Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu :

1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

  - Kiến thức: Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu; phương pháp khai thác và sử dụng chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

 - Ứng dụng: Dầu mỏ, khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp

 - Cần biết thêm dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam

 - Kĩ năng : Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên

 - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

   Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Mẫu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ

 - Học sinh: Xem nội dung bài học 

doc 6 trang Khánh Hội 17/05/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn : 10/ 02/2019	
Tiết :	49 đến 50; Tuần : 26
Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu :
1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu; phương pháp khai thác và sử dụng chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
 - Ứng dụng: Dầu mỏ, khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp
 - Cần biết thêm dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
 - Kĩ năng : Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên
 - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Mẫu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ
 - Học sinh: Xem nội dung bài học 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Viết công thức cấu tạo phân tử benzen? 
- Nêu tính chất vật lí và tính chất hóa học của benzen?
 3. Bài mới: 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của dầu mỏ. 15p 
* Mục đích: Cho học sinh tìm hiểu khí thiên nhiên và dầu mỏ có tính chất vật lí, thành phần, trạng thái tự nhiên.
* Nội dung: Cho HS quan sát mẫu dầu mỏ về trạng thái, màu sắc?
- Cho dầu mỏ vào nước?
=> Rút kết luận chung.
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK phần 2 trang 126 trả lời câu hỏi
- Dầu mỏ có ở đâu? (HS- Y)
- Cấu tạo dầu mỏ?
- Cách khai thác?
* Kết luận: Học sinh biết được dầu mỏ có ở đâu, cấu tạo của dầu mỏ và cách khai thác dầu mỏ.
Trả lời
- Chất lỏng sánh, màu đen
- Không tan trong nước, nhẹ hơn nước
Thảo luận (3p)
Trả lời câu hỏi
I. Dầu mỏ:
1. Tính chất vật lí:
- Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen.
- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
2. Trạng thái thiên nhiên, thành phần của dầu mỏ
- Dầu mỏ ở trong lòng đất
- Cấu tạo: có 3 lớp
 + Lớp khí
 + Lớp dầu lỏng
 + Lớp nước mặn
- Cách khai thác: khoan xuống lớp dầu lỏng dầu tự phun lên, người ta bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm chế biến từ dầu 7p
* Mục đích: Tìm hiểu những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ
* Nội dung: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK phần 3 trang 126 
yêu cầu HS quan sát H4.16 SGK, trả lời 
- Tại sao phải chế biến dầu mỏ?
- Người ta chế biến dầu mỏ như thế nào? (HS K-G)
Bổ sung: Người ta crăckinh dầu mỏ để thu được lượng xăng lớn hơn.
* Kết luận: Học sinh biết được các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
 Thảo luận
- Dầu mỏ thô chưa sử dụng được => phải chế biến
- Chưng cất , crăckinh
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: 
Dùng phương pháp chưng cất
- Xăng
- Dầu mỏ
- Sản phẩm khác crăckinh
 ( Dầu nặng)
 Hoạt đông 3: Tìm hiểu khí thiên nhiên. 5p
* Mục đích: Tìm hiểu khí thiên nhiên có ở đâu
* Nội dung:
Ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng là một hidrocacbon quan trọng.
- Khí thiên nhiên có ở đâu?
- Thành phần chủ yếu trong khí thiên nhiên?
- Ứng dụng?
* Kết luận: Học sinh biết được thành phần của khí thiên nhiên.
Trả lời
- Trong lòng đất
- Mê tan
II. Khí thiên nhiên
- Thành phần chủ yếu: là metan
- Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống, công nghiệp
 Hoạt động 4: Tìm hiểu dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam. 5p
* Mục đích : Giúp học sinh biết được dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam có ở đâu.
* Nội dung : Các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam?
- Vị trí?
- Trữ lượng khai thác?(3- 4 tỉ tấn)
- Chất lượng: lưu huỳnh thấp, parapin nhiều.
- Triển vọng công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu ở Việt Nam?
GDMT: Tiết kiệm năng lượng. Lưu ý trong việc khai thác các mỏ khí trong việc vận chuyển tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
* Kết luận : Học sinh biết được dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong sống và trong công nghiệp.
 Đọc thông tin SGK -> trả lời
- Thềm lục địa phía Nam
- 2002: Khai thác 19,362 triệu tấn dầu quy đổi -> tăng liên tục
- Phát triển kinh tế đất nước, nhà máy khí điện đạm (Cà Mau) 
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
SGK
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Cho học sinh biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
 - Nội dung: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập: 1,2 sgk/ 129; Học bài, làm bài tập 3,4 SGK/ 129; Xem trước bài 50: Nhiên Liệu
 - Kết luận: Học sinh biết được dầu mỏ và khí thiên nhiên
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 3p
Kiểm tra: Nêu tính chất vật lí của dầu mỏ, dầu mỏ có ở đâu.
Đánh giá giờ học: 
.
. 
V. Rút kinh nghiệm: .
. 
Ngày soạn: 11/02/2019
Tiết 50; Tuần 26	 
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Khái niệm nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến ( rắn, lỏng, khí). Ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.
 - Kỹ năng: + Biết được cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hàng ngày
 + Tính nhiệt lượng tỏa rakhi đốt cháy than, khí metan và thể tích khí cacbonic tạo thành.
 - Thái độ: Học sinh có ý thức học tốt
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
 + Tranh ảnh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
 + Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu.
 - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ?
 3. Bài mới. 31p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhiên liệu. 10p
* Mục đích: học sinh tìm hiểu về nhiên liệu
* Nội dung: Em hãy nêu một số ví dụ về nhiên liệu thường dùng trong đời sống?
+ Hãy đưa ra đặc điểm chung của các loại nhiên liệu này?
- Các chất trên cháy được và đều toả nhiệt và phát sáng người ta gọi đó là nhiên liệu.
+ Vậy nhiên liệu là gì?
(HS- Y)
+ Vậy khi dùng điện để thắp sáng và đun nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu không?(HS K-G)
* Kết luận: Học sinh biết được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- Lấy một số VD về các loại nhiên liệu thường dùng.
+ Đều cháy được, toả nhiệt và phát sáng.
- Ghi nhận.
- Nêu khái niệm về nhiên liệu.
Không vì điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng nó không phải là một loại nhiên liệu.
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được , khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
VD: Than, củi...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí. 11p
* Mục đích: Giúp học sinh biết được người ta có thể phân loại nhiên liệu thành mấy loại.
* Nội dung: 
+ Dựa vào trạng thái , em hãy phân loại các nhiên liệu? 
- Yêu cầu HS đọc mục II.1 SGK
+ Lấy một vài ví dụ về nhiên liệu rắn?
+ Dựa vào chương trình sinh học lớp 6 hãy trình bày quá trình hình thành than đá?
- Tranh H4.21 yêu cầu HS so sánh hàm lượng cacbon trong mỗi loại than?
Nêu ứng dụng của mỗi loại than?
+ Hãy lấy một vài ví dụ về nhiên liệu khí?
+ Nêu ứng dụng của các nhiên liệu khí này?
- GV treo tranh H4.22 yêu cầu HS rút ra nhận xét về năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu khí thông thường.
* Kết luận: Học sinh biết được nhiên liệu chia thành 3 loại: Rắn, lỏng, khí.
- Trả lời.
- Đọc mục II.1 SGK
- Than mỏ, gỗ...
- Tái hiện kiến thức.
- Thực hiện theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Trả lời dựa vào thực tế.
 Dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.
 - Sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
Hoạt động theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
* Dựa vào trạng thái người ta chia nhiên liệu làm 3 loại:
1. Nhiên liệu rắn: 
Gồm than mỏ, than gầy, than mỡ và than non, than bùn, gỗ,v.v
2. Nhiên liệu lỏng: 
Dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ để đun nấu và thấp sáng.
3. Nhiên liệu khí:
Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? 10p
* Múc đích: Giúp học sinh biết được muốn sử dụng nhiên liệu có hiệu quả chúng ta cần phải làm gì.
* Nội dung: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải thổi không khí vào trong một số lò VD: bếp than...
+ Từ nhận xét trên em hãy rút ra kết luận chung: 
Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? (HS- K-G)
* Kết luận: Học sinh hiểu được khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ lãng phí, làm ô nhiễm môi trường.
- Trả lời các câu hỏi:
- Cung cấp thêm oxi cho quá trình cháy.
- Để tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
- HS rút ra kết luận.
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
1.Cung cấp đủ ô xi (không khí) cho quá trình cháy 2.Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí (ô xi ) 
3. Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Giúp học sinh biết được nhiên liệu là gì. 
- Nội dung: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi 1, 2, SGK/ 132; HS học bài và làm bài tập 3,4 SGK/ 132 ; Xem trước bài luyện tập chương 4.
- Kết luận: Học sinh hiểu được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 3p
Kiểm tra: Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả phải làm như thế nào?
 - Đánh giá giờ học: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
IV. Rút kinh nghiệm.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tổ trưởng ký duyệt tuần 26
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc