Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

           - Hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

           - Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

2. Kỹ năng: 

           - Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

           - Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Muối ăn, đường, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, ....

2. Trò: Xem lại thí nghiệm đun nóng hỗn hợp nước muối. (Bài 2)

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 03/10/2018
Tuần: 9 – Tiết: 17
Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
	- Hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
	- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng: 
	- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
	- Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Muối ăn, đường, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, ....
2. Trò: Xem lại thí nghiệm đun nóng hỗn hợp nước muối. (Bài 2)
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
3. Nội dung bài mới: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Tìm hiểu về hiện tượng vật lý? (15 phút)
- GV cho HS quan sát H2.1 và đọc thông tin trong SGK. 
- Khi nào quan sát được sự chuyển trạng thái của nước? Sự biến đổi trạng thái của muối ăn? 
- Rút ra nhận xét: Nước và muối ăn có giữ nguyên là chất ban đầu không? 
- Thế nào là hiện tượng vật lý? 
* XS: Cho HS lấy các ví dụ thực tế về hiện tượng vật lý.
- HS quan sát H2.1 và đọc thông tin trong SGK. 
- Hs trả lời.	
- Nước và muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu?
- Khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý.
- HS lấy ví dụ.
I. Hiện tượng vật lý.
- Ví dụ: (Sgk)
- Kết luận: Khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý.
HĐ2: Tìm hiểu về hiện tượng hóa học? (19 phút)
- GV cho HS đọc TNo1:
- GV biểu diễn TN 
- Khi trộn bột sắt và bột S với nhau thì Fe và S có biến đổi không? 
- Khi đổ hỗn hợp vào ống nghiệm rồi đun lên thì Fe và S sẽ như thế nào? 
- GV cho HS đọc TNo2:
- GV làm TNo2.
- Khi đun nóng đường ở ống nghiệm 2 → So sánh đường ở ống nghiệm 2 với dường ở ống nghiệm 1, có nhận xét gì? 
- Từ hai TN trên các em có nhận xét gì? 
- Thế nào là hiện tượng hóa học? 
* XS: Cho HS lấy các ví dụ thực tế về hiện tượng hóa học.
- 1, 2 HS đọc TNo1.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra.
- Không. (Fe vẫn bị nam châm hút)
- Hs quan sát, trả lời. (Fe và S bị biến đổi thành chất mới – Không bị nam châm hút)
- 1, 2 HS đọc TNo2.
- Hs quan sát.
- HS quan sát , trả lời: Đường ở ống nghiệm 2 chuyển dần thành màu đen, đồng thời trên thành ống nghiệm có những giọt nước.
- HS: Fe, S và đường đã biến đổi thành chất khác → Hiện tượng hóa học.
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
- HS lấy ví dụ.
II. Hiện tượng hóa học.
1. Thí nghiệm 1: (Sgk)
2. Thí nghiệm 2: (Sgk)
3. Nhận xét: Fe, S và đường đã biến đổi thành chất khác → Hiện tượng hóa học.
4. Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
4. Củng cố: (5 phút)
	- Thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?
	- Làm bài tập 3/47 (Sgk)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (5 phút)
 	- Học bài, làm bài tập 1, 2/47 (Sgk)
	- Tìm hiểu trước bài 13: Phản ứng hóa học (Phần I, II, III)
	+ Thế nào là PƯHH?
	+ Diễn biến của PƯHH?
	+ Khi nào PƯHH xảy ra? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV: ......................................................................................................................................................................................
HS: .......................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/10/2018
Tuần: 9 – Tiết: 18
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (2 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
	- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
	- Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác,
2. Kỹ năng: 
	- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học, điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra.
	- Viết được PTHH bằng chữ để biểu diễn PƯHH.
	- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
	- Hóa chất: Dd HCl loãng, viên kẽm.
	- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm ....
	- Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và Cl2.
2. Học sinh: Tìm hiểu kỹ trước nội dung bài học.
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	Thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học? Cho ví dụ.
3. Nội dung bài mới: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Thế nào là phản ứng hóa học? (8 phút)
- GV cho HS đọc Sgk.
- Phản ứng hóa học là gì? 
- Trong phản ứn hóa học chất ban đầu, chất mới sinh ra được gọi là gì? 
- GV cho VD về phản ứng hóa học. Cho HS nhận xét đâu là chất phản ứng và đâu là sản phẩm.
* XS: Cho HS nhắc lại thế nào là phản ứng hóa học?
- 1, 2 HS đọc Sgk "Quá trình .... sản phẩm" 
- HS trả lời: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) chất mới sinh ra gọi là sản phẩm (chất tạo thành)
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại khái niệm phản ứng hóa học.
1. Định nghĩa: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) chất mới sinh ra gọi là sản phẩm (chất tạo thành)
- Ví dụ: (Sgk)
- Chý ý: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
HĐ2: Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hóa học? (12 phút)
- GV cho HS đọc Sgk.
- GV giải thích: "PƯ giữa các phân tử thể hiện PƯ giữa các chất" là: PƯ xảy ra với từng phân tử (chỉ vào sơ đồ H25 sgk. Mỗi PƯ giữa 3 phân tử H2 và 1 phân tử O2 tượng trung hay biểu thị chung cho PƯHH giữa khí H2 và O2.
- Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ PƯ và trả lời các câu hỏi trong Sgk? 
- GV nhận xét, bổ sung → Kết luận.
- HS đọc đoạn "Trong bài ... các chất"
- HS theo dõi.
- HS quan sát.
- Thảo luận nhóm 5' 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến → Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Diễn biến của phản ứng hóa học
- Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
- Chú ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
HĐ3: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? (10 phút)
- GV diễn giải + đàm thoại với HS với thí nghiệm 1, 2 Sgk bài 12.
- Muốn tạo thành Sắt (II) sunfua thì S và Fe phải như thế nào với nhau? 
- Muốn từ đường tạo thành than và hơi nước chúng ta phải làm gì? 
- GV biểu diễn thí nghiệm kẽm tác dụng với HCl.
- Vậy PƯHH chỉ xảy ra khi nào? 
- HS quan sát lại thí nghiệm 1, 2 Sgk bài 12.
- Fe và S phải tiếp xúc với nhau, cần phải đun nóng.
- Đun nóng.
- HS theo dõi
- HS trả lời.
3. Phản ứng hóa học xảy ra khi:
Khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp chất xúc tác ....
4. Củng cố: (5 phút)
	- PƯHH là gì? Diễn biến của PƯHH. Khi nào PƯHH xảy ra?
	- Làm bài tập 3/50.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
	- Học bài, làm bài tập 4/50 (Sgk)
	- Tìm hiểu trước phần IV (Sgk).
	(Những dấu hiệu nào chứng tỏ PƯHH đã xảy ra)
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV: ......................................................................................................................................................................................
HS: .......................................................................................................................................................................................
Châu Thới, ngày 06 tháng 10 năm 2018
DUYỆT TUẦN 9:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc