽ:
- GV vẽ phác lên bảng và hướng dẫn hs cách vẽ.
- GV cho hs nhắc lại các bước vẽ theo mẫu.
- GV hướng dẫn hs cách vẽ đậm nhạt.
 - HS chú ý lên bảng.
- HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu.
- HS chú ý.
II. Cách vẽ:
- Nhìn mẫu để vẽ phác hình.
- Phác các mãng màu đậm nhạt.
- Điều chỉnh lại cho sát với mẫu.
Hoạt động 3:(20') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi và nhắc nhở hs khi vẽ cần chú ý nhiều đến mẫu.
- GV chỉ ra chổ sai để hs tự điều chỉnh.
- GV giúp hs hoàn thành bài vẽ.
- HS tập chung làm bài.
- HS xem và điều chỉnh.
- HS có thể hoàn thành bài vẽ. 
III. Thực hành:
-Vẽ tĩnh vật lọ hoa và quả( vẽ hình)
- Thể hiện được đặt điểm của mẫu(SHNK)
4. Củng cố:( 5')
 - GV hướng dẫn hs nhận xét một số bài vẽ.
 - HS nhận xét và đối chiếu với mẫu.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(1')
 - Điều chỉnh lại bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị màu cho tiết sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ................................................................................
 ................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8 
 Tuần: 7	Ngày soạn:
 Tiết: 7
 Bài dạy: Bài 7. Vẽ theo mẫu.
VẼ TĨNH VẬT ( Lọ và Quả )
( Tiết 2 )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Nâng cao hơn kiến thức trong bài vẽ.
 - Biết cách tiến hành bài vẽ theo phương pháp cơ bản.
 - Hiểu được cách diễn tả màu sắc trong không gian.
 2. Về kĩ năng:
 Vẽ được hình và màu gần giống mẫu.
 3. Về thái độ:
 Tạo cho hs thói quen quan sát.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Mẫu vẽ tiết trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ màu.
 Trò: Bài vẽ tiết trước + màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(5') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu vài tranh tĩnh vật màu cho hs nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu vẽ và nêu yêu cầu bài học.
- GV giợi ý hs nhận xét mẫu.
- HS xem và nhận xét.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS nhận xét mẫu.
 I. Quan sát, nhận xét:
 ( SGK )
Họat động 2: ( 6') Hướng dẫn hs cách vẽ:
- GV cho hs xem bài vẽ tĩnh vật màu.
- GV cho hs xem hình hướng dẫn cách vẽ màu và hướng dẫn hs cách vẽ màu.
- HS xem và chú ý.
- HS xem hình hướng dẫn cách vẽ và nắm được cách vẽ. 
II. Cách vẽ màu:
- Nhìn mẫu để phác hình
- Phác các mãng đậm nhạt.
- Điều chỉnh màu cho sát với mẫu.
Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi hs làm bài.
- GV chỉ ra những chổ chưa tốt để hs điều chỉnh.
- GV theo dõi động viên và giúp hs hoàn thành bài.
- HS tập trung làm bài.
- HS xem và điều chỉnh lại bài vẽ.
- HS có thể hoàn thành bài vẽ.
III. Thực hành:
Vẽ tĩnh vật '' lọ và quả '' 
 (Vẽ màu)
Thể hiện được độ đậm nhạt trên mẫu (SHNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV hướng dẫn hs nhận xét một số bài vẽ về:
 + Bố cục bài vẽ.
 + Cách dựng hình.
 + Cách thể hiện đậm nhạt của màu.
 - HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
 - GV nhận xét bổ sung và cho điểm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................
 ...................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
	Ngày soạn:
 Tuần: 8
 Tiết: 8
 Bài dạy: Bài 8. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
 ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - HS hiểu được nội dung đề tài và cách vẽ tranh.
 - Cũng cố, nâng cao hiểu biết về vai trò của bố cục trong vẽ tranh đề tài.
 2. Về kĩ năng:
 - HS vẽ được tranh về ngày 20/11 theo ý thích.
 - Vận dụng kiến thức đã học vẽ tranh phù hợp với nội dung đề tài.
 3. Về thái độ:
 Thể hiện tình cảm của mình với thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Phóng to một số tranh trong sgk.
 - Tranh của hs năm trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 Trò: Tập vẽ, viết chì, màu...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (5') Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu một số tranh đẹp về đề tài 20/11
để hs quan sát, nhận xét.
- GV gợi ý hs có thể vẽ nhiều hoạt động để chào mừng ngày 20/11.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS lắng nghe và liên tưởng đến nội dung.
I. TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
- HS tặng hoa cho thầy cô giáo.
- Những hoạt động hte63 thao văn nghệ.
- Có thể vẽ chân dung thầy cô giáo.
Hoạt động 2: (6') Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- GV cho hs phân tích cách thể hiện hình tượng ở tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- GV hướng dẫn hs cách sắp xếp hình ảnh trong tranh.
- GV chỉ ra cách vẽ ở hình gợi ý.
- HS xem và phân tích tranh.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát tìm ra cách vẽ.
II. CÁCH VẼ:
- Tìm chọn nội dung.
- Sắp xếp hình ảnh chính, phụ.
- Vẽ tranh và tô màu theo ý thích.
Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi động viên hs làm bài.
- GV gợi ý hs tìm cách thể hiện nội dung.
- GV chỉ ra chổ chưa tốt để hs điều chỉnh lại.
- HS lấy tập vẽ ra làm bài.
- HS xem và điều chỉnh lại bài vẽ.
III. THỰC HÀNH:
- Vẽ một bức tranh đề tài ngày nhà giáo VN 20/11.
- Thể hiện được nội dung đề tài (HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ.
 - HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2')
 - Hoàn thiện bài ở nhà.
 - Chuẩn bị tiết sau ( KT 1 TIẾT )
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................
 ...................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
 Tuần: 9	Ngày soạn:
 Tiết: 9
 Bài dạy. Bài 9. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
( KT 1tiết )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - HS hiểu được nội dung đề tài và cách vẽ tranh.
 - Cũng cố và nâng cao hơn hiểu biết về vai trò của bố cục trong vẽ tranh đề tài.
 2. Về kiến thức:
 - Vận dụng kiến thức cơ bản vào vẽ tranh.
 - HS vẽ được tranh về ngày Nhà giáo VN 20/11 theo ý thích.
 3. Về thái độ:
 Biết yêu thương quí trọng thầy cô giáo.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy : -Tranh đề tài về ngày Nhà giáo VN 20/11
 - Đề kiểm tra.
 Trò : Giấy vẽ, bút chì, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: KT 1t
 Đề: - Bằng những hiểu biết em hãy vẽ một bức tranh đề tài: Ngày nhà giáo VN 20/11.
 - Khổ giấy A4.
 - Màu sắc tự chọn.
 4. Củng cố: (1')
 GV nhận xét tinh thần làm bài của hs.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 Chuẩn bị bài sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ....................................................................................
 ...................................................................................
 * THỐNG KÊ ĐIỂM:
Lớp 
 Đ
 CĐ
 So sánh lần KT trước
 Tăng	 % Giảm %
8A
8B
8C
8D
8E
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
 Tuần: 10	Ngày soạn:
 Tiết: 10
 Bài dạy: Bài 10. thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
( 1954 - 1975 )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Thấy được thành tựu nổi bật của mĩ thuật VN giai đoạn chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
 - Nhớ được một số họa sĩ và tác phẩm tiêu biểu.
 2. Về kĩ năng:
 - Trình bày được một số nét sơ lược về đặc điểm mĩ thuật VN giai đoạn 1954 - 1975.
 - Biết và nhớ được một số tác phẩm mĩ thuật và chất liệu của tranh.
 3. Về thái độ:
 Nhận ra vẽ đẹp của một số tác phẩm phản ánh đề tài chiến tranh.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Tranh, ảnh trong sgk.
 Trò: Đọc sgk và chuẩn bị câu hỏi.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: (38’)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(10') Vài nét về MTVN giai đoạn 1954 - 1975:
- GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
- GV nêu một số nội dung về thời kì nước ta trong giai đoạn 1954 - 1975.
- HS đọc thông tin sgk
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ:
 Sau chiến thắng ĐBP hiệp định giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước tạm chia làm hai miền.
Hoạt động 2: (28') Tìm hiểu một số thành tựu cơ bản của mĩ thuật VN giai đoạn 1954 - 1975:
- GV giới thiệu một số tác phẩm của các thể loại và chất liệu.
- GV cho hs đọc thông tin sgk.
- GV cho hs xem tranh và giới thiệu tranh sơn mài.
- GV cho hs xem tranh và giới thiệu nghệ thuật tranh lụa và một số tác phẩm tiêu biểu.
- GV cho hs thảo luận tìm ra đặc điểm của từng chất liệu tranh.
- GV cho hs đại diện nhóm lên trình bày và các nhóm khác ý kiến bổ sung.
- GV cho hs xem tranh và giới thiệu về chất liệu màu bột.
- GV cho hs kể tên một số tác phẩm điêu khắc.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận, nhấn mạnh một sồ ý chính.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc thông tin sgk.
- HS xem tranh và lắng nghe.
- GV xem tranh và nắm được một số nghệ thuật của tranh lụa.
- HS tập trung thảo luận.
- HS đại diện nhóm lên trình bày.
- HS xem và lắng nghe.
- HS kể tên một số tác phẩm điêu khắc.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA MĨ THUẬT CÁCH MẠNG VIỆT NAM:
- Sau ngày hòa bình lặp lại ở miền Bắc các họa sĩ có nhiều điều kiện, thời gian để sáng tác hơn.
- Sơn mài là chất liệu truyền thống được các họa sĩ không ngừng tìm tòi và sáng tạo.
- Tranh lụa có những thay đổi mới về kĩ thuật cũng như về nội dung đề tài.
- Tranh khắc gổ xuất hiện với diện mạo phong phú hơn về đề tài và cách thể hiện.
- Sơn dầu là chất liệu của phương tây du nhập vào nước ta đã được các họa sĩ VN sử dụng.
- Màu bột là chất liệu phù hợp với điều kiện VN có khả năng diễn tả phong phú.
- Điêu khắc VN với nhiều chất liệu: gổ, đá, thạch cao, xi măng, đồng....
 4. Củng cố: (5')
 - GV đặt một số câu hỏi kiểm tra lại nhận thức của hs.
 - HS lắng nghe và trả lời.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Học bài ở vở nghi + sgk.
 - Chuẩ bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ..................................................................................................
 .................................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT8
 Tuần: 11	Ngày soạn:
 Tiết:11
 Bài dạy: Bài 11. thường thức mĩ thuật.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT
VIỆT NAM TỪ 1954 - 1975
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Thấy được những thành tựu nổi bật của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
 - Nhớ được một số họa sĩ và tác phẩm tiêu biểu.
 2. Về kĩ năng:
 - Trình bày được một số nét sơ lược về đặt điểm mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
 - Biết được một số chất liệu trong sáng tác mĩ thuật.
 3. Về thái độ:
 Yêu quí và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Tranh trong sgk ( phóng to )
 Trò: - Đọc sgk và chuẩn bị một số câu hỏi.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
 ? Nêu vài nét về bối cảnh ls VN giai đoạn 1954 - 1975.
 ? Nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
 3. Nội dung bài mới: (33’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (11) Giới thiêu họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994):
- GV cho hs xem tranh và đặt câu hỏi:
? Em biết gì về họa sĩ Trần Văn Cẩn.
? Hãy kể tên một vài tác phẩm của ông.
- GV nhận xét và giới thiệu sơ lược về họa sĩ TVC.
- GV cho hs xem tranh và phân tích.
- HS xem tranh là lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS xem và phân tích tranh.
I. Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh sơn mài " tác nước đồng chiêm":
- Họa sĩ TVC ( 1910- 1994) tại Kiến An Hải Phòng. Ông tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1931- 1936.
- TP nổi tiếng: con đọc bầm nghe, mùa đông sắp đến...
Hoạt động 2: (11') Giới thiệu họa sĩ Nguyễn Sáng ( 1923- 1988):
- GV cho hs xem tranh và đặt câu hỏi:
? Em hãy nêu vài nét về họa sĩ Nguyễn Sáng.
? Ông có những tác phẩm tiêu biểu nào trong giai đoạn này.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh một số đặt điểm về họa sĩ Nguyễn Sáng.
- HS xem tranh và lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài " kết nạp Đảng ở ĐBP":
- H/ sĩ NS (1923- 1988) tại Mĩ Tho Tiền Giang. Ông tốt nghiệp trường trung cấp mt Gia Định và học tiếp trường CĐMT Đông dương khóa 1941- 1945.
- TP tiêu biểu: giặc đốt làng tôi, thanh niên thành đồng....
Hoạt động 3: (11') Giới thiệu họa sĩ Bùi Xuân Phái:
- GV cho hs đọc sgk trả lời câu hỏi:
? Họa sĩ BXP sinh năm mấy, ở đâu.
? Ông tốt nghiệp trường nào.
? Ông có những tác phẫm nào nổi tiếng.
- GV nhận xét bổ sung thêm.
- HS đọc sgk và nêu vài nét về họa sĩ Bùi Xuân Phái.
- HS lắng nghe và tiếp thu bài.
III. Họa sĩ BXP và các bức tranh về "phố cổ Hà Nội":
- Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) tại Quốc Oai Hà Tây. Ông tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1941 - 1945.
- TP tiêu biểu: các bức trang về phố cổ Hà Nội.
 4. Củng cố: (5')
 - GV đặt câu hỏi cho hs nêu lại một số nét về 3 họa sĩ vừa giới thiệu.
 - HS suy nghĩ và trả lời.
 - GV nhận xét bổ sung.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 .............................................................................................
 .............................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
 MT8
 Tuần: 12	Ngày soạn:
 Tiết: 12
 Bài dạy: Bài 12. Vẽ trang trí.
TRÌNH BÀY BÌA SÁCH
( Tiết 1)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu thêm vai trò của bố cục, hình mảng, đậm nhạt, trong trang trí ứng dụng.
 - Hiểu được ý nghĩa của trang trí bìa sách.
 2. Về kĩ năng:
 - Vẽ được một bài trang trí ứng dụng theo nội dung yêu cầu của bài học.
 - Trang trí được một bài sách theo yêu cầu.
 3. Về thái độ:
 Biết trân trọng và giữ gìn các loại sách.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số loại bìa sách.
 - Bài vẽ của hs năm trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 Trò: - Chuẩn bị một số bìa sách.
 - Tập vẽ, bút chì, thước...
III/.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
 ? Nêu tóm tắt về 3 họa sĩ Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng.
 3. Nội dung bài mới: (33’)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (6') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số bìa sách và gợi ý để hs thấy: Bìa sách cần phải đẹp thu hút người đọc, người xem.
- GV hướng dẫn hs nhận xét 1 số nội dung trên bìa sách ( chữ, hình ảnh )
- GV đặt câu hỏi:
? Trên bìa sách phần nào là quan trọng nhất. Tại s

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_20.doc