Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Mối liên hệ giữa hidrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etilic, axit axetic và etylaxetat
- Kĩ năng : Viết phương trình hóa học theo sơ đồ và làm bài tập
- Thái độ: Giáo dục HS lòng yệu thích bộ môn
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng CTHH
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán: giải bài tập về mối liên quan
II. Chuẩn bị :
- Thầy: Bảng phụ . Sơ đồ phóng to trang 144
- Trò: xem bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Viết CTCT của axit axetic và làm BT 5 sgk?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 06 /3/2019 Tiết: 57; Tuần : 30 BÀI 46: MỐI QUAN HỆ GIỮA ETYLEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC I. Mục tiêu 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: Mối liên hệ giữa hidrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etilic, axit axetic và etylaxetat - Kĩ năng : Viết phương trình hóa học theo sơ đồ và làm bài tập - Thái độ: Giáo dục HS lòng yệu thích bộ môn 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: viết và đọc đúng CTHH - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tính toán: giải bài tập về mối liên quan II. Chuẩn bị : - Thầy: Bảng phụ . Sơ đồ phóng to trang 144 - Trò: xem bài ở nhà III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) Viết CTCT của axit axetic và làm BT 5 sgk? 3. Bài mới: 33p * Giới thiệu bài:GV đặt vấn đề các em đã học hiđrocacbon , rượu, axit. Vậy các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển đổi cho nhau được không? Hôm nay các em sẽ được nghiên cứu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động :(15p) * Mục đích: Cho học sinh biết được các hợp chất này liên hệ với nhau như thế nào? * Nội dung: Treo bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ à Yêu cầu HS thảo luận -> Hoàn thành * Kết luận: Học sinh viết được phương trình hoá học theo sơ đồ. Thảo luận -> Viết phương trình I) Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic nước oxi Etylen rượu etylic Men giấm axit rượu etylic axetic etyl axetat H2SO4đ,t0c * C2H4 + H2O axit C2H5OH * 2 C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + 2H2O O *CH3- C - OH + HO- CH2 – CH3 H2SO4 đ to O CH3 C O – CH2– CH3+ H2O (etylaxetac) - este Hoạt động 2: (18p) * Mục đích: Rèn kĩ năng viết phương trình * Nội dung: Từ sơ đồ, liên hệ HS làm bài tập 1 Hướng dẫn (HS- Y) yêu cầu HS đọc nội dung BT 2/144 Yêu cầu Hs thảo luận -> Nhận xét, hoàn chỉnh bài tập GV yêu cầu HS đọc nội dung BT 3/144 - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung BT - C tác dụng được với Na và Na2CO3 vậy C là chất nào ? - A tác dụng được với Na vậy A là chất nào ? và à chất B - Từ CTPT của các chất GV yêu cầu HS tìm CTCT Hướng dẫn Hs thảo luận làm bài tập 5. tr 144 Tóm tắt: - 22,4 lít khí etylen (đktc) - Tác dụng với nước có axit sunfuaric - Thu được 13,8 gam rượu etylic - Tính hiệu suất? (HS- K- G) Trả lời Thảo luận làm bài tập HS tóm tắt(A và C t/d đươc với Na, B ít tan trong nước, C t/d với Na2CO3 ) -HS trả lời (C là C2H4O2) Thảo luận làm bài tập II. Bài tập Bài 1. tr 144 a. C2H4 (A) ; C2H5OH (B) CH3COOH C2H4 + H2O axit C2H5OH C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O b. C2H4Br2 (D) - CH2 - CH2- CH2- CH2 - (E) Bài 2. tr 144 a. Dùng quỳ tím - Axit axetic đổi màu đỏ - Rượu etylic thì không đổi màu quỳ tím b. Dùng NaOH : (có phenolphtalein nhỏ vào từng ) Axit : Màu hồng mất Rượu : Màu hồng còn Bài 3. tr 144 - Chất C tác dụng được với Na và Na2CO3 vậy C là axit, trong phân tử có nhóm – COOH. C là CH3COOH (C2H4O2) - Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O). - Chất B ít tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4 Bài 5. tr 144 nC2H4 = 22,4 / 22,4 = 1 (mol) PTPƯ của etylen với nước H2SO4 loãng C2H4 + H2O C2H5OH 1mol 1mol Theo lí thuyết, khối lượng rượu etylic thu được: m = 1 x 46 = 46 g H % = 13,8 / 46 x 100 = 30 % 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p - Mục đích: Củng cố lại các dạng bài tập - Nội dung: Hướng dẫn hs làm bài tập 4/ 144 - Đốt cháy A thu được CO2 và H2O, Vậy A chứa C, H, có thể có O mC =x 12 = 12g mH = x 2 = 3g mO = 23 – 12 – 3 = 8g - Trong A có 3 ngtố C,H,O và có công thức CxHYOZ - MA = 23 x 2 = 46 - Cứ 23g A có 12g C Vậy 46g A có 12xg C à = à x = 2. - Tương tự ta có y = 6, Z = 1 - Vậy công thức của A là C2H6O Hoàn thành bài tập còn lại, xem trước bài: Chất béo - Kết luận: Viết được các PTHH thực hiện chuyển hoá trong sơ đồ phản ứng IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 1p - Kiểm tra: theo từng nội dung - Đánh giá giờ học: . . V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 07/3/2019 Tiết : 57 đến 58; Tuần 30 BÀI 47: CHẤT BÉO I. Mục tiêu 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: + Khái niệm chất béo, trạng thái tự nhiên,công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo. + Tính chất vật lí: trạng thái, tín tan + Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) + Ứng dụng: là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp - Kĩ năng : + Quan sát thí nghiệm , hình ảnh và rút ra nhận xét về công thức đơn giản, thành phần phân tử và tính chất. + Viết được phương trình phản ứng thủy phân của etyl axetat trong môi trường axit và môi trường kiềm + Phân biệt chất béo (dầu ăn, mở ăn) với hidrocacbon (dầu, mở công nghiệp). + Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu xuất phản ứng - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc và viết đúng công thức của glixerol, axit béo - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống: biết được mặt có lợi và không có lợi của chất béo - Năng lực thực hành: thí nghiêm độ tan của chất béo II. Chuẩn bị : - Thầy: Tranh vẽ một số loại thức ăn; Hóa chất: dầu ăn, benzen, nước, ống nghiệm - Trò:Xem trước nội dung bài học III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: 35p Chất béo là một thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Vậy chất béo là gì? Thành phần và tính chất của nó như thế nào? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu chất béo có ở đâu: (5p) * Mục đích: Tìm hiểu nguồn chất béo. * Nội dung: Y/c hs đọc thông tin sgk GV cho HS xem tranh ảnh hoặc mẫu vật (HS có thể trưng bày tranh ảnh hoặc mẫu vật đã chuẩn bị trước) và yêu cầu HS kể ra nguồn chất béo (cây, con) - Kể tên một số loại quả, hạt có chất béo. Mỡ ăn, dầu thực vật là chất béo. Vậy chất béo có ở đâu? (HS –Y) Bổ sung thông tin SGK. Giới thiệu một số sản phẩm chứa chất béo * Kết luận: Nguồn chất béo có trong thiên nhiên - Đọc thông tin - Xem tranh hoặc quan sát vật mẫu Theo dõi - Mỡ ăn, dầu thực vật là chất béo. - Có nguồn gốc từ thực vật, động vật I. Chất béo có ở đâu? Chất béo là thành phần chính của mỡ, dầu ăncó trong cơ thể động vật và thực vật. - Vd: dừa, lạc, vừng Hoạt động 2: Tìm hiểu chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào?(5p) * Mục đích: Nhận xét tính chất vật lí của chất béo. * Nội dung: - Tiến hành thí nghiệm: Cho vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen lắc nhẹ. -Y/c hs quan sát nhận xét. Biểu diễn thí nghiệm * Kết luận: Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hoả, Quan sát thí nghiệm Nhận xét II. Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào? - Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước. - Tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa.... Hoạt động 3: Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào? (5p) * Mục đích: Cho học sinh tìm hiểu về thành phần và cấu tạo của chất béo là gì * Nội dung: Khi đun chất béo với nước ở nhiệt độ và áp suất cao, người ta thu được glixerol và axit béo. Phân tử glixerol có 3 nhóm – OH, có CTCT là: CH2 – CH – CH2 OH OH OH viết gọn là: C3H5(OH)3 Và axit béo là axit hữu cơ có CT chung là RCOOH CT chung của chất béo là: (RCOO)3C3H5 => Chất béo là gì? * Kết luận: Chất béo là hỗn hợp nhều este của glixerol với các axit béo và có công thức dạng chung là (RCOO)3C3H5 Dự đoán sản phẩm: (R-COO)3 C3H5 -> este Trả lời - Chất béo là hỗn hợp nhều este của glixerol với các axit béo và có công thức dạng chung là (RCOO)3C3H5 III. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào? * Thành phần chất béo: - Glyxerol: C3H5(OH)3 - Axit béo: R- COOH * Cấu tạo: Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo. Công thức chung: (R-COO)3C3H5 Hoạt động 4: Chất béo có những tính chất hóa học quan trọng nào?(14p) * Mục đích: * Nội dung: Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào? - Giới thiệu phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit và môi trường kiềm. - Giới thiệu: Hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá. * Kết luận: Phản ứng thủy phân (trong môi trường axit) * Phản ứng xà phòng hóa: ( Thủy phân trong môi trường kiềm) Dưới dạng các axit Nghe và ghi nhận IV. Chất béo có những tính chất hóa học quan trọng nào? * Phản ứng thủy phân: (trong môi trường axit) (R-COO)3C3H5 + 3H2O to axit C3H5 (OH)3 + 3RCOOH gryxerol axit béo * Phản ứng xà phòng hóa: ( Thủy phân trong môi trường kiềm) (R-COO)3C3H5 + 3NaOH t0 C3H5 (OH)3 + 3R- COONa Hoạt động 5: Chất béo có ứng dụng gì?(6p) * Mục đích: tìm hiểu ứng dụng và cách bảo quản chất béo * Nội dung: - Nếu sử dụng chất béo không đúng sẽ gây nên các bệnh: béo phì, tim mạch, - Chất béo có vai trò gì đối với cơ thể người và động vật? - Nêu cách bảo quản chất béo? (HS K-G) * Kết luận: - Cung cấp năng lượng cho cơ thể - Là nguyên liệu điều chế glyxerol và axit béo * Bảo quản chất béo ở nhiệt độ thấp hoặc cho vào chất béo một ít chất chống oxi hoá, hay đun nóng chất béo (mỡ) với một ít muối ăn. Đọc thông tin -> Trả lời Trả lời (SGK) V. Chất béo có ứng dụng gì? * Ứng dụng: - Cung cấp năng lượng cho cơ thể - Là nguyên liệu điều chế glyxerol và axit béo * Bảo quản chất béo ở nhiệt độ thấp hoặc cho vào chất béo một ít chất chống oxi hoá, hay đun nóng chất béo (mỡ) với một ít muối ăn. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p - Mục đích: Tìm hiểu về chất béo - Nội dung: Tóm tắt nội dung bài học, lưu ý HS viết PTHH, công thức cấu tạo - Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 147 Tóm tắt: 8,58kg chất béo+ 1,2 kg NaOH à0,368kg glyxerol + m Kg hỗn hợp - Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng à Tìm m muối Giải: a)Theo định luật bảo toàn khối lượng m chất béo + m NaOH à m glyxerol + m muối => m muối = (m chất béo + m NaOH) - m glyxerol = (8,58 + 1,2) – 0,368 = 0,412 kg b) Khối lượng xà phòng thu được là X kg. Khi đó: 9,412 x 100% = 60% X => X = 9,412 x 100 = 15,69 kg 60 Hướng dẫn hs về nhà hoàn thành bài tập, xem trước bài thực hành - Kết luận: Học sinh hiểu được chất béo và thành phần của chất béo IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 3p - Kiểm tra: Chất béo có ở đâu? Chất béo có tính chất hoá học gì? ứng dụ của chất béo? - Đánh giá giờ học: . . V. Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt tuần 30: Ngày: / / 2019 Lê Thị Thoa
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc