Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Trường THCS Long Thạnh

I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Về kiến thức:

    - HS nhận ra vẽ đẹp của các họa tiết dân tộc.

    - Biết cách khai thác,chọn lọc các đường nét của hoa lá ở thiên nhiên và trong vốn trang trí cổ của dân tộc.

  2. Về kỹ năng:

    - Biết cách phối hợp hài hòa đường nét trong bài trang trí.

    - Vẽ được một số họa tiết gần đúng và tô màu theo ý thích.

             3. Về thái độ:

    - Yêu thích và giữ gìn vốn trang trí cổ của dân tộc.

II/. CHUẨN BỊ:

  Thầy:- Hình hướng dẫn cách chép họa tiết dân tộc.

            - Một số bài chép họa tiết của hs năm trước.

  Trò: - Sưu tầm các họa tiết dân tộc.

          - Giấy vẽ,bút chì,màu...

III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  1.Ổn định lớp: (1')

  2. Kiểm tra bài cũ: ( không )

                         3. Nội dung bài mới: (39)

doc 36 trang Khánh Hội 17/05/2023 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Trường THCS Long Thạnh
MT6
 Tuần: 01	Ngày soạn:
 Tiết: 01
 Bài dạy: Bài 1. Vẽ trang trí 
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - HS nhận ra vẽ đẹp của các họa tiết dân tộc.
 - Biết cách khai thác,chọn lọc các đường nét của hoa lá ở thiên nhiên và trong vốn trang trí cổ của dân tộc.
 2. Về kỹ năng:
 - Biết cách phối hợp hài hòa đường nét trong bài trang trí.
 - Vẽ được một số họa tiết gần đúng và tô màu theo ý thích.
 3. Về thái độ:
 - Yêu thích và giữ gìn vốn trang trí cổ của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy:- Hình hướng dẫn cách chép họa tiết dân tộc.
 - Một số bài chép họa tiết của hs năm trước.
 Trò: - Sưu tầm các họa tiết dân tộc.
 - Giấy vẽ,bút chì,màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới: (39)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (7') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
-GVcho hs xem các họa tiế đã chuẩn bị và đặt câu hỏi:
? Các em thường thấy họa tiết này trang trí ở đâu.
?Hình dáng chung của họa tiết ntn.(HSKG)
?Bố cục được sắp xếp ntntn.
?Họa tiết thường là các hình gì.
?Đường nét của họa tiết ntn.(HSKG)
-GV nhận xét và bổ sung để hs thấy được vẽ đẹp của các họa tiết trang trí. 
-HS xem các hình họa tiết
-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời
-HS lắng nghe và tiếp thu. 
 I/.QUAN SÁT VÀ NHẬN XÉT CÁC HỌA TIẾT TRANG TRÍ:
1.Nội dung:
-Họa tiết thường là hoa,lá,chim,thú...
2. Đường nét:
-Nét vẽ giản dị,chắt khỏe.
3. Bố cục:
Họa tiết được sắp xếp cân đối hài hòa.
4. Màu sắc:
Hài hòa.
Hoạt động 2: ( 7') Hướng dẫn hs cách chép họa tiết:
- GV treo đồ dùng giới thiệu cách vẽ + sgk và đặt câu hỏi:
? Theo em chép họa tiết dân tộc gốm mấy bước.
- GV vẽ phác lên bảng một họa tiết cho hs nắm rỏ hơn.
- HS chú ý quan sát.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS chú ý lên bảng và nắm được cách vẽ.
II. CÁCH CHÉP HỌA TIẾT DÂN TỘC:
 4 bước sgk
Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV cho hs tự chọn họa tiết để chép và tô màu theo ý thích
HS chọn họa tiết chép và tô màu theo ý thích.
III. THỰC HÀNH:
Chép một họa tiết trang trí dân tộc theo ý thích. Màu sắc tự chọn.
 4.Củng cố: (5')
 - GVchọn một số bài vẽ cho hs nhận xét.
 - GVbổ sung và nhận xét chung.
 5.Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàng thành bài ở nhà
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/.RÚT KINH NGHIỆM:
 ........................................................ 
 .........................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 02	Ngày soạn:
 Tiết: 02
 Bài dạy: Bài 2: thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Nắm được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời kì nguyên thủy cổ đại.
 - Hiểu được đặt điểm một số hình vẽ trang trí.
 - Hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người VN cổ.
 2. Về kỹ năng:
 - Nhớ được mốc giai đoạn lịch sử.
 - Nhớ được một số hiện vật mĩ thuật.
 3. Về thái độ:
 - Trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông cha ta để lại.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: -Tranh ảnh hình vẽ có liên quan.
 Trò: - Đọc sgk,trả lời câu hỏi.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới: (33’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(5') Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử:
- GV đặt câu hỏi:
? Em biết gì về thời kì đồ đá trong ls VN.(HSKG)
? Em biết gì về thời kì đồ đồng trong ls VN.
- GV nhận xét bổ sung và niêu một vài nét về bối cảnh ls.
 - HS lắng nghe và trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LS:
 - Có sự phát triển qua nhiều thế kỉ.
 - Phản ánh sự phát triển của đất nước về: kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội...
Hoạt động 2:(18')Tìm hiểu hình mặt người trên vách hang đồng nội:
- GV hướng dẫn hs quan sát hình vẽ trong sgk và đặt câu hỏi.
? Hình vẽ được vẽ cách đây khoảng bao lâu.
? Độ cao của nó là bao nhiêu.(HSKG)
? Vị trí của hình vẽ được khắc vào đâu.
- GV nhận xét và kết luận nhấn mạnh một số điểm về nghệ thuật diễn tả.
- HS xem sgk và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VN THỜI KÌ CỔ ĐẠI:
 - Hình mặt người và các con thú trên vách hang Đồng Nội Hòa Bình được coi là dấu ấn đầu tiên của nền mĩ thuật nguyên thủy VN.
Hoạt động 3:(10') Tìm hiểu vài nét về thời kì đồ đồng:
- GV giới thiệu một số công cụ được làm bằng đồng.
- GV giới thiệu trống đồng Đông Sơn.
? Tại sao nói trống đồng Đông Sơn đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở VN(HSKG).
- GV nhận xét, kết luận về đặt điểm quan trọng của nghệ thuật Đông Sơn.
- HS quan sát và chú ý.
- HS lắng nghe và xem hình ảnh trống đồng.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
* Trống đồng Đông Sơn:
 Trống đồng đông Sơn và nghệ thuật trang trí trên trống được coi là đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở VN.
 4.Củng cố: (5')
 - GV đặt một số câu hỏi như hoạt động 1,2,3, để kiểm tra kiến thức học sinh.
 - GV nhận xét chung.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Học bài vở ghi + sgk
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .................................................................................
 ................................................................................. 
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6 
 Tuần : 03	Ngày soạn:
 Tiết : 03
 Bài dạy: Bài 3. Vẽ theo mẫu.
SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN (Phối cảnh)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm về phối cảnh trong tự nhiên.
 - Hiểu được vai trò của đường tầm mắt và điểm tụ.
 2. Về kĩ năng:
 - Vận dụng được phương pháp phối cảnh trong bài vẽ.
 - Xác định được đường tầm mắt và điểm tụ khi vẽ tranh.
 3. Về thái độ:
 Biết vận dụng luật xa gần vào trong vẽ tranh và vẽ theo mẫu.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số tranh ảnh có cảnh xa gần.
 - Bài vẽ của hs có cảnh xa gần.
 Trò: - Chuẩn bị bài ở nhà.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 3. Nội dung bài mới: (38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (15') Tìm hiểu khái niệm về " xa- gần":
- GV giới thiệu bức tranh có cảnh xa gần và đặt câu hỏi:
? Vì sao hình chổ này to và rỏ hơn chổ kia.(HSNK)
? Vì sao hình con đường chổ này to và chổ kia nhỏ.
- GV đưa ra một vài đồ vật giới thiệu và hướng dẫn hs quan sát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
- HS quan sát nhận xét.
I. Quan sát, nhân xét:
 - Ở gần: to, cao và rỏ hơn.
 - Ở xa: nhỏ, thấp và mờ hơn.
 - Vật phía trước luôn che khuất vật phía sau.
Hoạt động 2:(23') Tìm hiểu những điểm về xa- gần:
* Đường tầm mắt:
- GV giới thiệu 2 hình trong sgk và đặt câu hỏi:
? Hình này có đường tầm mắt không.(HSNK)
? Vị trí của các đường tầm mắt như thế nào.(HSNK)
- GV giới thiệu hình minh họa sgk và đặt hình hộp, hình trụ ở vài vị trí khác nhau để hs quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung và kết luận chung.
*Điểm tụ:
- GV giới thiệu hình minh họa ở sgk để hs quan sát.
- GV kết luận : điểm gặp nhau của các đường song song hướng về đường tầm mắt càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm trên đường tầm mắt gọi là điểm tụ. 
-HS xem hình trong sgk.
- HS xem và trả lời.
- HS xem và nhận xét chung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
 -HS quan sát.
- HS lắng nghe và tiếp thu
II. Đường tầm mắt và điểm tụ:
 1. Đường tầm mắt:
 - Là một đường nằm ngang với tầm mắt người nhìn nó phân chia giữa mặt đất và bầu trời hay mặt nước và bầu trời nên gọi là đường trân trời.
 - Đường tầm mắt có thể thay đổi cao thấp phụ thuộc vào vị trí ngường vẽ.
 2. Điểm tụ:
 - Các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại tại một điểm gọi là điểm tụ.
 4. Củng cố: (5') 
 - GV cho hs xem một số hình ảnh và tìm ra đường tầm mắt.
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Làm một số bài tập trong sgk.
 - Chuẩn bị bài sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................
 ...............................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 4	Ngày soạn:
 Tiết: 4
 Bài dạy: Bài 4. Vẽ theo mẫu.
CÁCH VẼ THEO MẪU
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - HS hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách vẽ theo mẫu.
 - Hiểu cách sắp xếp bố cục phù hợp với khuôn khổ tờ giấy.
 2. Về kĩ năng:
 - Vận dụng những phương pháp chung về vẽ theo mẫu.
 - Vẽ được một mẫu đơn giản.
 3. Về thái độ:
 Hình thành ở hs cách nhìn cách làm việc khoa học.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số đồ vật ( ly, cốc, chai,...)
 - Một số hình hướng dẫn cách vẽ.
 Trò : - Tập vẽ, bút chì, tẩy,...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs (2')
 3. Nội dung bài mới: (37’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(10') Tìm hiểu khái niệm vẽ theo mẫu:
- GV đặt một số đồ vật lên bàn và treo đồ dùng lên bảng yêu cầu hs nhận xét.
? Đây là hình vẽ cái gì.
? Vì sao các hình vẽ này lại không giống nhau.
? Thế nào là vẽ theo mẫu.
- GV nhận xét và nêu lên khái niệm vẽ theo mẫu.
- HS quan sát, nhận xét
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. Thế nào là vẽ theo mẫu:
- Là vẽ lại mẫu được bày trước mặt thông qua nhận thức và cảm xúc người vẽ cần diễn tả được đặt điểm cấu tạo hình dáng, đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
Hoạt động 2: (12') Tìm hiểu cách vẽ theo mẫu.
- GV đặt mẫu lên bàn và vẽ lên bảng một vài cái ca ( cao, thấp, rộng hẹp...) khác nhau và đặt câu hỏi.
? Theo em cách bày mẫu như thế nào là đẹp.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu hs quan sát, nhận xét đặt điểm cấu tạo hình dáng của mẫu.
- GV hướng dẫn hs cách vẽ đậm nhạt.
- GV nhắc hs nên chú ý quan sát kĩ để tìm ra mảng đậm nhạt.
- HS quan sát và chú ý lên bảng.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tìm ra mãng đậm nhạt.
II. Cách vẽ theo mẫu:
1. Quan sát nhận xét.
2. Vẽ phát khung hình chung.
3. Vẽ phát nét chính.
4. Vẽ chi tiết.
5. Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3: (15') Hướng dẫn hs làm bài.
- GV cho hs vẽ lại mẫu cái hình hộp và một quả dạng hình cầu.
- GV theo dõi gợi ý cho hs làm bài. 
- HS quan sát mẫu và vẽ lại.
III. Thực hành:
 Vẽ theo mẫu cái hộp và quả dạng hình cầu.
 Biết thể hiện hình khối cơ bản( HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV đem một số bài vẽ treo lên bảng và chỉ ra những chổ chưa tốt để hs lưu ý ở tiết sau.
 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Làm bài tập trong sgk.
 - Xem và chuẩn bị bài sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................
 ...................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 5	Ngày soạn:
 Tiết : 5
 Bài dạy: Bài 5. Vẽ theo mẫu.
MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu.
 - Nhận biết các độ đậm nhạt.
 - Hiểu vai trò của mẫu trong các bài vẽ theo mẫu.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết cách bố cục bài vẽ trên giấy.
 - Vẽ được khung hình chung và riêng hteo vị trí xa, gần trước sau của mẫu.
 - Vẽ được hình hộp và hình cầu gần giống với mẫu.
 3. Về thái độ:
 Yêu thích vẽ đẹp của mẫu và thích vẽ theo mẫu.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Mẫu vẽ ( hình hộp, hình cầu )
 - Hình hướng dẫn các bước vẽ theo mẫu.
 - Bài vẽ của hs năm trước.
 Trò : Tập vẽ, bút chì, tẩy...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs (2')
 3. Nội dung bài mới: (36’)
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV bày mẫu ở một vài vị trí khác nhau để hs quan sát nhận xét tìm ra bố cục hợp lí.
? Mẫu có mấy đồ vật.
? Gồm những đồ vật gì.
? Hình dáng chung của mẫu là hình gì.
- GV nhận xét bổ sung thêm.
- HS quan sát nhận xét chung.
- HS nhìn mẫu trả lời.
- HS lắng nghe.
I. Quan sát, nhận xét:
 SGK
Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn hs cách vẽ:
- GV đặt câu hỏi:
? Vẽ theo mẫu gồm mấy bước.
- GV vẽ phác lên bảng theo trình tự từng bước.
- GV cho hs xem một số bài vẽ của hs năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ bài.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS quan sát chú ý.
- HS xem và chú ý khi vẽ bài.
II. Cách vẽ :
 1. Vẽ phác khung hình chung.
 2. Vẽ khung hình riêng.
 3. Vẽ phác nét chính.
 4. Vẽ chi tiết.
 5. Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi giúp đở hs về:
 + Khung hình chung.
 + Vẽ nét chính.
 + Vẽ chi tiết.
- GV nhắc hs nên so sánh bài vẽ với mẫu để điều chỉnh cho tốt.
- GV theo dõi động viên hs làm bài.
- HS tập chung làm bài theo yêu cầu của gv
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
III. Thực hành:
 Vẽ theo mẫu hình hộp và hình cầu.
 Vẽ được hình gần giống mẫu (HSNK)
 4. Củng cố: (5')
 - GV gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ về:
 + Mẫu vẽ.
 + Bố cục và đậm nhạt...
 - GV nhận xét và nhấn mạnh một số chổ cần lưu ý khi vẽ.
 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Hoàn thành tiếp bài vẽ ở nhà.
 - Xem và chuẩn bị bài sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM: 
 ................................................................. 
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 6	Ngày soạn:
 Tiết: 6
 Bài dạy: Bài 6. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI HỌC TẬP
 (Tiết 1)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu cách khai thác nội dung đề tài trong tranh vẽ.
 - Bước đầu hiểu khái niệm bố cục tranh.
 - Hiểu một số hình thức bố cục tranh.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết cách sắp xếp bố cục hợp lí trong bài vẽ tranh.
 - Biết cách lựa chọn hình ảnh chính phụ.
 - Vẽ được một bức tranh theo yêu cầu bài học.
 3. Về thái độ:
 Biết đoàn kết hơn trong học tập.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Tranh đề tài học tập.
 - Các bước tiến hành bài vẽ.
 - Một số bài vẽ của hs
 Trò: Tập vẽ, bút chì, tẩy...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs (2')
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(10') Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài
- GV cho hs xem tranh của họa sĩ và hs để các em so sánh.
-GV gợi ý để hs thấy rằng đề tài này rất phong phú.
- GV đặt câu hỏi cho từng em:
? Theo em, em sẽ vẽ về nội dung gì.
? Tranh vẽ của em gồm những nội dung gì.
- GV nhận xét bổ sung.
- HS xem tranh và so sánh về cách thể hiện
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Có thể vẽ nhiều hoạt động khác nhau: buổi lao động, giờ ra chơi, lớp học nhóm, góc học tập...
Hoạt động 2: (6') Hướng dẫn hs cách vẽ tranh:
- GV cho hs nhắc lại các bước vẽ tranh.
- GV vẽ phác lên bảng theo từng bước để hs tìm ra cách vẽ.
- GV hướng dẫn cụ thể và chỉ ra cho hs nắm rỏ hơn.
- HS nhắn lại các bước vẽ tranh.
- HS quan sát chung
- HS chú ý.
II.Cách vẽ tranh:
1. Chọn nội dung.
2. Sắp xếp bố cục.
3. Vẽ hình chính phụ.
4. Vẽ màu.
Hoạt động 3: (20') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi động viên hs làm bài.
- GV chỉ ra chổ chưa tốt để hs có thể điều chỉnh lại cho tốt hơn.
- HS tập chung làm bài.
- HS xem và điều chỉnh lại.
III. Thực hành:
Vẽ một bức tranh đề tài học tập theo ý thích.
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ về:
 + Cách chọn nội dung.
 + Bố cục, hình vẽ...
 - GV nhận xét bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị màu cho bài sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................
 ...................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 7	Ngày soạn:
 Tiết: 7
 Bài dạy: Bài 7. Vẽ tranh
ĐỀ TÀI HỌC TẬP
( tiết 2 )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu cách tô màu cho một bức tranh đề tài.
 - Biết được một số điểm nhấn trong tranh.
 2. Về kĩ năng:
 - Biết tô màu cho tranh vẽ của mình.
 - Tô màu có chọn lọc.
 3. Về thái độ:
 Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Một số bức tranh đề tài học tập ( màu ).
 Trò: Bài vẽ tiết trước + màu.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT bài vẽ và đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động (36') Hướng dẫn hs tô màu:
- GV đề nghị hs để bài vẽ trước mặt để kiểm tra.
- GV chỉ ra một số chổ chưa tốt để hs điều chỉnh trước khi tô màu.
- GV cho hs xem một vài bức tranh đề tài học tập màu để hs quan sát và chú ý khi tô màu.
- GV cho hs tô màu.
- GV theo dõi hướng dẫn hs tô màu.
- HS lấy bài vẽ để trước mặt cho gv kiểm tra.
- HS xem và điều chỉnh lại bài vẽ.
- HS xem và chú ý khi tô màu.
- HS lấy màu ra tô và có thể hoàn thành bài vẽ.
 4. Củng cố: (5')
 - GV chọn một số bài vẽ tốt cho hs nhận xét.
 - HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
 - GV nhận xét chung và cho điểm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài ở nhà ( nếu chưa xong )
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...................................................
 ...................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 8	Ngày soạn:
 Tiết: 8
 Bài dạy: Bài 8. Vẽ trang trí.
CÁCH SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Bước đầu biết cách tiến hành bố cục trong bài vẽ trang trí cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật...
 - Hiểu cách vận dụng bố cục vào các bài trang trí.
 2. Về kỉ năng:
 - Vẽ được bài trang trí có bố cục tương đối chặt chẽ.
 - Biết tự sắp xếp bố cục trong bài vẽ trang trí.
 3. Về thái độ:
 Thích làm bài trang trí.
II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Một số cách làm bài trang trí.
 - Bài trang trí của hs năm trước.
 Trò: Giấy vẽ, bút chì, thước, màu...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (2') KT đồ dùng của hs.
 3. Nội dung bài mới: (36’)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (7') Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một vài hình ảnh về cách sắp xếp họa tiết và đặt câu hỏi:
? Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí.
? Trang trí nhằm mục đích gì.
- GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu cho hs một vài cách sắp xếp trong trang trí.
- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và quan sát chung. 
I. THẾ NÀO LÀ CÁCH SẮP XẾP TRONG TRANG TRÍ:
 Là sắp xếp các mảng hình, họa tiết, màu sắc sau cho hài hòa và hợp lý.
Hoạt động 2: (9') Hướng dẫn cách trang trí cơ bản:
- GV cho hs xem một vài bài trang trí cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình chủ nhật, đường diềm.
- GV yêu cầu hs quan sát và tìm ra cách làm bài trang trí cơ bản.
- GV đặt câu hỏi:
? Có mấy cách sắp xếp trong trang trí.
- GV trình bày theo từng cách cho hs nắm.
- HS xem và nhận xét.
- HS xem và tìm ra cách trang trí.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS quan sát và nắm được cách trang trí.
II. MỘT VÀI CÁCH SẮP XẾP TRONG TRANG TRÍ:
1. Nhắc lại:
2. Xen kẽ:
3. Đối xứng:
4. Mãng hình không đều:
Hoạt động 3: (20') Hướng dẫn hs làm bài:
- GV theo dõi nhắc nhở hs khi làm bài cầu chú ý chọn họa tiết cho phù hợp với mãng hình đã chọn.
- GV theo dõi hướng dẫn hs làm bài trang trí theo yêu cầu bài học.
- HS lấy tập vẽ ra làm bài theo yêu cầu.
III. CÁCH LÀM BÀI TRANG TRÍ CƠ BẢN:
1. Kẽ trục đối xứng.
2. Tìm các mãng hình.
3. Tìm và chọn họa tiết.
4. Tìm và chọn màu.
 4. Củng cố: (5')
 - GV cho hs nhận xét một số bài vẽ trang trí.
 - HS nhận xét về: họa tiết, màu sắc.
 - GV nhận xét bổ sung và cho điểm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...............................................................................................
 ..............................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 9	Ngày soạn:
 Tiết: 9
 Bài dạy: Bài 9. thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ
( 1010 - 1225 )
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu quá trình phát triển của nền mĩ thuật VN thời Lý.
 - Hiểu và nắm được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý.
 - Biết về các GĐ phát triển và một số công trình, tác phẩm tiêu biểu thời Lý.
 2. Về kĩ năng:
 - Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý.
 - Nhớ được một số công trình kiến trúc, điêu khắc, gốm thời Lý.
 3. Về thái độ:
 Biết quí trọng một số công trình mĩ thuật thời Lý.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Hình, ảnh một số công trình mĩ thuật thời Lý.
 Trò: chuẩn bị câu hỏi trong sgk.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 3. Nội dung bài mới:(38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của
Nội dung
Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử
 - GV đặt câu hỏi hướng dẫn hs đến bài học.
- GV treo tranh và giới thiệu.
- GV cho hs trình bày về bối cảnh ls.
- GV nhấn mạnh một số ý quan trọng.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS quan sát.
- HS trình bày một cách ngắn gọn.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ:
- Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành là Thăng Long.
- Đạo phật đã khơi nguồn cho nghệ thuật trát triển.
Hoạt động 2: (28') Tìm hiểu về mĩ thuật thời Lý:
- Thông qua hình, ảnh sgk gv thuyết trình, diễn giải và đặt câu hỏi:
? Kinh thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc gồm mấy lớp.
? Kiến trúc phật giáo thới Lý được thể hiện qua những công trình nào.
- GV nhận xét, bổ sung và nêu lên một số nét chính về nghệ thuật kiến trúc.
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc, trang trí và đặt câu hỏi:
? Thời Lý có những tác phẩm tượng gì.
? Chạm khắc thời Lý ntn.
? Rồng thời Lý có đặc điểm gì.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh một số ý chính.
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật gốm và đặt câu hỏi:
? Thời Lý đã chế tác được các loại gốm nào.
- GV bổ sung và nhấn mạnh về một số loại gốm.
- HS xem tranh và lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời 
- HS trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS xem nội dung sgk và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tìm hiểu về nghệ thuật gốm 
- HS trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ:
1. Kiến trúc:
a. KT cung đình:
- Kinh thành Thăng Long là một quần thể KT gồm 2 lớp: bên trong gọi là hoàng thành, bên ngoài gọi là kinh thành.
b. KT phật giáo:
Đạo phật thịnh hành nhiều công trình KT phật giáo lớn đã được xây dựng.
2. NT điêu khắc và trang trí:
a. Tượng: thời Lý có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá.
b. Chạm khắc: hình rồng được coi là hình tượng tiêu biểu cho NT trang trí của dân tộc.
3. NT gốm: Chế tác được gốm men ngọc, men da lươn, men trắng ngà. 
 4. Củng cố: (5')
 - GV đặt một số câu hỏi như ở HĐ2 để kiểm tra kiến thức hs.
 - HS lắng nghe và trả lời theo nội dung câu hỏi.
 - GV nhận xét, bổ sung và đánh giá chung lớp học.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Học bài ở vở ghi và sgk.
 - Chuẩn bị cho bài học sau. 
 IV/. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .................................................................................................
 ................................................................................................
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 10	Ngày soạn:
 Tiết: 10
 Bìa dạy: Bài 10. thường thức mĩ thuật. 
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 
CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Về kiến thức:
 - Hiểu sơ lược về quá trình trát triển của mĩ thuật thời Lý.
 - Có hiểu biết về các giai đoạn trát triển và một số công trình tác phẩm tiêu biểu thời Lý.
 - Hiểu được những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Lý.
 2. Về kĩ năng:
 - Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý.
 - Nhớ được một số công trình kiến trúc, điêu khắc thời Lý.
 - Nhớ được một số đặc điểm gốm thời Lý.
 3. Về thái độ:
 Biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lý nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy : Hình trong sgk ( phóng to )
 Trò : Xem sgk và chuẩn bị câu hỏi.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ : (5')
 ? Nêu vài nét về bối cảnh ls thời Lý.
 ? Nêu đặc điểm gốm thời Lý.
 ? Nêu nghệ thuật kiến trúc thời Lý.
 3. Nội dung bài mới(38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu công trình kiến trúc chùa Một cột:
- GV cho hs nhắc lại một số đặc điểm của mĩ thuật thời Lý.
- GV treo tranh và trình bày kiến trúc chùa Một cột.
- GV đặt câu hỏi:
? Tại sao Lý Thái Tổ lại cho xây dựng ngôi chùa Một cột.
- GV nhận xét và nhấn mạnh 1 số đặt điểm của chùa Một cột.
- HS nhắc lại đặt điểm của MT thời Lý.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghr và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
I. KIẾN TRÚC:
 Chùa Một cột được xây dựng năm 1049 là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của kinh thành Thăng Long.
Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu tác phẩm điêu khắc tượng A- Di - Đà:
- GV cho hs xem tranh tượng A- Di - Đà và giới thiệu.
- GV đặt câu hỏi:
? Tượng A - Di - Đà được thể hiện như thế nào.
- GV nhận xét và nhấn mạnh về đặc điểm của tượng.
- HS xem tranh và lắng nghe.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
II. ĐIÊU KHẮC VÀ GỐM:
1. ĐK: Tượng A- Di- Đà là tác phẩm nghệ thuậtđặc sắc của nền điêu khắc cổ VN.
Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu nghệ thuật trang trí hình rồng:
- GV cho hs xem hình và đặt câu hỏi:
? Rồng thời Lý có đặc điểm gì.
- GV nhận xét và nhấn mạnh về đặc điểm của tượng.
- HS xem và lắng nghe.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
* Con rồng; có dáng dóc hiền hòa, mềm mại không có cặp sừng trên đầu có hình giống chữ S.
Hoạt động 4: (8') Tìm hiểu nghệ thuật gốm thời Lý:
- GV cho hs xem một số hình gốm và yêu cầu hs nêu 1 số đặt điểm của gốm thời Lý.
- GV nhận xét và nêu lên một số đặc điểm của gốm thời Lý.
- HS xem và và nắm được một số đặc điểm của gốm thời Lý.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
2. Gốm:
 Xương gốm mỏng, nhẹ, nét khắc chìm, men phủ điều, mang vẽ đẹp trang trọng, quý phái.
 4.Củng cố: (5')
 - GV đặt lại một số câu hỏi KT lại kiến thức hs.
 - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Học bài ở vỡ ghi + sgk.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...............................................................................................
 .............................................................................................. 
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần: 11	Ngày soạn:
 Tiết: 11
 Bài bạy: Bài 11. Vẽ trang trí.
MÀU SẮC
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Có kiến thức cơ bản về màu sắc.
 - Hiểu cách pha màu để tạo ra màu mới theo ý thích.
 - Nhận biết được một số màu vẽ quen thuộc.
 2. Về kĩ năng:
 - Pha trộn được các cặp màu: màu nhị hợp, tam hợp...
 - Biết được các cặp màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh...
 3. Về thái độ:
 Yêu thích việc pha trộn màu để tạo ra màu mới.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - Tranh màu : hoa,lá,chim, thú...
 - Bảng màu các loại.
 - Một số loại màu: sáp màu, chì màu, màu nước, màu bột...
 Trò: SGK, màu vẽ, tranh, ảnh...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:(1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (3')
 ? Nêu vài nét về chùa Một cột và tượng A- Di - Đà.
 3.Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(8') Hướng dẫn hs quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu một số loại ảnh màu và gợi ý hs nhận xét.
? Em hãy nhận biết một số màu sắc trong tranh.
? Nêu lên màu của cầu vòng.
- GV nhận xét chung.
- HS xem và nhận xét.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
I. MÀU SẮC TRONG THIÊN NHIÊN:
- Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú.
- ánh sáng cầu vòng có 7 màu.
Hoạt động 2:(20') Hướng dẫn hs cách pha màu:
- GV giới thiệu hình màu cơ bản để hs nhận xét.
- GV giới thiệu 2 cách pha màu:
+ Cách 1: qua hình vẽ.
+ Cách 2: pha màu qua cốc nước.
- GV giới thiệu cho hs một số loại màu và cách sử dụng.
+ Màu bổ túc.
+ Màu tương phản.
+ Màu nóng.
+ Màu lạnh.
- HS xem và nhận xét.
- HS chú ý chung.
- HS quan sát giáo viên thực hiện.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS nắm được một số loại màu và cách sử dụng.
II. MÀU VẼ VÀ CÁCH PHA MÀU:
1. Màu cơ bản:
 Đỏ - Vàng - Cam
2. Màu nhị hợp: là do 2 màu pha trộn lại với nhau mà thành.
VD: Đỏ + Vàng Da cam
3. Màu bổ túc:
 Đỏ - Lục; Vàng - Tím
 Da cam - Lam
4. Màu tương phản:
Đỏ -Vàng; Đỏ -Trắng
5. Màu nóng:
 Đỏ - Vàng - Da cam
6. Màu lạnh:
 Lam - Lục - Tím
Hoạt động 3: (7') giới thiệu một số loại màu vẽ thông dụng:
- GV cho hs nêu lên một số loại màu mà các em thường vẽ.
- GV giới thiệu cho hs xem một số loại màu vẽ.
- HS nêu ra các loại màu mà các em thường sử dụng.
- HS quan sát và lắng nghe.
III.MỘT SỐ LOẠI MÀU THÔNG DỤNG:
 Màu nước, màu bột, sáp màu, chì màu, bút lông...
 4. Củng cố: (5')
 - GV đưa ra một số loại màu cho hs sắp xếp lại như: màu tương phản, màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh..
 - GV nhận xét bổ sung và cho điểm.
 5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1')
 - Làm bài tập trong sgk.
 - Chuẩn bị cho bài học sau.
IV/.RÚT KINH NGHIỆM:
 .................................................................................... 
Ký duyệt tuần 
Ngày tháng năm 2018
MT6
 Tuần : 12	Ngày soạn:
 Tiết: 12
 Bài dạy: Bài 12. Vẽ trang trí.
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu hơn về vai trò của màu sắc trong vẽ trang trí.
 - Nhận biết được một số màu sắc trong trang trí.
 2. Về kĩ năng:
 - Tìm chọn được màu sắc phù hợp với các bài vẽ trang trí.
 - Biết chuyển màu, đặt màu cạnh nhau cho phù hợp trong bài trang trí.
 3. Về thái độ:
 Yêu thích một số màu sắc trong trang trí.
II/. CHUẨN BỊ:
 Thầy: - ảnh cỏ cây, hoa, lá...
 - Hình trang trí ở sgk.
 Trò: Màu vẽ, giấy vẽ, bút chì...
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_truong_thcs_lo.doc