Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010-1225) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được sơ lược về bối cảnh xã hội và một số đặc điểm của mỹ thuật thời Lý.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Cảm nhận được vẻ đẹp của mỹ thuật thời Lý thông qua các loại hình nghệ thuật.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

II/Chuẩn bị 
 1/. Thầy: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lý. SGK Mĩ  thuật 6, giáo án

 2/. Trò: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III/ Các bước lên lớp :

1/ Ổn định lớp: 2 phút

2/ Kiểm tra bài cũ : 

doc 4 trang Khánh Hội 22/05/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010-1225) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010-1225) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010-1225) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 27/9/2018
Tiết thứ 9
Tuần: 9
Tên bài dạy: BÀI 8: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ
1010- 1225
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được sơ lược về bối cảnh xã hội và một số đặc điểm của mỹ thuật thời Lý.
2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Cảm nhận được vẻ đẹp của mỹ thuật thời Lý thông qua các loại hình nghệ thuật.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/Chuẩn bị 
 1/. Thầy: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lý. SGK Mĩ thuật 6, giáo án
 2/. Trò: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/ Các bước lên lớp :
1/ Ổn định lớp: 2 phút
2/ Kiểm tra bài cũ : 
3/ Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội. 5 phút
- GV cho HS thảo luận và trình bày về bối cảnh xã hội thời Lý.
- GV trình nhấn mạnh một số điểm nổi bật về bối cảnh lịch sử thời Lý.
- GV phân tích thêm về vai trò của Phật giáo trong việc phát triển nghệ thuật.
- HS thảo luận về bối cảnh xã hội thời Lý.
- HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý, bổ sung thêm.
- Quan sát GV tóm lược bối cảnh xã hội thời Lý.
I/. Vài nét về bối cảnh lịch sử.
- Nhà Lý dời đô về thành Đại La đổi tên là Thăng Long. Với nhiều chính sách tiến bộ đã thúc đẩy sự phát triển của đất nước về mọi mặt. Thời kỳ này đạo Phật phát triển mạnh khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về MT thời Lý. 15 phút
+ Nghệ thuật kiến trúc.
- Cho HS quan sát tranh ảnh và kể tên các loại hình nghệ thuật thời Lý.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét một số công trình kiến trúc tiêu biểu.
- GV cho HS thảo luận nhóm về đặc điểm của hai loại hình nghệ thuật kiến trúc: Cung đình và Phật giáo.
+ Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
- GV giới thiệu về nghệ thuật tạc tượng tròn. 
- GV cho HS phát biểu cảm nhận về một số pho tượng.
- GV giới thiệu về nghệ thuật chạm khắc trang trí. Cho HS xem tranh một số tác phẩm tiêu biểu.
- GV giới thiệu về hình tượng con Rồng thời Lý.
+ Nghệ thuật gốm.
- Cho HS quan sát tranh ảnh về đồ gốm thời Lý.
- Cho HS nhận xét đặc điểm và cách trang trí trên gốm thời Lý.
- GV tóm tắt và nhấn mạnh một số đặc điểm chính của gốm thời Lý.
- HS quan sát tranh ảnh và kể tên một số loại hình nghệ thuật thời Lý.
- HS quan sát và nhận xét các công trình kiến trúc tiêu biểu.
- HS thảo luận nhóm nhận xét về đặc điểm của 2 loại hình kiến trúc: Cung đình và Phật giáo.
- HS quan sát giáo viên giới thiệu về tượng tròn.
- HS quan sát tranh ảnh và phát biểu cảm nhận.
- HS quan sát giáo viên giới thiệu về chạm khắc trang trí.
- HS quan sát tranh ảnh và phát biểu cảm nhận
- Quan sát hình Rồng và nêu cảm nhận.
- HS xem tranh về đồ gốm thời Lý.
- HS nhận xét đặc điểm và cách trang trí trên gốm thời Lý.
- Quan sát GV tóm tắt đặc điểm gốm thời Lý.
II/. Sơ lược về MT thời Lý.
1. Nghệ thuật kiến trúc.
a) Kiến trúc Cung đình.
- Nhà Lý cho xây dựng mới Kinh thành Thăng Long. Đây là quần thể kiến trúc gồm có Kinh Thành và Hồng Thành với nhiều công trình nguy nga tráng lệ.
b) Kiến trúc Phật giáo.
- Kiến trúc Phật giáo gồm có Chùa, Tháp. Được xây dựng với quy mô lớn và đặt ở những nơi có cảnh trí đẹp như: Tháp Phật Tích, Chương Sơn, Chùa Một Cột, Chùa Dạm
2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
a) Tượng.
- Nổi bật là tượng đá thể hiện tài năng điêu luyện của các nghệ nhân như: Tượng Kim Cương, Phật Thế Tôn, Adiđà
b) Chạm khắc.
- Nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo. Hoa văn móc câu được sử dụng khá phổ biến.
- Rồng thời Lý được thể hiện trong dáng dấp hiền hòa hình chữ S được coi là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí dân tộc.
3. Nghệ thuật Gốm.
- Gốm thời lý có dáng thanh mảnh được chế tác với kỹ thuật cao và với nhiều loại men quý hiếm như: Men ngọc, men trắng ngà, hoa lam, hoa nâu. Các trung tâm sản xuất lớn như: Bát Tràng, Thăng Long, Thổ Hà
Hoạt động 3 GV giới thiệu đặc điểm của MT thời Lý. 15 phút
- Cho HS thảo luận tóm tắt lại đặc điểm chính của các loại hình nghệ thuật. Qua đó rút ra đặc điểm chính của MT thời Lý.
- Học sinh thảo luận nhóm tóm tắt lại đặc điểm chính của các công trình mỹ thuật và rút ra đặc điểm của mỹ thuật thời Lý.
III/. Đặc điểm của mỹ thuật thời Lý.
- Các công trình, tác phẩm mỹ thuật được thể hiện với trình độ cao, được đặt ở những nơi có cảnh trí đẹp.
- Điêu khắc, trang trí và đồ gốm phát huy truyền thống dân tộc kết hợp với tinh hoa của các nước lân cận nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.
Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập. 3 phút
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học.
- Cho HS quan sát tác phẩm và phát biểu cảm nhận.
- GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh và học bài theo câu hỏi trong SGK.
- Học sinh nhắc lại những kiến thức đã học.
- Học sinh quan sát các tác phẩm MT thời Lý và phát biểu cảm nghĩ và trách nhiệm của mình đối với các tác phẩm ấy.
4/ Củng cố: 3 phút
 - GV nhận xét tinh thần học tập của HS
 - Các công trình kiến trúc như thế nào ? ( có quy mô lớn, đặt ở các...)
 - Vì sao kiến trúc thời lý phát triển? (Đạo phật được đề cao)
5/ Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p): 
- Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới ”Một số công trình tiêu biểu của MT thời Lí”, chuẩn bị tranh ảnh có liên quan đến bài học.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	.............
	.............
 Châu Thới, ngày .........tháng.........năm 2018
 Ký duyệt của tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_bai_8_so_luoc_ve_mi_thuat_thoi_ly_101.doc