Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được những tính chất chung của axit: t/d với quỳ tím, với bazơ, với oxit bazơ và kim loại.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra t/c hoá học của axit nói chung
- Biết giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học
- Rèn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
GV: - Hoá chất: dd H2SO4 (l) hoặc ddHCl; ddCuSO4, dd NaOH, Zn (hoặc Al), CuO; quỳ tím
- Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp gỗ , ống hút, muỗng thủy tinh, đũa thủy tinh . . .
HS : Ôn lại định nghĩa axit
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS: Viết PTHH : 1, 2, 3, 4 của bài tập 1(tr 11)
GV: Hướng dẫn giải bài tập 6
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 22/8/2018 Tuần: 03 – Tiết: 05 Bài 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được những tính chất chung của axit: t/d với quỳ tím, với bazơ, với oxit bazơ và kim loại. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm và rút ra t/c hoá học của axit nói chung - Biết giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học - Rèn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong giờ học II. CHUẨN BỊ GV: - Hoá chất: dd H2SO4 (l) hoặc ddHCl; ddCuSO4, dd NaOH, Zn (hoặc Al), CuO; quỳ tím - Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp gỗ , ống hút, muỗng thủy tinh, đũa thủy tinh . . . HS : Ôn lại định nghĩa axit III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) HS: Viết PTHH : 1, 2, 3, 4 của bài tập 1(tr 11) GV: Hướng dẫn giải bài tập 6 3. Nội dung bài mới: - GV gọi HS nhắc lại công thức chung của axit ( HnA) - Giới thiệu bài như SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: Tìm hiểu TCHH của axit? (24 phút) - GV làm TN: Bỏ quỳ tím vào dd axit - Quan sát hiện tượng xảy ra → K.luận - GV làm TN: H2SO4 + Al → ? HCl + Mg → ? - Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra → K.l - Cho 2 HS lên bảng viết PTHH của phản ứng xảy ra? GV trình bày TN như Sgk - Có hiên tượng gì xảy ra → K.luận - Ngoài ra nếu còn thời gian thì cho HS theo TN: Axit tác dụng với bazơ tan - GV làm TN: HCl + CuO → ? - Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra → K.l - Cho HS lên bảng viết PTHH của phản ứng xảy ra? *NC: Cho HS lên bảng viết PTHH khác thể hiện TCHH của axit - HS theo dõi - HT: Quỳ tím → đỏ - Dd axit làm quỳ tím hóa đỏ - HS theo dõi - Kim loại bị hòa tan, có bọt khí thoát ra. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 - HS theo dõi - Cu(OH)2 bị hòa tan → dd có màu xanh lam - Hs theo dõi - Dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam, CuO từ từ bị hòa tan. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O - HS lên bảng viết PTHH khác thể hiện TCHH của axit 1. Tính chất hoá học của axit a. Axit làm đổi màu chỉ thị màu: Axit làm quỳ tím hoá đỏ b. Axit tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe . . .) → Muối và giải phóng H2 Ví dụ: 2HCl + Mg → MgCl2 + H2 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 * Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 c. Tác dụng với bazơ → Muối và nước Ví dụ: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + H2O HCl + NaOH → NaCl + H2O - Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa d. Tác dụng với oxit bazơ → Muối và nước Ví dụ: 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O * Ngoài ra axit cò tác dụng với muối (học sau) HĐ2: Tìm hiểu độ mạnh, yếu của axit? (5 phút) GV thông báo các axit mạnh và axit yếu. - Hs theo dõi 2. Axit mạnh và axit yếu: Dựa vào TCHH, axit được chia thành hai loại: - Axit mạnh như: H2SO4, HCl, HNO3 . . . - Axit yếu như: H2S, H2CO3 . . 4. Củng cố: (5 phút) * Bài tập: Trả lời các câu hỏi sau: Những chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuaric loãng: A. Al, B. HCl, C. CO2 D. Cu 2. Để nhận biết các dung dịch không dán nhãn là H2SO4 và NaCl người ta dùng chất nào sau đây: A. Phenolphtalein B. dd Na2SO4 C. Dung dịch HCl D. Quỳ tím * Hướng dẫn HS làm bài tập: (2) Hướng dẫn: A, Mg + HCl B, CuO + HCl C, Fe(OH)3 (hoặc Fe2O3) + HCl D, Al2O3 + HCl (4) Hướng dẫn: a) Cho hỗn hợp hai kim loại (Cu, Fe) vào dung dịch HCl khuấy đều đến khi còn chất không tan. Lọc lấy chất không tan cân ta có khối lượng đồng. Giả sử được 6g. Suy ra trong hỗn hợp có 60% đồng và 40% Fe Fe + 2HCl -> FeCl2 (tan) + H2 b) Dùng nam châm hút bột sắt đến khi chỉ còn bột màu đỏ Cu, cân tìm được khối lượng của mỗi chất. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học thuộc tính chất hoá học axit - Làm bài tập 1,3 SGK - Chuẩn bị trước bài 4: + Tìm hiểu TCVL, TCHH của axit sunfuric. + IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:................................................................................................................................. HS:................................................................................................................................... Ngày soạn: 22/8/2018 Tuần: 03 – Tiết: 06 Bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết phương trình, vận dụng lí thuyết làm bài tập. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về TCHH của axit HCl, H2SO4 loãng. - Nhận biết được dd HCl và dd muối clorua. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong giờ học II. CHUẨN BỊ - GV: dd HCl, H2SO4 (l), Al, quỳ tím, CuO, Cu(OH)2 .. . ; Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, muỗng thủy tinh . . . - HS: Tìm hiểu kĩ nội dung bài học II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Trình bày TCHH của axit, viết PTHH minh họa. - Sửa bài tập 4/ 14 (sgk) 3. Nội dung bài mới: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Tìm hiểu về axit HCl? (5 phút) - GV hướng dẫn HS tự đọc lại TCHH chung của axit. - HS tự đọc lại A. AXIT CLOHĐRIC: HCl 1. Tính chất vật lí: 2. Tính chất hóa học 3. Ứng dụng: HĐ2: Tìm hiểu về TCVL và TCHH của axit H2SO4 loãng? (15 phút) Axit H2SO4 gồm có hai loại là H2SO4 đặc và H2SO4 loãng. Gv cho học sinh quan sát 2 lọ chứa dd H2SO4 loãng và đặc, học sinh quan sát, NX về tính chất vật lý. Gv hướng dẫn học sinh cách pha loãng dd H2SO4 đặc (rót từ từ H2SO4 đặc vào nước, không làm ngược lại) Gv giới thiệu H2SO4 loãng là một axit mạnh nó thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh, tương tự như HCl. Gv yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận viết các ptpư thể hiện tính chất hóa học của H2SO4 loãng. Gọi một đại diện nhóm hoàn thiện bài làm trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. * NC: Cho HS viết các PTHH khác thể hiện TCHH của axit sunfuric. * XS: Cho HS nhắc lại TCHH của axit sunfuric. - HS quan sát - Là chất lỏng, sánh, không màu, năng gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước. - HS theo dõi - Tác dụng với chất chỉ thị màu - Tác dụng với oxít bazơ - Tác dụng với bazơ - Tác dụng với kim loại Nhận xét - HS viết các PTHH khác thể hiện TCHH của axit sunfuric. - HS nhắc lại TCHH của axit sunfuric. B. AXIT SUNFURIC: H2SO4 I. Tính chất vật lý: là chất lỏng, sánh, không màu, năng gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước. II. Tính chất hóa học: 1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của một axit mạnh: - Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. - Tác dụng với nhiều KL: VD: H2SO4 + Zn à ZnSO4 + H2. - Tác dụng với oxit bazơ: VD: H2SO4 + CuO à CuSO4 + H2O - Tác dụng với bazơ: VD: H2SO4 + Cu(OH)2 à CuSO4 + H2O - Tác dụng với muối: (Học sau) HĐ1: Axit sunFuric đặc có những TCHH nào riêng? (10 phút) GV: Làm Thí nghịêm: - Ống 1: H2SO4 (l) + Cu - Ống 2: H2SO4 (đ) + Cu -> đun cả 2 ống , rút kết luận GV: Ngoài Cu, H2SO4(đ) còn t/d nhiều k.loại khác (Cho hóa trị cao nhất) -> muối sunfat, không giải phóng hiđro. - Cho HS lên bảng lấy ví dụ khác và viết PTHH. GV: biểu diễn TN, giải thích, viết p.trình HS: Theo dõi , viết phương trình HS lên bảng viết: 6H2SO4(đ) + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O HS: Mô tả hiện tượng 2. Axit sunfuaric đặc có những tính chất hoá học riêng: a) Tác dụng với kim loại: H2SO4 (đ) + Cu t CuSO4 + SO2 + H2O => H2SO4 (đ) + nhiều k.loại → muối sunfat + không giải phóng H2 b)Tính háo nước: C12H22O11 11H2O + 12C 4. Củng cố: (5 phút) - TCHH của HCl; H2SO4 (l); H2SO4 (đ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Học bài, làm các bài tập 1; 3; 6/19 vào vở. - Xem tiếp phần còn lại của bài, tìm hiểu: + Tìm hiểu ứng dụng của H2SO4? + Tìm hiểu phương pháp sx axit sunfuric? + Phương pháp nhận biết a. H2SO4 và muối sunfat? IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:................................................................................................................................. HS:................................................................................................................................... Châu Thới, ngày 25 tháng 8 năm 2018 DUYỆT TUẦN 03:
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc