Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 3: Sơ lược về luật xa gần - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I/Mục tiêu :
1. Kiến Thức:
- Học sinh hiểu được những điểm của luật xa gần
2. Kĩ Năng:
- Biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét vật mẫu trong bài vẽ theo mẫu hay vẽ tranh đề tài.
3. Thái độ:
- Thêm yêu quí sơ lược về luật xa gần
II/ Chuẩn bị:
Thầy: SGKMT 6, giáo án, tranh ảnh theo luật xa gần
Trò: SGK, sưu tầm tranh ảnh
III/ Các bước lên lớp :
1/ Ổn định lớp: 2 phút
2/ Kiểm tra bài cũ: 3 phút
MTVN thời kì cổ đại đã để lại những dấu ấn lịch sử nào?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 3: Sơ lược về luật xa gần - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 3: Sơ lược về luật xa gần - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 17/8/2018 Tiết thứ 3 Tuần: 3 Tên bài dạy: BÀI 3: SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN I/Mục tiêu : 1. Kiến Thức: - Học sinh hiểu được những điểm của luật xa gần 2. Kĩ Năng: - Biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét vật mẫu trong bài vẽ theo mẫu hay vẽ tranh đề tài. 3. Thái độ: - Thêm yêu quí sơ lược về luật xa gần II/ Chuẩn bị: Thầy: SGKMT 6, giáo án, tranh ảnh theo luật xa gần Trò: SGK, sưu tầm tranh ảnh III/ Các bước lên lớp : 1/ Ổn định lớp: 2 phút 2/ Kiểm tra bài cũ: 3 phút MTVN thời kì cổ đại đã để lại những dấu ấn lịch sử nào? 3/ Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 17 phút * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về luật xa gần - GV giới thiệu một số hình và đặt câu hỏi: +Tại sao hình này lại to, rỏ hơn hình kia? + Vì sao con đường chổ này lại to rỏ hơn chổ kia? -GV đưa ra một vài đồ vật: cái cốc, cái bát, hình hộp để ở nhiều vị trí khác nhau và đặt câu hỏi: +Vì sao mặt hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hành? +Vì sao miệng cốc, bát lúc là hình tròn, lúc lại hình bầu dục, khi chỉ là đường cong hay thẳng? - Treo trực quan hình vẽ đường ray xe lửa và hàng cột điện - Đặt ra 1 số câu hỏi : Mọi vật nó thay đổi hình dáng như thế nào khi nhìn ở các vị trí khác nhau? - Giải thích cụ thể theo góc độ nhìn hình. - Quan sát hình vẽ và trả lời theo câu hỏi của giáo viên, cụ thể khi vật ở gần, ở xa, vật ở trước và ở sau -HS quan sát và trả lời -Quan sát và nhận xét hình ảnh 2 sgk HS trả lời câu hỏi I/ Quan sát nhận xét - Vật cùng loại có cùng kích thước khi nhìn theo xa gần sẽ khác nhau + Vật ở gần: cao, to, rỏ + Vật ở xa: nhỏ, thấp + Vật ở trước che khuất vật sau Hoạt động 2: Đường tầm mắt và điểm tụ 15 phút *Hướng dẫn tìm hiểu những điều cơ bản của luật xa gần * Đường tầm mắt -Giới thiệu hình trong sgk +Các hình này có đường nằm ngang hay không? Vị trí các đường như thế nào? - Kết luận khái niệm đường tầm mắt * Điểm tụ - Giới thiệu hình ảnh 5 sgk - Hướng dẫn học sinh nhận xét - Kết luận khái niệm điểm tụ - Lấy 1 số ví dụ: Vẽ hình hộp nhìn nghiêng sẽ có điểm tụ - Phát hiện ra những hình ảnh đã học - Tìm đường tầm mắt HS chú ý và nhận xét II/ Đường tầm mắt và điểm tụ - Đường tầm mắt Nằm ngang với tầm mắt người chia trời và đất - Điểm tụ Là đường gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường tầm mắt Hoạt động 3: Đánh giá kết quả hoạt động học tập 3 phút * Treo 1 số tranh ảnh như ngôi nhà, hàng cây, ấm, chén, hộp - Giao bài tập cho học sinh làm theo nhóm – Hướng dẫn nhận xét - Xếp loại - HS thực hiện 4/ Củng cố: 2 phút - GV đặt một số câu hỏi ôn lại bài - HS trả lời -GV nhận xét và đánh giá tiết học 5/ Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 3 phút - Làm bài tập trong sgk - Xem trước bài Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 1) IV/ Rút kinh nghiệm: ............. ............. ............ Châu Thới, ngày..thángnăm 2018 Ký duyệt của tổ trưởng
File đính kèm:
giao_an_mi_thuat_lop_6_bai_3_so_luoc_ve_luat_xa_gan_nam_hoc.doc