Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 26: Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: HS biết sơ lược về tỉ lệ cơ thể người
- Kĩ năng: Hiểu vẻ đẹp cân đối của cơ thể người
- Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài:
- Năng lực tự học: Rèn luyện kĩ năng vẻ cho bản thân, nâng cao trình độ môn học.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Hoạt động nhanh nhẹn, xử lý các tình huống vận động hàng ngày.
- Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi, rèn luyện.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Trao đổi, vận dụng
- Năng lực thực hành thí nghiệm: Đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh khi thực hiện. Bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên:- Giáo án, SGKMT 8, tranh minh họa.
- Học sinh: - SGK, giấy vẽ, chì màu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 26: Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 28/02/2019 Tiết thứ 29 Tuần: 29 Tên bài dạy: BÀI 27: GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI (tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ - Kiến thức: HS biết sơ lược về tỉ lệ cơ thể người - Kĩ năng: Hiểu vẻ đẹp cân đối của cơ thể người - Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài: - Năng lực tự học: Rèn luyện kĩ năng vẻ cho bản thân, nâng cao trình độ môn học. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Hoạt động nhanh nhẹn, xử lý các tình huống vận động hàng ngày. - Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi, rèn luyện. - Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Trao đổi, vận dụng - Năng lực thực hành thí nghiệm: Đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh khi thực hiện. Bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị - Giáo viên:- Giáo án, SGKMT 8, tranh minh họa. - Học sinh: - SGK, giấy vẽ, chì màu. III/ Tổ chức các hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức: 2 phút Kiểm tra sỉ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ. Không 3.Bài mới. Hoạt động của giáo viên – Học sinh Nội dung cơ bản HĐ 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn. Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5’ a. Mục đích của hoạt động: Giúp HS tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người và tập vẻ dáng người b. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV giới thiệu khái quát tỉ lệ cơ thể người và tập vẻ dáng người - HS nhắc lại kiến thức tỉ lệ cơ thể người và tập vẻ dáng người c. Sản phẩm hoạt động của HS: HS đọc SGK và trả lời. d. Kết luận của GV: Chốt lại kiến thức thông qua nội dung SGK . HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức thứ 1 Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15’ a. Mục đích của hoạt động: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. b. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV cho HS xem tranh về con người ở các chủng tộc và châu lục khác nhau. - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về tỷ lệ cơ thể người. Yêu cầu các em nhận xét về chiều cao của trẻ em, thiếu niên, thanh niên để thấy được chiều cao của con người thay đổi theo độ tuổi. - GV cho HS xem tranh về người cao, người thấp, người tầm thước để HS thấy được vẻ đẹp của con người phụ thuộc vào sự cân đối tỷ lệ các bộ phận trên cơ thể. - GV tóm tắt lại về đặc điểm cơ thể người. - HS xem tranh về con người ở các chủng tộc và châu lục khác nhau. - HS quan sát một số tranh ảnh va nhận xét về chiều cao của trẻ em, thiếu niên, thanh niên. - HS xem tranh về người cao, người thấp, người tầm thước và nhận ra vẻ đẹp của cơ thể. - Quan sát GV tóm tắt đặc điểm cơ thể người. c. Sản phẩm hoạt động của HS: HS đọc SGK và trả lời. d. Kết luận của GV: Chốt lại kiến thức thông qua nội dung SGK . I/. Quan sát – nhận xét. - Tùy thuộc vào vị trí địa lý, giống nòi mà ta thấy có người cao, người thấp, người tầm thước. Chiều cao của con người luôn thay đổi theo từng lứa tuổi. Vẻ đẹp của cơ thể người tùy thuộc vào sự cân đối tỷ lệ các bộ phận trên cơ thể. Kiến thức thứ 2: Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5’ a. Mục đích của hoạt động: Hướng dẫn HS cách vẽ dáng người. b. Cách thức tổ chức hoạt động: + Hướng dẫn HS vẽ hình dáng chung. - GV yêu cầu HS làm mẫu một số động tác và cho cả lớp nhận ra hình dáng chung của các động tác đó. - GV nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý vẽ hình dáng chung cho đúng để thể hiện được động tác chuẩn, đẹp. + Hướng dẫn HS vẽ các nét chính. - GV phân tích trên động tác mẫu của HS để HS thấy được đường trục của xương sống, đường hướng chính của khuôn mặt, tay, chân. Nhắc nhở HS khi vẽ các nét chính cần chú ý kỹ đến tỷ lệ của đầu, mình, chân, tay phù hợp với từng động tác. - GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ. + Hướng dẫn HS vẽ chi tiết. - GV phân tích kỹ trên động tác mẫu về hình dáng của tay, chân, đầu, mình để Hs thấy được hình dáng của các bộ phận trên cơ thể luôn khac nhau theo từng hoạt động. Nhắc nhở HS chú ý đến hình dáng chung, không quá đi sâu vào chi tiết. Chủ yếu miêu tả đúng động tác cơ bản của con người. - HS làm mẫu một số động tác và cả lớp nhận ra hình dáng chung của các động tác đó. - Quan sát GV phân tích mẫu và hướng dẫn vẽ nét chính. - HS xem hình hướng dẫn cách vẽ rút ra cách vẽ nét chính. - Quan sát GV phân tích mẫu và hướng dẫn vẽ chi tiết. c. Sản phẩm hoạt động của HS: HS đọc SGK và trả lời. d. Kết luận của GV: Chốt lại kiến thức thông qua nội dung SGK . II/. Cách vẽ dáng người. 1/. Vẽ hình dáng chung. 2/. Vẽ các nét chính. 3/. Vẽ chi tiết. Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập, thực hành Thời lượng để thực hiện hoạt động: 23 phút a. Mục đích của hoạt động: luyện tập thực hành vẻ tranh b. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV cho 4 HS lên bảng quan sát mẫu thật và vẽ theo hướng nhìn của mình. Các HS còn lại vẽ theo nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 HS làm mẫu và luôn phiên thay đổi khi vẽ xong. - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp. - HS làm bài tập trên bảng và làm bài theo nhóm. c. Sản phẩm hoạt động của HS: HS tập dáng người. d. Kết luận của GV: Chốt lại kiến thức thông qua nội dung của học sinh. III/. Thực hành: - Vẽ một hoặc hai dáng người khác nhau HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5’ a. Mục đích của hoạt động: HS hoàn thành sản phẩm và nhận xét. b. Cách thức tổ chức hoạt động: - HS trình bày sản phẩm tự nhận xét, đánh giá, xếp loại. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. c. Sản phẩm hoạt động của HS: Treo lên bảng. d. Kết luận của GV: GV nhận xét chung tình hình học tập của lớp. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút a) Mục đích của hoạt động: Định hướng nội dung bài. Nội dung: - Tập vẽ dáng người đá bóng, nhảy dây. b) Cách thức tổ chức hoạt động GV: Nhắc nhở, động viên. HS: Tự tìm hiểu và thực hiện c) Sản phẩm hoạt động của HS: Học bài và sưu tầm tranh. d) Kết luận của GV: Các em phải có ý thức tự giác. IV. Kiểm tra đánh giá bài học: 2 phút - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học. V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Châu Thới, ngày .........tháng.........năm 2019 Ký duyệt của tổ trưởng
File đính kèm:
giao_an_mi_thuat_lop_8_bai_26_gioi_thieu_ti_le_co_the_nguoi.doc