Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein tạo nên.
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật . . . rút ra nhận xét về tính chất.
- Phân biệt protein (len, lông cừu, tơ tằm) với chất khác (nilon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử.
3. Thái độ: Ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ.
- Lòng trắng trứng (gà, vịt), cồn 96o, nước, tóc . . .
- Cốc thủy tinh, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm . . .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 28/ 3/ 2018 Tuần: 34 – Tiết: 67 Bài 53: PROTEIN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein tạo nên. - Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật . . . rút ra nhận xét về tính chất. - Phân biệt protein (len, lông cừu, tơ tằm) với chất khác (nilon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử. 3. Thái độ: Ý thức yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ. - Lòng trắng trứng (gà, vịt), cồn 96o, nước, tóc . . . - Cốc thủy tinh, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm . . . III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ. Viết PTHH minh họa. - Sửa bài tập 4/158: (- C6H10O5 -)n + nH2O nC6H12O6 162. n tấn 180. n tấn Vì hiệu suất chỉ đạt 80% nên lượng glucozơ thu được là: (tấn) PTHH của phản ứng tạo ra rượu etylic: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2 CO2 Vì hiệu suất chỉ đạt 75% nên khối lượng rượu tạo ra là: (tấn) Hay = 0,341 (tấn) rượu etylic. 3. Nội dung bài mới: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Tìm hiểu trạng thái của protein? (5 phút) - Cho HS quan sát một số loại thức ăn → Protein có ở đâu? Loại thực phẩm nào chứa nhiều, ít hoặc không chứa protein? - HS quan sát. - Protein có nhiều ở thịt, cá, . . . I. Trạng thái tự nhiên HĐ2: Tìm hiểu thành phần và cấu tạo phân tử? (5 phút) - Phân tử protein gồm những nguyên tố nào? - Phân tử protein có khối lượng phân tử là bao nhiêu? - Phân tử protein được cấu tạo như thế nào? - Protein có phân tử khối rất lớn (từ vài vạn đến vài triệu đ.v.C) - HS trả lời. II. Thành phần và cấu tạo phân tử 1. Thành phần: Gồm: C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại. 2. Cấu tạo phân tử: - Protein có phân tử khối rất lớn (từ vài vạn đến vài triệu đ.v.C) - Cấu tạo rất phức tạp. - Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “mắt xích” trong phân tử protein. HĐ3: Tìm hiểu tính chất của protein? (15 phút) - Ở người và động vật khi đưa protein vào thì được biến đổi như thế nào? - GV đưa ra phản ứng thủy phân protein nhờ xúc tác của men hoặc axit. - GV hướng dẫn làm thí nghiệm. - Có hiện tượng gì xảy ra? - Từ đó có kết luận gì? - GV hướng dẫn làm thí nghiệm. - Có hiện tượng gì xảy ra? - Từ đó có kết luận gì? * XS: Cho HS nhắc lại TCHH của protein. - protein axit amin. - HS theo dõi. - HS theo dõi và làm TNo theo nhóm. - Cháy có mùi khét. - HS trả lời. - HS theo dõi và làm TNo theo nhóm. - Có hiện tượng đông tụ - HS trả lời. - 1, 2 HS nhắc lại TCHH của protein. III. Tính chất 1. Phản ứng thủy phân: - protein + H2O Hỗn hợp amino axit. - protein amino axit. 2. Sự phân hủy bởi nhiệt: - Thí nghiệm: - Kết luận: 3. Sự đông tụ: - Thí nghiệm: - Kết luận: HĐ4: Tìm hiểu ứng dụng của protein? (5 phút) - Protein có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? - Làm thức ăn, nguyên liệu cho công nghiệp dệt, da, mỹ nghệ . . . IV. Ứng dụng: (SGK) 4. Củng cố: (4 phút) - Tính chất hóa học của protein. Viết PTHH. - Làm bài tập 1, 2, 3/160 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài, làm bài tập 4/160 - Chuẩn bị trước bài 54 : + Tìm hiểu khái niệm về polime. + Tìm hiểu ứng dụng của polime IV. RÚT KINH NGHIỆM. GV :.HS : . Ngày soạn: 28/ 3/ 2018 Tuần: 34 – Tiết: 68 Bài 54: POLIME I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Biết được: - Định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp). - Tính chất chung của polime. - Khái niệm về chất dẻo, cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống, sản xuất. 2. Kĩ năng: - Viết được PT trùng hợp tạo thành PE, PVC, . . . từ các monome. - Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, sợi, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả. - Phân biệt một số vật liệu polime. - Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp. 3. Thái độ: - Ý thức yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ. - Tranh ảnh các sản phẩm chế tạo từ polime. - Mẫu vật. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Tính chất hóa học của protein. - Sửa bài tập 4/160 a. + Về thành phần nguyên tố: - Giống nhau: Đều chứa C; H; O. - Khác nhau: Trong phân tử amino axit ngoài 3 nguyên tố trên còn có nitơ + Về cấu tạo phân tử: - Giống nhau: Đều có nhóm - COOH - Khác nhau: Axit amino axit còn có chứa nhóm - NH2. b. PTHH giữa hai amino axit: H2N – CH2 – COOH + H2N – CH2 – COOH H2N – CH2 – COOH - HN – CH2 – COOH + H2O 3. Nội dung bài mới: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về polime? (25 phút) - Y/c HS viết công thức phân tử của tinh bột, xelulozơ, polietylen? - Cho HS nhận xét đặc điểm chung về kích thước phân tử, khố lượng phân tử? - GV nhận xét và đưa ra khái niệm. - Đưa ra một số polime: Tơ tằm, tinh bột, cao su, PE, PVC. Yêu cầu HS phân biệt polime theo nguồn gốc. - Polime có cấu tạo như thế nào? - GV đưa ra VD cụ thể như Sgk. - Polime có tính chất vật lí gì? * XS: Cho HS nhắc lại khái niệm polime. - Tinh bột, xenlulozơ: (- C6H10O5 - )n - Polietylen: (- CH2- CH2-)n - Kích thước và phân tử khối rất lớn. - HS đọc lại định nghĩa (sgk) - Tự nhiên: Tơ tằm, tinh bột, cao su - Nhân tạo: PE, PVC. - Cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau. - HS theo dõi. - Tính chất: Các polime thường là chất rắn, không bay hơi. Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. - 1, 2 HS nhắc lại khái niệm polime. I. Khái niệm về polime 1. Định nghĩa: (sgk) - Dựa vào nguồn gốc người ta chia polime thành hai loại: + Polime tự nhiên: + Polime tổng hợp: 2. Cấu tạo và tính chất: - Cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau. - Tính chất: Các polime thường là chất rắn, không bay hơi. Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. HĐ2: Tìm hiểu ứng dụng của polime? (5 phút) - GV không dạy, hướng dẫn HS đọc thêm. - HS theo dõi. II. Ứng dụng 1. Chất dẻo: - Khái niệm: (Sgk) - Thành phần: Chủ yếu là polime và một số chất khác: chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia. - Ưu điểm: Nhẹ, bền, cách nhiệt, cách điện, dễ gia công . . . 2. Tơ: - Khái niệm: Tơ là là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi. - VD: Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, tơ nilon . . . - Dựa vào nguồn gốc và quá trình chế tạo, tơ được phân thành 2 loại; + Tơ thiên nhiên: Có sẵn trong tự nhiên (tơ tằm, sợi bông . . .) + Tơ hóa học: . Tơ nhân tạo: chế tạo từ các polime thiên nhiên (tơ visco, tơ axetat . . .) . Tơ tổng hợp: Chế tạo từ các chất đơn giản (tơ nilon – 6.6, tơ capton . . .0 3. Cao su: - Khái niệm: Cao su là polime thiên nhiên hay tổng hợp có tính đàn hồi. - Cao su được phân thành hai loại: + Cao su thiên nhiên: + Cao su tổng hợp: - Ưu điểm: Có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm không khí, chụi mài mòn. 4. Củng cố: (4 phút) - K/n polime, cấu tạo và tính chất của polime. - Chất dẻo, cao su, tơ là gì? - Làm bài tập 1, 2, 4/165 (Sgk) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài, làm bài tập 3, 5/165 (Sgk) - Chuẩn bị trước bài 55. IV. RÚT KINH NGHIỆM. GV :.HS :. Châu Thới, ngày 31 tháng 3 năm 2018 DUYỆT TUẦN 34:
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_34_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc