Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết được: 

           - Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan)

           - Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác là axit hoặc enzim.

           - Ứng dụng:  Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên lệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

2. Kĩ năng: 

           - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật . . . rút ra nhận xét về tính chất của C12H22O11.

           - Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ.

           - Viết các PTHH thực hiện chuyên hóa từ saccarozơ → glucozơ → an coletylic → axit axetic.

           - Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ, ancol etylic.

           - Tính phần trăm khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. 

II. CHUẨN BỊ.

           - Hóa chất: Đường saccarozơ, dd AgNO3, nước, dd NH3, dd H2SO4 . . .

           - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn . . .

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 26/ 3/ 2018
Tuần: 33 – Tiết: 65 
Bài 50- 51: GLUCOZƠ – SACCAROZƠ (T1)
Công thức phân tử: C12H22O11
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Biết được: 
	- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan)
	- Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác là axit hoặc enzim.
	- Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên lệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.
2. Kĩ năng: 
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật . . . rút ra nhận xét về tính chất của C12H22O11.
	- Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ.
	- Viết các PTHH thực hiện chuyên hóa từ saccarozơ → glucozơ → an coletylic → axit axetic.
	- Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ, ancol etylic.
	- Tính phần trăm khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ.
	- Hóa chất: Đường saccarozơ, dd AgNO3, nước, dd NH3, dd H2SO4 . . .
	- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn . . .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
	- Nêu tính chất hóa học của glucozơ. Viết PTHH minh họa.
	- Sửa bài tập 4/152.
3. Nội dung bài mới:
B. SACCAROZƠ (C12H22O11)
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Tìm hiểu trang thái thiên nhiên? (5 phút) 
Các loài thực vật nào dùng để sx đường? 
- Mía, thốt nốt, . . .
I. Trạng thái thiên nhiên: 
HĐ2: Tìm hiểu tính chất vật lí của saccarozơ? (5/)
- Cho HS quan sát trạng thái, màu sắc của saccarozơ.
- Sau đó cho thêm nước vào lắc nhẹ → quan sát sự hòa tan. 
- Là chất kết tinh, không màu.
- Dễ tan trong nước.
II. Tính chất vật lí:
Là chất kết tinh, không màu. Dễ tan trong nước.
HĐ3: Tìm hiểu tính chất hóa học của saccarozơ? (15 phút)
- GV biểu diễn thí nghiệm 1 – Sgk.
- Có hiện tượng gì xảy ra? 
- GV biểu diễn thí nghiệm 2 – Sgk.
- Có hiện tượng gì xảy ra? 
- Từ đó có nhận xét gì? 
XS: Cho HS nhắc lại TCHH của saccarozo
- HS quan sát.
- Không có hiện tượng xảy ra.
- HS quan sát.
- Có kết tủa Ag.
- Nhận xét: Đã xảy ra phản ứng tráng gương. Đó là do đun nóng dd có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân tạo ra glucozơ và fuctozơ.
- 1, 2 HS nhắc lại TCHH của saccarozo
III. Tính chất hóa học:
- Thí nghiệm 1: (sgk)
Không có hiện tượng xảy ra, chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương.
- Thí nghiệm 2: (sgk)
+ Hiện tượng: Có xuất hiện kết tủa Ag.
+ Nhận xét: Đã xảy ra phản ứng tráng gương. Đó là do đun nóng dd có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân tạo ra glucozơ và fuctozơ.
+PTHH: C12H22O11
 C6H12O6 + C6H12O6 
(glucozơ) (fuctozơ)
- Phản ứng thủy phân saccarozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của enzim ở nhiệt độ thường.
HĐ3: Tìm hiểu ứng dụng của saccarozơ? (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh vẽ Sgk.
- Saccarozơ có những ứng dụng gì? 
- HS quan sát.
- Thức ăn cho người.
- Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
- Pha chế thuốc . . .
IV. Ứng dụng: 
- Thức ăn cho người.
- Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
- Pha chế thuốc . . .
4. Củng cố: (5 phút)
	- Tính chất hóa học của saccarozơ.
	- Làm bài tập 1; 2; 3/155(sgk)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Học bài, làm bài tập 4; 5; 6/155 (sgk)
	- Chuẩn bị trước bài 52.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:..
HS: 
Ngày soạn: 26/ 3/ 2018
Tuần: 33 – Tiết: 66 
Bài 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Biết được: 
	- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ.
	- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n.
	- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iot.
	- Ứng dụng của tinh bột trong đời sống và sản xuất.
	- Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
2. Kĩ năng: 
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật . . . rút ra nhận xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ.
	- Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
	- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ.
	- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ.
+ Thầy:
	- Tinh bột, bông, dd I2, . . .
	- Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, . . .
+ Trò: Tìm hiểu kĩ trước nội dung bài học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
	- Tính chất hóa học của saccarozơ. Viết PTHH.
	- Bài tập 6/155
	Gọi công thức chung của gluxit là: CnH2nOm.
PTHH của phản ứng cháy: CnH2nOm + nO2 nCO2 + mH2O
Theo PT ta có: Cứ 1mol gluxit bị đốt cháy tạo ra 44g CO2 và 18 m (g) H2O
Theo bài ra ta có: 
Vậy công thức phù hợp là: C12H22O11
3. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên? (5 phút)
- Gv đưa ra một số cây, hạt, quả? 
- GV kết luận.
- HS xác định loại nào chứa nhiều tinh bột, xenlulozơ.
I. Trạng thái tự nhiên:
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lí? (5 phút)
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm? 
- Quan sát hiện tượng xảy ra. 
- Tinh bột và xenlulozơ có T/c vật lí như thế nào? 
- HS quan sát và làm TNo theo nhóm.
- Tinh bột: Không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng.
- Xelulozơ: Không tan trong nước.
- HS trả lời.
II. Tính chất vật lí: 
HĐ3: Tìm hiểu cấu tạo, đặc điểm phân tử? (5/)
- GV viết công thức phân tử của 2 chất lên bảng → giải thích ý nghĩa của chỉ số n là các mắt xích trong phân tử?
- Cho HS nhận xét về thành phần phân tử, khối lượng phân tử của tinh bột và xenlulozơ? 
- HS theo dõi.
- HS nhận xét.
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử:
. . . - C6H10O5 - C6H10O5 - C6H10O5 - . . .
Viết gọn: (- C6H10O5 -)n
- Tinh bột: n = 1200 → 6000
- Xenlulozơ: n = 10.000 → 14.000
- Các phân tử tinh bột và xenlulozơ có khối lượng phân tử rất lớn và được tạo ra từ nhiều mắt xích: 
- C6H10O5 -
HĐ4: Tìm hiểu tính chất hóa học? (10/)
- GV thông báo.
- Cho HS nhắc lại quá trình biến đổi tinh bột trong cơ thể người? 
- Cho HS làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét.
XS: Cho HS nhắc lại TCHH của tinh bột và xenlulozo
- HS theo dõi.
Tinh bột Mantoglucozơ
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
Hồ tinh bột dd màu xanh dd màu xanh biến mất dd màu xanh
- 1, 2 HS nhắc lại TCHH của tinh bột và xenlulozo
IV. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thủy phân:
- Khi đun nóng trong môi trường axit loãng thì tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ
(- C6H10O5 -)n + nH2O nC6H12O6
- Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của enzim tinh bột và xenlulozơ cũng bị biến đổi thành glucozơ
2. Tác dụng của tinh bột với iot.
Hồ tinh bột dd màu xanh dd màu xanh biến mất dd màu xanh 
HĐ5: Tìm hiểu ứng dụng? (5 phút)
- Tinh bột và xenlulozơ được hình thành như thế nào? 
- Dựa vào sơ đồ SGK cho biết ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ?
- Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
- HS trả lời.
V. Ứng dụng:
4. Củng cố: ( 5 phút) 
	- Tính chất HH của tinh bột và xenlulozơ. Viết PTHH minh họa.
	- Làm bài tập 1; 2; 3/158
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Học bài, làm bài tập 4/158
	- Chuẩn bị trước bài 53
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
GV:..
HS:
Châu Thới, ngày 31 tháng 3 năm 2018
DUYỆT TUẦN 33:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_33_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc